Top 10 Tác hại của đường đối với sức khỏe khi lạm dụng quá mức

Nhuận Hạnh 733 0 Báo lỗi

Từ lâu, đường được biết đến như một gia vị không thể thiếu trong món ăn hàng ngày. Tuy nhiên, lạm dụng đường quá mức lại là nguyên nhân gây ra những căn bệnh ... xem thêm...

  1. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra rằng đường và các sản phẩm thay thế của nó mới chính là thủ phạm thực sự gây béo phì, theo Health Notes. Điều đặc biệt đáng lo ngại là chất làm ngọt hàm lượng fructose cao - từ bột bắp, được sử dụng thay thế cho đường thông thường trong đồ uống và bánh kẹo. Mỹ là nước đầu tiên gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng béo phì và ước tính rằng người Mỹ tiêu thụ trung bình 15% lượng calo hằng ngày qua chất làm ngọt làm từ bột bắp này. Trong khi đó, có bằng chứng cho thấy chất làm ngọt với hàm lượng fructose cao có thể phá rối quá trình trao đổi chất, và do đó góp phần phát triển hội chứng chuyển hóa, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch. Những bệnh này đi đôi với béo phì.


    Những người ăn tiêu thụ quá nhiều đường mỗi ngày sẽ đối mặt với nguy cơ thừa cân cao hơn với người bình thường. Nguyên nhân là do hàm lượng glucemic trong đường khá cao, tác động đến việc chuyển hóa năng lượng trong cơ thể gây béo phì. Đường gồm có glucose và fructose... nhưng fructose là đường nhân tạo chỉ chuyển hóa ở trong gan, vậy nên khi ở các bộ phận khác nó trở nên thừa thãi, khiến bạn đối mặt với nguy cơ tăng cân mất kiểm soát. Mỗi ngày, hãy ăn vừa đủ 37,5 gam đường đối với nam giới và 25 gam đường đối với nữ giảm để đảm bảo thân hình cân đối, khỏe mạnh.

    Ăn nhiều đường có thể gây béo phì
    Ăn nhiều đường có thể gây béo phì
    Ăn nhiều đường có thể gây béo phì
    Ăn nhiều đường có thể gây béo phì

  2. Theo một nghiên cứu của Mỹ, những người có thói quen ăn nhiều bánh kẹo, nước ngọt sẽ tăng cholesterol trong máu nhiều hơn bình thường. Đây là một trong những nguyên dẫn đến bệnh tim mạch. Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm có đường sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng cao do tiêu thụ không kịp thời, khiến bạn đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không phải cứ ăn nhiều đường là sẽ bị bệnh này, sở dĩ bệnh nhân bị trục trặc về chỉ số đường huyết là do cơ thể không sử dụng được đường glucose để tạo năng lượng, các yếu tố như di truyền, béo phì... cùng tác động một phần.


    Mặc dù chúng ta biết rằng đường không trực tiếp gây ra bệnh tiểu đường type 2, nhưng bạn có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường nếu bạn ăn nhiều đường và các thực phẩm có chứa nhiều đường do sẽ dẫn tới thừa cân. Vì vậy, bạn có thể thấy nếu ăn quá nhiều đường làm bạn tăng cân, thì bạn đang tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Nhưng bệnh tiểu đường type 2 rất phức tạp và đường không phải là lý do duy nhất khiến bệnh này phát triển mà nó là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau như lối sống, chế độ dinh dưỡng và luyện tập. ngoài ra, đồ uống có đường như nước ngọt đóng chai có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 và nhưng lại không làm tăng cân.

    Đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch
    Đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch
    Đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch
    Đối mặt với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch
  3. Một phần lượng đường bạn hấp thụ sau khi vào trong máu cũng trở thành protein. Những phân tử mới này góp phần làm mất đi tính đàn hồi của các mô đang bị lão hoá, từ da cho đến các bộ phận và động mạch. Càng nhiều lượng đường lưu thông trong máu thì càng đẩy nhanh quá trình lão hoá. Các collagen và sợi elastin trong da bị ảnh hưởng rất nhiều từ lượng đường trong máu. Theo đó khi lượng đường tăng, sẽ tác động lên làn da bằng cách phá vỡ collagen, khiến bạn lão hóa nhanh hơn. Điều này xảy ra thông qua một quá trình gọi là "glycation". Tức là khi glucose gắn vào các protein trong cơ thể, bao gồm cả collagen và elastin (là các protein có trách nhiệm giữ cho làn da mịn màng), quá trình này làm cho các protein khó phục hồi, dẫn đến các nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa.


    Sau khi ăn các thực phẩm chứa nhiều đường, sau khi vào trong máu lượng đường đó sẽ phần nào được chuyển hóa thành protein. Các phân tử này thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa của các mô, da, cho đến các bộ phận và động mạch. Đây là lí do khiến bạn già đi nhanh chóng khi ăn quá nhiều đường. Ở Nhật Bản, những người ăn theo phương pháp thực dưỡng Osawa coi đường như một yếu tố khiến sức khỏe sau sút trầm trọng nếu ăn quá nhiều, do đó các bữa ăn của họ rất hạn chế đồ ngọt, kể cả những loại trái cây như táo, lê...

    Lão hóa da
    Lão hóa da
    Lão hóa da
    Lão hóa da
  4. Những người ăn nhiều đường thì khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu rất thấp, đặc biệt là vitamin A, C, B12, canxi, phốtpho, magiê và sắt... Từ đó gây ra ảnh hưởng không tốt đến chức năng miễn dịch của cơ thể, tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, béo phì và tiểu đường gây nên các bệnh ung thư.


    Một vài nghiên cứu thử nghiệm trên chuột bạch cho thấy, những con được cho ăn quá nhiều đường sẽ mất dần sức đề kháng và dễ mắc bệnh tật hơn so với những con bình thường. ở người cũng vậy, lạm dụng đường làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, những căn bệnh như cảm cúm, cảm lạnh... sẽ có cơ hội tấn công bạn nhiều hơn. Mỗi ngày, chỉ cần uống một lon nước ngọt 300ml cũng đủ khiến cho hệ bạch cầu không đủ khả năng miễn dịch trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

    Cản trở chức năng miễn dịch
    Cản trở chức năng miễn dịch
    Cản trở chức năng miễn dịch
    Cản trở chức năng miễn dịch
  5. Điều này không còn quá xa lạ. Thường những trẻ em ăn nhiều bánh kẹo ngọt vào buổi tối những lười vệ sinh răng miệng trước khi ngủ rất dễ bị sâu răng. Ăn thức ăn có hàm lượng đường cao sẽ gây ra sâu răng và phá hủy răng. Nguyên nhân là do đường thu hút vi khuẩn xấu và làm giảm độ pH trong miệng, trong khi đó có nhiều loại vi khuẩn khác nhau sống trong miệng. Một số có lợi cho sức khỏe răng miệng nhưng một số khác lại có hại. Các vi khuẩn có hại như Streptococcus mutans và Streptococcus sorbrinus nếu gặp đường sẽ hình thành mảng bám răng và tạo ra axit trong miệng làm giảm độ pH. Khi độ pH của mảng bám giảm xuống dưới mức bình thường, hoặc thấp hơn 5,5, các axit bắt đầu hòa tan các khoáng chất và phá hủy men răng. Quá trình này gọi là quá trình khử khoáng. Trong quá trình này, các lỗ nhỏ hoặc vết ăn mòn sẽ hình thành.


    Theo thời gian, chúng sẽ trở nên lớn hơn, cho đến khi một lỗ hoặc hốc lớn trên răng xuất hiện. Tuy nhiên, nước bọt sẽ thực hiện quá trình tái khoáng liên tục. Các khoáng chất trong nước bọt như canxi và photphat, cùng với florua từ kem đánh răng và nước sẽ thay thế các khoáng chất bị mất giúp men răng phục hồi. Nhưng nếu các cuộc tấn công axit cứ lặp đi lặp lại sẽ làm mất khoáng chất ngày càng nhiều. Lâu dần, men răng bị phá huỷ và yếu đi dẫn đến hình thành sâu răng. Các dấu hiệu của sâu răng bao gồm đau răng, đau khi nhai và nhạy cảm với đồ ăn thức uống chua, ngọt, nóng hoặc lạnh. Đó là cơ chế của việc ăn đường gây sâu răng. Tốt nhất, nên hạn chế ăn đường và một ngày nên đánh răng hai lần vào sáng và tối, nhớ phải vệ sinh kĩ ở những khe răng, chân răng để vi khuẩn không có điều kiện thâm nhập.

    Gây sâu răng
    Gây sâu răng
    Ăn nhiều đường gây sâu răng
    Ăn nhiều đường gây sâu răng
  6. Nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra mối liên hệ giữa chế độ ăn nhiều đồ ngọt và chứng trầm cảm. Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt gây ra sự mất cân bằng trong một số chất hóa học trong não. Sự mất cân bằng này có thể dẫn đến trầm cảm và thậm chí có thể làm tăng nguy cơ lâu dài phát triển chứng rối loạn sức khỏe tâm thần ở một số người. Đồ ngọt ức chế sự tiết cortisol gây ra căng thẳng ở những người tham gia là phụ nữ khỏe mạnh, giảm thiểu cảm giác lo lắng và căng thẳng. Cortisol được gọi là hormone căng thẳng. Tuy nhiên, đồ ngọt giúp giảm đau tạm thời có thể khiến bạn phụ thuộc nhiều hơn vào đường, và làm tăng nguy cơ béo phì và các bệnh liên quan.


    Tiến sĩ Harvey Ross ở Mỹ đã có một nghiên cứu chứng sự ảnh hưởng của đường đến các hành vi, tâm lí của con người. Ăn nhiều thực phẩm ngọt khiến cho chỉ số đường huyết tăng cao, bệnh nhân có cảm giác hưng phấn, thoải mái. Tuy nhiên khi lượng đường này sụt giảm thì họ lại có cảm giác khó chịu, bức xúc như bị thiếu một cái gì đó. Sự mất ổn định về cảm xúc này là do bệnh nhân bị lượng đường chi phối, do đó dễ mắc chứng “nghiện” đường, hoặc tâm lí chỉ thoải mái khi được ăn nhiều thức ăn ngọt.

    Lạm dụng đường dễ bị stress, rối loạn tâm lí
    Lạm dụng đường dễ bị stress, rối loạn tâm lí
    Lạm dụng đường dễ bị stress, rối loạn tâm lí
    Lạm dụng đường dễ bị stress, rối loạn tâm lí
  7. Một nghiên cứu của các nhà khoa học Canadtosocho thấy những người lạm dụng đường ở cả nam và nữ đều gặp phải tình trạng rối loạn nội tiết tố sinh dục. Ăn nhiều thực phẩm ngọt khiến đàn ông suy giảm lượng testosterone, không làm chủ được khả năng tình dục và khó đạt được khoái cảm như mong muốn trong chuyện chăn gối. Người ta lí giải rằng, chính sự gia tăng nồng độ đường Fructoza và Glucoza cao trong máu đã vô hiệu hóa một loại protein là SHBG, khiến cho hóc môn sinh dục bị ảnh hưởng. Thậm chí, đường có thể gây ra bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới.


    Những món ăn nhiều đường thường là món khoái khẩu với vị giác của chúng ta, nhưng tác dụng của nó đối với sức khỏe lại không hề “ngọt ngào” như vậy. Bên cạnh việc góp phần làm tăng cân (có thể tự làm rối loạn nội tiết tố của bạn), thực phẩm có đường cũng có thể tàn phá hormone của bạn theo những cách khác. Một nghiên cứu trong ống nghiệm cho thấy ăn nhiều fructose và glucose có thể làm tắt gene chịu trách nhiệm điều chỉnh estrogen và testosterone. Ngoài ra còn có thể làm tăng nguy cơ bị mụn trứng cá, vô sinh, hội chứng buồng trứng đa nang và ung thư tử cung (đặc biệt là ở những phụ nữ thừa cân).

    Rối loạn nội tiết tố, suy nhược cơ thể
    Rối loạn nội tiết tố, suy nhược cơ thể
    Rối loạn nội tiết tố, suy nhược cơ thể
    Rối loạn nội tiết tố, suy nhược cơ thể
  8. Đồ ăn chứa lượng đường lớn sẽ làm tăng sản sinh insulin - tác nhân gây ra tình trạng dầu dư thừa trên da. Khi đó, các tế bào chết cũng như vi khuẩn trên da sẽ ngày 1 gia tăng, thời gian sau gây bít tắc lỗ chân lông. Làn da nhờn là một trong những làn da dễ phát sinh mụn nhất nên chúng ta hãy hạn chế ăn đồ ngọt và tăng cường bổ sung các loại nước ép vào thực đơn giúp giảm thiểu các vấn đề về da cũng như tăng sức đề kháng để đem đến một làn da khoẻ.

    Chưa kể việc ăn đồ ngọt quá nhiều có thể gây ra nhiều tác hại trên cơ thể mà bạn không ngờ tới! Trong cuộc sống ngày nay những loại thực phẩm “giàu" đường thì khó mà liệt kê hết được. Nhưng "độc hại nhất" thì phải kể đến 4 thứ mà đa số chúng ta thường xuyên tiếp nhận vào trong cơ thể, đó là: các loại siro, nước ngọt - nước có ga, kẹo, trà sữa. Thêm vào đó, đường cũng làm mất tính đàn hồi của da, tác động đến collagen khiến da xuất hiện những đốm nâu, tàn nhang.

    Đường gây ra mụn
    Đường gây ra mụn
    Đường gây ra mụn
    Đường gây ra mụn
  9. Tình trạng này rất hiếm gặp, nhưng không phải không diễn ra. Ăn quá nhiều đường sẽ khiến lượng đường trong máu tăng lên, gây ra tình trạng viêm trong các tĩnh mạch của cơ thể, nó cũng gây ra viêm da, phát ban và ngứa. Các viêm nhiễm có thể dẫn đến phá vỡ mao mạch, mất độ đàn hồi da, và gây thiệt hại cho các tế bào da. Các bạn nên nhớ rằng quá trình lão hóa da xảy ra nhanh chóng là do tất cả các biểu hiện vừa nói gây ra. Với những tác hại đối với làn da như vậy, bạn nên lưu ý để tránh và cân bằng việc tiêu thụ đường trong cơ thể. Song song đó, thức uống có ga, kẹo, bánh ngọt và các loại thực phẩm khác… cũng chứa các loại đường nhất định nên để bảo vệ làn da cũng như sức khỏe của bạn chúng cần được điều chỉnh sao cho phù hợp.


    Bên cạnh đó, việc hấp thụ nhiều đường bổ sung và tinh bột có liên quan đến sự phát triển của các bệnh khác, chẳng hạn như bệnh gan, bệnh viêm ruột, suy giảm tinh thần, viêm khớp hay một số bệnh khác. Đặc biệt, sử dụng quá nhiều fructose có liên quan đến bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu. Cho đến nay, vẫn chưa có đầy đủ căn cứ để giải thích nhưng nguyên nhân được cho là do sự kết hợp của sự gia tăng tính thấm của ruột, cùng với sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong ruột gây nên tình trạng viêm cấp độ thấp. Tuy nhiên, bằng chứng mối liên quan giữa đường với các vấn đề sức khỏe chủ yếu dựa trên các nghiên cứu quan sát. Do đó, chưa thể chứng minh rằng đường là nguyên nhân duy nhất gây ra những vấn đề sức khỏe này.

    Viêm da
    Viêm da
    Ăn nhiều đường có thể gây viêm da
    Ăn nhiều đường có thể gây viêm da
  10. Chrom là vi chất cần thiết đựơc coi là yếu tố dung nạp glucose. Nó phối hợp cùng insulin để giúp cho glucose dễ dàng vào trong tế bào, ở những người bị giảm khả năng dung nạp glucose như bị bệnh tiểu đường, hạ đường huyết hoặc béo phì thì việc bổ sung chrom là hết sức quan trọng. Nếu không có chrom, lượng đường trong máu sẽ tăng cao vì khi đó vai trò của lnsulin đã bị chặn lại (block) dẫn tới glucose không thể vận chuyển vào trong tế bào được. Chrom có vai trò làm hạ cholesteron và triglycerid ở bệnh nhân tiểu đường không phụ thuộc insulin cũng như ở người không bị tiểu đường.


    Khi bạn ăn quá nhiều tinh bột đã qua tinh chế hoặc thức ăn nêm nếm nhiều đường, cơ thể bạn sẽ có dấu hiệu thiếu chất khoáng chrom. Đây là loại chất có chức năng điều hòa lượng đường trong máu, thiếu chrom khiến chỉ số đường huyết mất ổn định, khiến bạn nhanh mệt mỏi, chán nản khi làm việc. Nếu bạn ăn quá nhiều đường và các loại thực phẩm giàu hydratcacbon đã qua tinh chế, cơ thể bạn dễ có dấu hiệu thiếu chất khoáng crôm (một trong những chức năng chính của nó là giúp điều hoà lượng đường trong máu). Chrom có nhiều trong các loại thịt, hải sản và thức ăn thực vật.

    Ăn nhiều đường dễ gây thiếu chất chrom
    Ăn nhiều đường dễ gây thiếu chất chrom
    Ăn nhiều đường dễ gây thiếu chất chrom
    Ăn nhiều đường dễ gây thiếu chất chrom




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy