Top 10 Sự thật thú vị về đất nước Đan Mạch

Marco Dino 2688 0 Báo lỗi

Đan Mạch, một quốc gia quân chủ lập hiến với thể chế đại nghị. Đan Mạch có một chính phủ cấp quốc gia và chính quyền địa phương ở 98 khu tự quản. Đan Mạch là ... xem thêm...

  1. Tại thủ đô xinh đẹp Copenhagen, Đan Mạch, số chiếc xe đạp còn nhiều hơn dân số ở đây. Dân ở đây đều khá giả, thu nhập của họ thừa điều kiện đi ô tô nhưng niềm đam mê với những chiếc xe đạp thì đối với họ nó vẫn là lựa chọn số một. Hiện tại, hầu hết mỗi người trong số hơn một triệu cư dân của Copenhagen có sở hữu xe đạp. Khoảng 375 km đường dành cho xe đạp đã được trải dài trong thành phố. Người dân Đan Mạch thừa nhận rằng giao thông vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, khi nhiều người dân vẫn sở hữu xe hơi và xe tải vẫn được các công ty sử dụng để giao hàng.


    Nhờ các biện pháp ứng phó biến đổi khí hậu được thực hiện trong năm 2017, Copenhagen chỉ phát thải khoảng 1,37 triệu tấn khí CO2, thấp hơn 40% so năm 2005. Chính quyền Copenhagen tiến hành nhiều biện pháp nhằm giảm đáng kể lượng phát thải các chất độc hại, trong đó có việc chuyển đổi Công ty năng lượng HOFOR thành công ty năng lượng gió. Lãnh đạo HOFOR cho biết, đến năm 2025, có 360 turbine gió sẽ được xây dựng trong thành phố. Cũng trong tương lai gần, công ty có kế hoạch thay thế các nhà máy nhiệt điện than bằng các cơ sở sản xuất điện sử dụng viên nén gỗ làm nhiên liệu sinh học.

    Thủ đô xe đạp của Đan Mạch
    Thủ đô xe đạp của Đan Mạch
    Thủ đô xe đạp của Đan Mạch
    Thủ đô xe đạp của Đan Mạch

  2. Đan Mạch cùng New Zealand là hai đất nước ít tham nhũng nhất thế giới theo tổ chức Corruptions Perception Index ghi nhận. Trẻ em ở đây từ nhỏ đã được dạy rằng không được chạm vào những thứ không phải của mình và tuyệt đối tôn trọng pháp luật. Với Đan Mạch, không có trường hợp ngoại lệ. Từ năm 1660, quốc vương Frederik III đã ban hành sắc lệnh nghiêm trị các quan chức phạm tội tham nhũng, nhận hay đưa hối lộ, gian lận, làm giả chứng từ. Sự kiên quyết của nhà vua đã làm giảm được tình trạng tham nhũng trong quản lý và sau một thời gian áp dụng thì trở thành khuôn khổ cho cả vương quốc (Vương quốc Đan Mạch - Na Uy, từ năm 1524 - 1814 bao gồm Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển).

    Cái hay là người dân Đan Mạch đã biết phát huy truyền thống này. Trẻ em từ khi biết nói đã được người lớn dạy là không được chạm vào bất cứ thứ gì không phải của mình và tôn trọng pháp luật. Tại các vùng ngoại ô, nông thôn, người ta vẫn có thói quen đặt những sạp hàng bên đường hay trước cổng, bày bán trái cây, hoa tươi, mật ong... mà không cần người trông coi. Đối với công chúng cũng như báo chí Đan Mạch thì sự minh bạch không có ngoại lệ. Điển hình như nữ hoàng Margrethe đệ nhị, tuy được đại đa số thần dân tôn kính nhưng báo chí vẫn “soi” rất kỹ các khoản chi tiêu của bà và các thành viên hoàng gia.

    Đan Mạch nói không với tham nhũng
    Đan Mạch nói không với tham nhũng
    Đan Mạch nói không với tham nhũng
    Đan Mạch nói không với tham nhũng
  3. Tại Đan Mạch, chọn tên cho trẻ là một việc làm nghiêm túc, theo luật định và cần phải được Bộ Các vấn đề giáo hội cùng Bộ Các vấn đề gia đình và tiêu dùng thông qua. Đạo luật Tên riêng được soạn thảo nhằm bảo vệ những đứa trẻ ngây thơ ở Đan Mạch - đối tượng không đáng bị đem ra để bông đùa hay nhạo báng. Đan Mạch, giống như các nước Scandinavia khác, không thích sự độc đáo hay khác biệt. Trong khi các nước Bắc Âu khác cũng có những đạo luật tương tự, thì quy định của Đan Mạch là chặt chẽ nhất, đến mức Bộ Tư pháp nước này đang đề xuất nới lỏng bộ luật. Dự kiến, các đề xuất thay đổi sẽ được mang ra bàn thảo tại Quốc hội trong tháng 11 tới. "Chính phủ, từ góc nhìn lịch sử, cảm thấy có trách nhiệm với công dân của mình", Rasmus Larsen, cố vấn chính của Bộ Các vấn đề giáo hội, nói. "Họ không muốn thấy người dân bị kẹt trong vấn đề mà không thể tự vệ".


    Những bậc cha mẹ sắp có con có thể chọn một tên được thông qua trước từ danh sách gồm 7.000 tên, hầu hết là kiểu Anh và Tây Âu, mà chính phủ đưa ra - gồm 3.000 tên con trai và 4.000 tên con gái. Một số tên theo tộc người và tôn giáo, như Ali và Hassan, cũng vừa được bổ sung. Tuy nhiên, những người không muốn chọn tên từ danh sách chính thức này phải được nhà thờ địa phương, nơi đăng ký tên cho trẻ sơ sinh, cho phép. Đơn xin chấp nhận tên phải được Ban Điều tra tên ĐH Copenhagen xem xét. Cơ quan có quyền chấp thuận hay bác bỏ cuối cùng là Bộ Các vấn đề giáo hội. Quy định này được áp dụng nếu một trong hai cha mẹ là người Đan Mạch.

    Tại Đan Mạch, chọn tên cho trẻ là một việc làm nghiêm túc
    Tại Đan Mạch, chọn tên cho trẻ là một việc làm nghiêm túc
    Những bậc cha mẹ sắp có con có thể chọn một tên được thông qua trước từ danh sách gồm 7.000 tên
    Những bậc cha mẹ sắp có con có thể chọn một tên được thông qua trước từ danh sách gồm 7.000 tên
  4. Quốc kỳ lâu đời nhất được liên tục sử dụng cho đến ngày nay là của Đan Mạch. Theo kỷ lục thế giới Guinness, thiết kế một cây thánh giá Scandinavia trên nền đỏ đã được thông qua năm 1625. Tuy nhiên, các vị vua Đan Mạch được xác nhận từng sử dụng lá cờ đỏ chữ thập trắng từ thế kỷ 14. Một truyền thuyết liên quan đến lịch sử quốc gia cho rằng lá cờ có nguồn gốc từ trận Lyndanisse năm 1219.


    Quốc kỳ chính thức của Đan Mạch đã được thiết kế và đưa vào sử dụng vào năm 1219. Không một đất nước hiện đại nào sử dụng một Quốc kỳ lâu đến thế. Mặc dù Đan Mạch không bao giờ là một phần của Đế quốc La Mã, nhưng thiết kế tương tự được Đế quốc sử dụng để đại diện cho các tỉnh, bởi cây thánh giá màu trắng là biểu trưng của Cơ đốc giáo. Về sau, các nước Bắc Âu như Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Iceland cũng sử dụng thiết kế này trên quốc kỳ của mình.

    Quốc kỳ Đan Mạch
    Quốc kỳ Đan Mạch
    Quốc kỳ lâu đời nhất được liên tục sử dụng cho đến ngày nay là của Đan Mạch
    Quốc kỳ lâu đời nhất được liên tục sử dụng cho đến ngày nay là của Đan Mạch
  5. Loài người sống ở Đan Mạch từ khoảng 12,500 năm trước Công nguyên và nông nghiệp có ở đây vào khoảng những năm 3,900 trước Công nguyên. Đây là quê hương của những người Viking nổi tiếng. Lịch sử của Đan Mạch với tư cách là một vương quốc thống nhất bắt đầu từ thế kỷ thứ 8, nhưng các tài liệu lịch sử mô tả khu vực địa lý và người dân sống ở đó cách biệt Danes đầu năm 500 sau Công nguyên. Những tài liệu ban đầu này bao gồm các tác phẩm của Jordan và Procopius. Với sự Kitô giáo hóa người Đan Mạch khoảng năm 960 sau Công nguyên, rõ ràng đã tồn tại một vương quyền.


    Nữ hoàng Margrethe II có thể có tổ tiên của mình là các vị vua Viking Gorm the Old và Harald Bluetooth từ thời điểm này, do đó làm cho Quân chủ Đan Mạch trở thành nền quân chủ lâu đời nhất ở châu Âu. Khu vực hiện được gọi là Đan Mạch có một thời tiền sử phong phú, đã được một số nền văn hóa và người tiền sử cư trú trong khoảng 12.000 năm, kể từ khi kết thúc kỷ băng hà cuối cùng. Lịch sử của Đan Mạch đặc biệt bị ảnh hưởng bởi vị trí địa lý giữa biển Bắc và biển Baltic, một vị trí quan trọng về mặt chiến lược và kinh tế giữa Thụy Điển và Đức, là trung tâm của các cuộc đấu tranh lẫn nhau để kiểm soát Biển Baltic (dominium maris baltici). Đan Mạch có thời gian dài tranh chấp với Thụy Điển về quyền kiểm soát của Skånelandene và với Đức về quyền kiểm soát của Schleswig (một thái ấp thuộc Đan Mạch) và Holstein (một thái ấp Đức).

    Đan Mạch có lịch sử lâu đời
    Đan Mạch có lịch sử lâu đời
    Đan Mạch có lịch sử lâu đời
    Đan Mạch có lịch sử lâu đời
  6. Theo Tổ chức World Atlas, đảo Hans nằm ở giữa eo biển Nares (rộng khoảng 35km) - là điểm phân tách đảo Greenland, một vùng lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, với Canada. Chiếu theo luật pháp quốc tế, tất cả các nước đều có tuyên bố chủ quyền 12 hải lý. Trong trường hợp này, đảo Hans thuộc vùng lãnh hải của cả Đan Mạch và Canada.


    Canada và Đan Mạch đã từng tranh chấp một hòn đảo không người. Hòn đảo Hans này còn chưa rộng chưa đến 1 km vuông. Hai bên đã tranh chấp một cách nhẹ nhàng và người ta gọi đây là "cuộc chiến rượu Whiskey". Họ để lại những chai rượu và cắm cờ trên đảo. Và cứ thế hai bên ném những chai rượu và cờ của nước bạn đi và thay bằng cờ, rượu của nước mình.

    Canada và Đan Mạch đã từng tranh chấp một hòn đảo không người
    Canada và Đan Mạch đã từng tranh chấp một hòn đảo không người
    Đảo không người - Đảo Hans
    Đảo không người - Đảo Hans
  7. Top 7

    Iceland

    Đọc đến mục này chắc các bạn đang muốn nói: " Ê, lạc đề rồi!". Nhưng sự thực là Iceland không thuộc Vương Quốc Anh như một vài người thường nghĩ, Iceland cắt đứt quan hệ với Đan Mạch và trở thành một nước Cộng hòa độc lập vào năm 1944. Iceland vẫn là một phần của Đan Mạch, nhưng để phù hợp với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc quanh châu Âu vào thế kỷ XIX, một phong trào độc lập đã xuất hiện. Althing, đã bị đình chỉ vào năm 1799, được khôi phục vào năm 1844 và Iceland đã giành được chủ quyền sau Thế chiến I, trở thành Vương quốc Iceland vào ngày 1 tháng 12 năm 1918. Tuy nhiên, Iceland đã chia sẻ chế độ quân chủ Đan Mạch cho đến Thế chiến II. Mặc dù Iceland là trung lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Vương quốc Anh đã xâm chiếm và chiếm đóng một cách hòa bình vào năm 1940 để ngăn cản sự chiếm đóng của Đức Quốc xã, sau khi Đan Mạch bị Wehrmacht tràn ngập.


    Do vị trí chiến lược của hòn đảo này ở Bắc Đại Tây Dương, quân Đồng minh đã chiếm đảo cho đến khi kết thúc chiến tranh, Hoa Kỳ tiếp quản nhiệm vụ chiếm đóng từ Anh vào năm 1941. Năm 1944, Iceland cắt đứt quan hệ còn lại với Đan Mạch (khi đó vẫn còn dưới sự chiếm đóng của Đức Quốc xã) và tuyên bố là một nước cộng hòa. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Iceland là thành viên sáng lập của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương và gia nhập Liên Hợp Quốc một năm sau khi tổ chức này thành lập. Nền kinh tế của nó tăng trưởng nhanh chóng chủ yếu thông qua đánh bắt cá, mặc dù điều này đã bị hủy hoại bởi các tranh chấp với các quốc gia khác.

    Iceland là một phần của Đan Mạch
    Iceland là một phần của Đan Mạch
    Đất nước Đan Mạch
    Đất nước Đan Mạch
  8. Chế độ quân chủ của Đan Mạch là một chế độ chính trị đang hiện hành theo Hiến pháp và có hệ thống tổ chức ở Vương quốc Đan Mạch. Lãnh thổ của Đan Mạch hiện nay không chỉ bao gồm chính quốc (tức Đan Mạch), mà còn thêm các khu tự trị như Greenland và Quần đảo Faroe. Chế độ quân chủ hiện tại của Đan Mạch được đại diện bởi Nữ hoàng Margrethe II, người kế thừa ngôi vua Đan Mạch hợp pháp sau khi vua cha Frederik IX băng hà ngày 14 tháng 1 năm 1972. Theo truyền thống, tên "ngai vua" (regnal names) ở Đan Mạch được cấu trúc theo cố định là tên niên hiệu vua + tôn giáo (cụ thể là "Ki-tô giáo"). Nữ hoàng cai trị hiện nay ở nước này là một tín đồ Thiên Chúa (hay Ki-tô hữu), người kế thừa trong tương lại sẽ là Thái tử Frederik.


    Chế độ quân chủ Đan Mạch hoạt động chủ yếu theo Hiến pháp, trong đó vua được gọi là "Konge" (quốc vương). Vua sẽ thực hiện các công việc về nghi lễ, ngoại giao và các việc khác, còn các việc quan trọng liên quan đến điều hành quốc gia sẽ do Thủ tướng Đan Mạch đảm nhiệm, vua giữ vai trò cố vấn và bị giới hạn một số quyền nhất định. Các quốc vương Đan Mạch không tham gia đảng phái nào, nhưng có quyền quyết định bổ nhiệm Thủ tướng và nội các mới. Chế độ quân chủ của Đan Mạch đã hơn 1000 năm tuổi, khiến nó trở thành chế độ quân chủ lâu đời nhất ở châu Âu và vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay.

    Chế độ quân chủ của Đan Mạch
    Chế độ quân chủ của Đan Mạch
    Đất nước Đan Mạch
    Đất nước Đan Mạch
  9. Bluetooth là hàm răng xanh đúng không? Ồ, không. Bluetooth được đặt tên theo vị vua thứ hai của Đan Mạch, vua Harald Bluetooth. Mà vua chắc không nhuộm răng màu xanh đâu nhỉ! Thực ra vị vua Viking này rất có tài giao tiếp và thương lượng, ông đã thành công trong việc thống nhất Đan Mạch và Na Uy trong lịch sử. Nhờ tài này mà người ta quyết định lấy tên ông đặt cho công nghệ không dây Bluetooth.


    Harald "Bluetooth" Gormsson là một vị vua Đan Mạch và Na Uy. Ông là con trai của vua Gorm the Old và của Thyra Dannebod. Ông qua đời năm 985 hay 986 đã làm vua Đan Mạch từ khoảng 958 và vua của Na Uy trong một vài năm, có lẽ khoảng 970. Trong suốt thời kỳ trị vì của ông, Harald giám sát việc xây dựng bia đá Jelling và nhiều công trình công cộng khác. Nổi tiếng nhất trong số đó là việc củng cố pháo đài Aros (nay là Aarhus, thủ phủ của Jutland) nằm ở vị trí trung tâm trong vương quốc của ông vào năm 979.

    Biểu tượng
    Biểu tượng "Bluetooth"
    Harald
    Harald "Bluetooth" Gormsson là một vị vua Đan Mạch và Na Uy (Ảnh minh họa)
  10. Bạn cảm thấy thất vọng, chán nản muốn tìm nơi để thư giãn. Nếu vậy, Đan Mạch có thể trở thành điểm đến du lịch tiếp theo của bạn vì Báo cáo hạnh phúc Thế giới năm 2016 của LHQ xếp đất nước này là quốc gia hạnh phúc nhất trên thế giới. Quốc gia châu Âu này đã đứng đầu bảng xếp hạng hạnh phúc kể từ năm 2013 chất lượng cuộc sống mà Đan Mạch đã đạt được đã cho phép họ nắm giữ danh hiệu này sau năm năm (mặc dù thuế ở đây cao nhất trên thế giới). Có lẽ nếu bạn ở đó, bạn có thể cảm nhận được hạnh phúc nhiều hơn.


    Tuy nhiên, ở Đan Mạch có tục lệ rất vui dành riêng cho các bạn FA, đó là khi bạn đến 25 tuổi mà chưa lập gia đình thì sẽ được tặng bột quế rắc từ đầu đến chân trong dịp sinh nhật của mình. Còn khi đến tuổi 30 mà bạn vẫn “ế” thì bột quế sẽ được thay bằng bột ới “siêu cay” đấy nhé. Thật là phong tục thú vị quá phải không các bạn.

    Rắc bột quế lên đầu
    Rắc bột quế lên đầu
    Rắc bột quế lên đầu
    Rắc bột quế lên đầu



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy