Top 7 Thay đổi về giải phẫu, sinh lý ở phụ nữ có thai

Soo Raa 1632 0 Báo lỗi

Trong thời kỳ có thai, cơ thể người phụ nữ có những thay đổi lớn lao, toàn cơ thể tham gia vào quá trình thai nghén. Tất cả những thay đổi đó đều do nguyên ... xem thêm...

  1. Trong khi có thai và sau đẻ, thân tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất của cơ thể. Trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, tại đây hình thành bánh rau, màng rau, buồng ối để chứa đựng thai nhi. Trong khi chuyển dạ, tử cung biến dần thành cái ống dẫn thai. Để đáp ứng được các yêu cầu đó, thân tử cung thay đổi về kích thước, tính chất và vị trí. Thân tử cung to lên nhưng không đều giữa các tháng. Những tháng đầu to ít và chậm, những tháng sau to nhanh hơn. Tháng đầu tử cung nấp dưới khớp vệ. Những tháng sau, trung bình mỗi tháng chiều cao tử cung tăng lên trên khớp vệ 4cm.


    Đặc điểm sinh lý: Tử cung dễ bị kích thích, tử cung dễ giãn, từ tháng thứ 8 tử cung co bóp đều đặn và mạnh lên khi chuyển dạ, tử cung luôn co rút lại làm thai luôn khít với buồng tử cung. Khi đẻ, thai ra đến đâu tử cung co rút lại đến đó giúp đẩy thai ra, làm bong rau và cầm máu sau đẻ.

    Thân tử cung
    Thân tử cung

  2. Trước khi có thai, eo tử cung chỉ là một vòng nhỏ, dài 0.5-1cm. Khi có thai, eo tử cung mềm. Khi ngôi thai xuống thấp dần, eo tử cung giãn rộng, dài và mỏng gọi là đoạn dưới tử cung. Cho tới khi chuyển dạ, đoạn dưới tử cung dài 10cm. Như thế, đoạn dưới được thành lập dần dần trong quá trình thai nghén. Nhưng đoạn dưới được thành lập hoàn toàn khi có sự chuyển dạ, nhờ sự co bóp của tử cung.


    Đối với người con so, sự thành lập lại đoạn dưới từ đầu tháng thứ 9. Đối với người con dạ, đoạn dưới được thành lập vào giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ. Đoạn dưới tử cung có nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đẻ. Về cấu trúc, đoạn dưới thành lập vào giai đoạn đầu của cuộc chuyển dạ. Đoạn dưới tử cung có nhiệm vụ quan trọng trong cuộc đẻ. Về cấu trúc, đoạn dưới chỉ có 2 lớp cơ, do đó đoạn dưới tử cung là phần dễ vỡ nhất trong cuộc đẻ, dễ bị chảy máu nhất khi rau bám thấp.

    Eo tử cung
    Eo tử cung
  3. Cổ tử cung khi không có thai là một khối hình trụ có ống cổ tử cung, thông với buồng tử cung qua lỗ trong và thông với âm đạo qua lỗ ngoài. Khi có thai, hình dáng cổ tử cung ít thay đổi, chỉ to thêm ra và mềm hơn.


    Độ mềm của cổ tử cung thường từ ngoài vào trong, cho nên khi mới có thai, khám trong có cảm giác như một cái nút chai bọc nhung bên ngoài. Ở người phụ nữ đã có con dạ, cổ tử cung mềm sớm hơn ở người có thai lần đầu. Do các mạch máu tăng sinh, nên cổ tử cũng thường có màu tím.

    Cổ tử cung
    Cổ tử cung
  4. Khi có thai, hiện tượng xung huyết, các mạch máu ở âm hộ giãn ra, có thể nhìn thấy giãn tĩnh mạch ở vùng môi lớn. Các mô liên kết ở vùng âm hộ ứ nước, dầy lên mềm ra. Âm vật và vùng tiền đình cũng hơi tím lại. Âm đạo khi mới có thai, niêm mạc màu tím do xung huyết và tăng sinh mạch máu.


    Thành âm đạo dầy lên, các mô liên kết ngấm nước lỏng lẻo, các cơ trơn âm đạo phì đại giống như cơ tử cung. Những biến đổi này làm cho âm đạo mềm dài ra và có khả năng giãn rộng, cho thai nhi chui ra khi sinh nở.

    Âm hộ, âm đạo
    Âm hộ, âm đạo
  5. Khi có thai buồng trứng cũng xung huyết, to ra và nặng hơn trước, có nhiều mạch máu tăng sinh. Hoàng thể thai nghén to hơn các hoàng thể trong các vòng kinh bình thường, chỉ teo đi sau 4 tháng. Các nang noãn không phát triển và chín theo chu kỳ như trước.


    Buồng trứng không phóng noãn và thai phụ cũng không có kinh trong suốt thời gian thai nghén. Khi tử cung to lên, ống dẫn trứng cùng buồng trứng cũng được đẩy lên cao theo vị trí của đáy tử cung.

    Buồng trứng và ống dẫn trứng
    Buồng trứng và ống dẫn trứng
  6. Ở da có thể xuất hiện các vết sắc tố, chủ yếu tập trung ở mặt và cổ, đường trắng giữa bụng. Quầng vú và da vùng cơ quan sinh dục cũng tăng sắc tố.


    Thành bụng bị giãn nở ra, các vết rạn thường thấy ở hai hố chậu, bụng, ngực và mặt trong đùi. Các cơ thành bụng, cân cơ thẳng to giãn rộng.

    Thay đổi ở da, cân, cơ
    Thay đổi ở da, cân, cơ
  7. Trong những tuần đầu tiên của thai kỳ, người phụ nữ thường có cảm giác căng và ngứa ở vùng vú. Sau tháng thứ 2, tuyến sữa và ống dẫn sữa phát triển làm vú to và căng lên, quầng vú sẫm màu, các hạt Montgomery nổi lên, núm vú to và sẫm màu, hệ thống tuần hoàn tăng, các tĩnh mạch to và nổi lên, nhìn thấy ở dưới da gọi là lưới tĩnh mạch Haller. Sau những tháng đầu tiên có thể gặp hiện tượng tiết sữa non.

    Thay đổi ở vú
    Thay đổi ở vú



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy