Top 10 Tác giả thế hệ đầu của dòng tiểu tiểu thuyết Trung Quốc

Huyền YS 3826 0 Báo lỗi

Tiểu thuyết là dòng sách không còn xa lạ gì với giới trẻ. Những câu chuyện hư cấu nhưng mang nhiều ý nghĩa đã lay động biết bao trái tim độc giả. Tuy nhiên, ... xem thêm...

  1. Lê Quán Trung rất có tài văn chương, rất giỏi về từ khúc, câu đối, lại viết cả các loại kịch, nhưng nổi tiếng nhất là về tiểu thuyết. Ông là tác giả của cuốn tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa và còn có thuyết cho rằng: La Quán Trung cũng là một người tham gia soạn và chỉnh biên tác phẩm Thủy hử, đó là hai cuốn tiểu thuyết trong Tứ đại danh tác – bốn tác phẩm nổi tiếng nhất trong văn học cổ điển Trung Hoa.


    La Quán Trung xuất thân từ một gia đình quý tộc. Tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước; song lúc đó, triều đình nhà Nguyên đang suy tàn, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.


    Về tiểu thuyết thì ngoài Tam quốc diễn nghĩa, tương truyền có tất cả hơn 10 bộ, như nay ta biết còn có: Tùy Đường chí, Tản Đường ngũ đại sử diễn ca, Tam toại bình yêu truyện... (hiện nay những bản còn lưu truyền đã bị người đời sau sửa đổi, viết lại, không còn nguyên bản của ông nữa)

    Bức họa của La Quán Trung
    Bức họa của La Quán Trung
    Ông là người viết nên tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa nổi tiếng toàn thế giới
    Ông là người viết nên tiểu thuyết Tam Quốc Diễn Nghĩa nổi tiếng toàn thế giới

  2. Kim Dung là một trong những nhà văn có ảnh hưởng nhất trong nền văn học Trung Quốc hiện đại. Sự nổi tiếng của những tác phẩm do ông viết khiến ông được coi là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất lịch sử. Từ năm 1955 đến năm 1972, ông đã viết tổng cộng 14 cuốn tiểu thuyết và 1 truyện ngắn. Sự nổi tiếng của những bộ truyện đó khiến ông được xem là người viết tiểu thuyết võ hiệp thành công nhất lịch sử. 300 triệu bản in (chưa tính một lượng rất lớn những bản lậu) đã đến tay độc giả của Trung Hoa đại lục, Hồng Kông, Đài Loan, châu Á và đã được dịch ra các thú tiếng Việt, Hàn, Nhật, Anh, Pháp,...


    Năm 1972 sau khi viết cuốn tiểu thuyết cuối cùng, Kim Dung đă chính thức nghỉ hưu và dành những năm sau đó biên tập, chỉnh sửa các tác phẩm văn học của mình. Lần hoàn chỉnh đầu tiên là vào năm 1979. Lúc đó, các tiểu thuyết võ hiệp của ông đă được nhiều độc giả biết điến.Tác phẩm của ông đã được chuyển thể thành phim truyền hình, trò chơi điện tử.Tiểu thuyết Kim Dung giúp nhiều người mở ra cánh cửa thế giới kiếm hiệp, cảm thấy hư cấu nhưng trong đó có một số nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử chân thực.

    Tác giả Kim Dung là nhà văn có sức ảnh hưởng nhất Trung Quốc
    Tác giả Kim Dung là nhà văn có sức ảnh hưởng nhất Trung Quốc
    Các tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim
    Các tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim
  3. Thiết Ngưng - “Nhà văn mỹ nữ” đã trở thành vị Chủ tịch thứ 3 trong lịch sử 57 năm của Hội Nhà văn TQ sau Mao Thuẫn và Ba Kim. Năm 1979, Thiết Ngưng về làm biên tập viên tiểu thuyết tại tạp chí văn học “Hoa Sơn”. Năm 1982, bà in truyện ngắn “Ồ, Hương tuyết!”, tác phẩm này lập tức gây tiếng vang lớn. Năm 1984, Thiết Ngưng có truyện ngắn “Câu chuyện tháng Sáu” gây chú ý và được chuyển thể thành phim truyền hình.Năm 1985, tiểu thuyết “Chiếc áo màu đỏ không có cúc” được chuyển thể thành bộ phim nhựa “Thiếu nữ áo đỏ”. Bộ phim này đã giành giải Phim truyện hay nhất trong năm của cả giải Trăm Hoa lẫn Gà Vàng.


    Thiết Ngưng
    viết khá nhiều tiểu thuyết, tiêu biểu nhất có “Đại dục nữ” (Những người đàn bà tắm), “Vĩnh viễn có bao xa”, “Đêm thứ Mười hai”… Một số tác phẩm của bà đã được dịch ra các thứ tiếng: Anh, Pháp, Đức, Nhật, Nga, Tây Ban Nha, áo, Đan Mạch, Nauy, Việt Nam... Các tác phẩm thời kỳ mới sáng tác của Thiết Ngưng phần lớn miêu tả chuyện và con người của tầng lớp bình dân, bà tập trung miêu tả thế giới nội tâm của nhân vật, qua đó phản ánh họ chạy theo lý tưởng, mâu thuẫn và đau khổ, ngôn ngữ uyển chuyển, mới mẻ.

    Một trong các tiểu thuyết nổi tiếng của Thiết Ngưng
    Một trong các tiểu thuyết nổi tiếng của Thiết Ngưng
    Tác phẩm chơi vơi trời chiều của Thiết Ngưng
    Tác phẩm chơi vơi trời chiều của Thiết Ngưng
  4. Quỳnh Dao được xem là tác giả đi đầu của dòng sách ngôn tình, bà nổi tiếng với những cuốn tiểu thuyết viết về tình yêu đôi lứa ngọt ngào nhưng cũng phản ánh rõ nét hiện thực xã hội tàn khốc. Với văn phong nhẹ nhàng, sâu lắng, dễ tiếp thu đối với người đọc. Đầu năm 1960, các tác phẩm của bà được dịch ra và xuất bản rộng rãi, đưa trào lưu ngôn tình du nhập vào Việt Nam. Các cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Quỳnh Dao như: Không phải hoa cũng chẳng phải sương, Hoàn Châu cách cách, Hư ảo một cuộc tình, Hãy hiểu tình em...


    Quỳnh Dao sinh ra và lớn lên trong một gia đình cơ bản, nề nếp. Năm 11 tuổi, bà di cư đến Đài Loan cùng cả gia đình. Có bố là giảng viên trường đại học, mẹ học rộng tài cao, xuất thân danh môn quý tộc nên Quỳnh Dao từ nhỏ đã đọc rất nhiều sách và đặc biệt yêu thích văn chương. Chất văn chương đã tác động nhiều tới tâm hồn và trái tim người thiếu nữ trẻ. Trong những năm tháng học cao trung, Quỳnh Dao được bạn bè trong lớp gọi bằng biệt danh "Lâm Đại Ngọc" (Nhân vật chính trong danh tác "Hồng Lâu Mộng") bởi vẻ ngoài luôn u sầu buồn bã, tâm tình treo mây treo gió.

    Tác giả Quỳnh Dao
    Tác giả Quỳnh Dao
    Hoàng Châu Cách Cách là tiẻu thuyết được chuyển thể thành phim của tác giả Quỳnh Giao
    Hoàng Châu Cách Cách là tiẻu thuyết được chuyển thể thành phim của tác giả Quỳnh Giao
  5. Khi Mạc Ngôn được xướng tên với giải Nobel văn học danh giá, nhiều độc giả Việt Nam - những ai đã đọc Mạc Ngôn đều cảm thấy nức lòng. Ở Việt Nam, Mạc Ngôn đã từng làm nên cơn sốt sách. Cách đây chừng 10 năm, độc giả Việt "săn lùng" Mạc Ngôn, sưu tầm Mạc Ngôn với những cuốn sách gây ám ảnh như Đàn hương hình, Cây tỏi nổi giận, Rừng xanh lá đỏ, Báu vật của đời, Cao lương đỏ... Ở Mạc Ngôn - người đọc nhìn thấy dũng khí của một cây viết vừa mãnh liệt vừa tưng tửng, vừa cay đắng vừa hài hước, vừa đả kích vừa xót xa. Người đọc thấy những hiện trạng xã hội tan nát, bê bối, bi thảm của thời cuộc, của xã hội Trung Quốc phơi bày trong văn chương của Mạc Ngôn, nhưng đằng sau mỗi con chữ hiện thực tả chân ấy là cả một nỗi xót xa, cay đắng.


    “Cao lương đỏ” (1987) là tác phẩm đưa tên tuổi của Mạc Ngôn đến với văn đàn thế giới khi tác phẩm được đạo diễn Trương Nghệ Mưu chuyển thể thành phim điện ảnh và sau đó phim đã giành được giải Cành cọ vàng tại Liên hoan phim Cannes năm 1994. “Cao lương đỏ” đưa độc giả trở về thập niên 1920-1930, trên mảnh đất quê hương của chính tác giả - mảnh đất Cao Mật của tỉnh Sơn Đông. Những nhân vật trong truyện hiện ra đầy cá tính, khí phách, sống ngang tàng, lạc quan như những ngọn cao lương thẳng tắp vút lên trên bầu trời Cao Mật.

    Tác phẩm Báu Vật Của Đời của tác giả Mạc Ngôn
    Tác phẩm Báu Vật Của Đời của tác giả Mạc Ngôn
    Tiểu thuyết gia Mạc Ngôn có đóng góp lớn cho văn học Trung Quốc
    Tiểu thuyết gia Mạc Ngôn có đóng góp lớn cho văn học Trung Quốc
  6. Bồ Tùng Linh, tự là Liêu Tiên và Kiếm Thần, cũng có người gọi ông là Liễu Tuyền cư sĩ, là một văn sĩ người Trung Hoa dưới triều đại nhà Thanh. Ông được biết đến nhiều với tác phẩm Liêu trai chí dị. Bồ Tùng Linh sinh ra trong một gia đình tiểu thương nghèo ở huyện Truy Xuyên. Ông có thể có tổ tiên là người Mông Cổ. Năm 19 tuổi ông đỗ tú tài trong khoa thi nhưng phải mãi đến năm 71 tuổi ông mới đỗ cống sinh. Ông dành hầu hết thời gian trong việc dạy học tư và sưu tầm những câu chuyện mà sau này được viết trong tác phẩm Liêu trai chí dị.


    Bồ Tùng Linh có các sáng tác trong cả thơ tiểu thuyết và truyện ngắn. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là bộ truyện ngắn Liêu trai chí dị tập hợp 448 truyện ngắn khác nhau về những truyện kỳ quái mà ông sưu tập được. Đây cũng được coi là một đỉnh cao trong thể loại truyện ngắn cổ điển Trung Quốc.

    Bồ Tùng Linh
    Bồ Tùng Linh
    Liêu Trai chí dị
    Liêu Trai chí dị
  7. Ngô Thừa Ân hiệu là Xạ Dương sơn nhân, tự Nhữ Trung, là một tiểu thuyết gia, nhà văn, nhà thơ người Trung Quốc sống dưới thời nhà Minh.Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề buôn bán nhỏ, nhưng lại có thú tàng trữ sách. Ông nội và cha ông đều là quan viên qua các kỳ thi cử. Ông theo học tại trường Nam Kinh Thái Học trong vòng hơn 10 năm. Tương truyền, từ nhỏ Ngô Thừa Ân đã rất say mê với những câu chuyện thần tiên và yêu quái. Mặc dù bị cha cấm nhưng ông đã từng trốn cha để mang sách ra chợ đọc. Lớn lên, Ngô Thừa Ân tỏ ra là một người có tính tình khẳng khái, những câu nói của ông đã thể hiện được phần nào tính cách của ông.


    Tác phẩm nổi tiếng nhất của Ngô Thừa Ân phải kể đến tiểu thuyết Tây Du Ký, là tác phẩm ông sáng tác khi đã ngoài 70 tuổi. Cuốn tiểu thuyết này được rất nhiều thế hệ người dân Trung Quốc yêu thích. Và bộ phim này cũng được nhiều khán giả ở các quốc gia Châu Á yêu thích, trong đó có Việt Nam.

    Ngô Thừa Ân
    Ngô Thừa Ân
    Tây Du Ký
    Tây Du Ký
  8. Tào Tuyết Cần, tên thật là Tào Triêm, tự là Mộng Nguyễn, hiệu là Tuyết Cần, Cần Phố, Cần Khê, là một tiểu thuyết gia người Trung Quốc, tác giả của cuốn tiểu thuyết Hồng lâu mộng, một trong tứ đại danh tác của văn học cổ điển Trung Quốc. Tào Tuyết Cần sinh ra và lớn lên khi gia đình nhà họ Tào đã sa sút, gia đình ông sống rất nghèo khổ ở ngoại ô Bắc Kinh, nơi ông sống là Hổ môn (tức nhà Tông học của triều Thanh), ở đây ông đã kết bạn với Trương Nghi Tuyền và hai anh em Đôn Mẫn, Đôn Thành, coi họ như tri âm tri kỷ.


    Hồng Lâu Mộng có thể được xem là toàn bộ những hồi ức đau thương của công tử Tào Tuyết Cần về những ngày vẻ vang và những ngày suy tàn của gia đình mình, của giai cấp mình. Tuy nhiên, vượt lên khỏi những hồi ức đó, Thạch Đầu Ký là tác phẩm với cái nhìn rất khách quan về bản chất ăn chơi, hưởng thụ của giai cấp quan lại quý tộc, đặc biệt là quan lại quý tộc triều Thanh và sự suy tàn của giai cấp ấy. Nói cách khác, khi xây dựng tác phẩm chương hồi này, Tào Tuyết Cần vừa đứng trên vị thế chủ quan của một người trong cuộc, vừa đứng ở vị thế khách quan của một chứng nhân.


    Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần
    Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần
    Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần
    Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần
  9. Thi Nại Am theo đa số ghi chép của sử liệu sinh năm 1296 mất 1370, là nhà viết tiểu thuyết lừng danh Trung Quốc, cuối đời Nguyên đầu nhà Minh. Ông quê ở Cô Tô, Tô Châu sau dời đến Hưng Hóa, cũng thuộc tỉnh Giang Tô. Chính tại nơi này, Thi Nại Am đã sáng tác “Thủy Hử” - tác phẩm được coi là “sử thi đỉnh cao của văn xuôi tự sự cổ điển Trung Quốc”.


    Thi Nại Am sớm trở thành danh sư trong vùng. Học trò lũ lượt kéo đến xin thụ giáo. Trong đám đệ tử của họ Thi, khoảng năm 1344, có cậu thiếu niên 14 tuổi con một thương nhân gốc Thái Nguyên (Sơn Tây) đến tầm sư học đạo và sau này trở thành một nhà văn kiệt xuất. Chính là La Quán Trung (1330-1400), tác giả của tiểu thuyết “Tam Quốc Diễn Nghĩa”.

    Thi Nại Am
    Thi Nại Am
    Thủy Hử
    Thủy Hử
  10. Lỗ Tấn là bút hiệu của một văn sĩ Trung Hoa. Ông là một trí thức cánh tả nổi tiếng có ảnh hưởng lớn đến văn học Trung Quốc đương thời cũng như sau này. Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân. Ông sinh vào tháng 9 năm 1881 tại phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Đỉnh cao sự nghiệp văn học của Lỗ Tấn là khi ông phát hiện ra được chân lý của xã hội đương thời đó là chính sự ngu dốt lạc hậu của người dân đã ăn mòn sự sống của đất nước này.

    Những tác phẩm của Lỗ Tấn thường nói về những nghịch lý ghê sợ của dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. Đó là một không gian u mê tăm tối giống như thời cổ đại. Quan hệ giữa con người với con người là quan hệ ăn thịt nhau. Chú vì lợi ích trước mắt mà bán cháu lấy tiền thưởng, người làng vì ngu muội mà uống cả máu nhau.

    Lỗ Tấn
    Lỗ Tấn
    Lỗ Tấn
    Lỗ Tấn



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy