Top 10 Thói quen sai lầm nhất khi dùng dầu dừa làm đẹp

Mong Đừng Lớn 311 0 Báo lỗi

Dùng dầu dừa để làm đẹp ngày nay không còn xa lạ với nhiều người, tuy nhiên có rất nhiều chị em không biết dùng dầu dừa đúng cách, sử dụng theo thói quen, cảm ... xem thêm...

  1. Dầu dừa nguyên chất được coi là “thần dược” trong làm đẹp, tuy nhiên, hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại dầu dừa bị pha tạp chất, làm biến chất dầu dừa, khiến nó trở thành “phế phẩm” gây tác hại lớn đối với người sử dụng. Mẹo nhận biết dầu dừa có bị pha hay không dựa vào mùi và sự đông đặc của dầu rất đơn giản. Nếu dầu nguyên chất có mùi thơm ngọt như kẹo dừa, dầu có chứa tạp chất có mùi hắc hoặc để lâu bị mất mùi thơm.


    Dầu dừa nguyên chất bắt đầu đông ở nhiệt đô dưới 25 độ C, do đó, nếu bạn đặt chai dầu trong ngăn mát tủ mà qua một ngày dầu vẫn không đông hoàn toàn, còn một phần nước không đông, thì bạn đã đủ cơ sở để kết luận dầu đó bị pha.

    Sử dụng dầu dừa nguyên chất là tốt nhất
    Sử dụng dầu dừa nguyên chất là tốt nhất
    Dầu dừa
    Dầu dừa

  2. Rất nhiều bạn phản ánh tình trạng bị mọc mụn, mẩn đỏ sau khi dùng dầu dừa để dưỡng da. Tuy nhiên, bạn không hề biết rằng tình trạng da như vậy chính do có thói quen sai lầm của bạn gây nên. Họ có thói quen bôi dầu dừa trực tiếp lên mặt dưỡng ẩm vào mỗi tối và để qua đêm. Điều này là nguyên nhân gây bít lỗ chân lông, làm nặng thêm tình trạng ứ dầu trên da, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và khiến cho da bị kích ứng, nổi mụn và mẩn đỏ. Ngoài ra, nếu bạn để dầu dừa trên da quá lâu sẽ kích thích tế bào nang lông phát triển, tạo cơ hội cho lông mọc nhiều hơn, đậm hơn và dài hơn.


    Theo các chuyên gia về da liễu thì đối với những bạn có làn da bóng dầu, da mụn thì việc bôi dầu dừa qua đêm sẽ làm phản tác dụng và khiến da không thở được, bí bách lỗ chân lông và sinh ra mụn. Chính vì thế dầu dừa nên được rửa sạch trước khi đi ngủ để làn da có thể thông thoáng, và không gây dị ứng hay nổi mẩn đỏ cho da.

    Không nên để dầu dừa qua đêm trên mặt
    Không nên để dầu dừa qua đêm trên mặt
    Không nên để dầu dừa qua đêm trên mặt
    Không nên để dầu dừa qua đêm trên mặt
  3. Tẩy trang bằng dầu dừa nguyên chất giúp loại bỏ bụi bẩn, cung cấp dưỡng chất và đặc biệt giữ được độ ẩm cần thiết về mùa đông. Tuy nhiên, sau khi tẩy trang bằng dầu dừa bạn nên rửa mặt sạch với sữa rửa mặt để loại bớt dầu, hạn chế lượng dầu dư thừa còn sót lại gây viêm lỗ chân lông.


    Ngoài ra, bạn rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt để lớp trang điểm, bụi bẩn cùng lớp dầu dừa cuốn trôi hết. Vì nếu không rửa sạch mặt thì dầu dừa sẽ tồn động trong lỗ chân lông khiến chân lông bị bí và hình thành mụn.

    Nên rửa mặt sau khi tẩy trang bằng dầu dừa
    Nên rửa mặt sau khi tẩy trang bằng dầu dừa
    Dầu dừa
    Dầu dừa
  4. Nhiều người nghĩ rằng ủ tóc càng lâu thì càng tốt tuy nhiên thực tế không hẳn vậy, bạn chỉ nên ủ tóc từ 15 - 20 phút là tốt nhất. Sau đó nên gội sạch đầu với dầu gội đến khi tóc không còn hiện tượng bết dính nữa. Nếu ủ tóc quá lâu dễ gây bết dính, khó gội sạch và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây nên gàu.


    Tốt nhất, bạn không nên ủ tóc qua đêm vì dầu dừa dây bẩn vào gối, lâu ngày sinh vi khuẩn gây mất vệ sinh. Nếu da đầu của bạn thuộc dạng dư độ ẩm, tóc dễ bết rít từ 1-2 ngày không gội thì bạn không nên để tóc đang ủ bằng dầu dừa qua đêm, tốt nhất nên gội sạch lượng dầu còn thừa, sấy nhẹ để tóc khô tự nhiên rồi hẵng đi ngủ.

    Ủ tóc bằng dầu dừa
    Ủ tóc bằng dầu dừa
    Dầu dừa
    Dầu dừa
  5. Ủ tóc với dầu dừa chỉ cần bạn lấy một thìa nhỏ dầu và dùng tăm bông chấm dầu đều lên chân tóc, cuộn tóc lại và ủ trong tầm 15 - 20 phút, sau đó gội sạch kỹ lại với dầu gội. Tránh tình trạng sử dụng quá nhiều dầu dừa bôi lên tóc và gội lại đầu không sạch, bạn sẽ gặp tình trạng gội đầu mà còn “bẩn” hơn chưa gội. Chính nguyên nhân này gây nên hiện tượng đầu “nhanh bẩn”, tình trạng gàu và rụng tóc trở nên nghiêm trọng hơn.


    Do đó, bạn chỉ cần dùng 1 lượng vừa đủ cho cả mái tóc. Tuyệt đối không nên ủ lâu quá 1 ngày và không gội đầu. Tóc bạn sẽ bốc mùi, nhớt dầu và trông rất bẩn. Cùng với đó, không nên lạm dụng dầu dừa vì nó sẽ gây ra tác hại cho tóc.

    Không nên lạm dụng dầu dừa ủ tóc
    Không nên lạm dụng dầu dừa ủ tóc
    Dầu dừa
    Dầu dừa
  6. Có nhiều bạn nghĩ rằng Dầu Dừa tốt vậy thì nên kết hợp với các sản phẩm trị mụn sẽ khiến hiệu quả diễn ra nhanh hơn. Điều này hoàn toàn sai lầm nhé. Khi dùng chung dầu dừa với các sản phẩm trị mụn có thể làm làn da tồi tệ hơn bởi dầu dừa có thể thẩm thấu sâu vào da mang theo các hóa chất độc hại có trong sản phẩm trị mụn.


    Tốt nhất, hãy chỉ trị mụn với dầu dừa mà thôi. Mỗi loại sẽ có cơ chế thẩm thấu và chăm sóc da khác nhau nếu bạn dùng chung sẽ là giảm các dụng của Dầu Dừa đi đáng kể. Điều này lại vô tình đẩy các chất có thể gây cho da ở thuốc trị mụn ngấm sâu vào da sẽ làm tình trạng da mụn nghiêm trọng hơn. Vì thế các bạn không nên tự ý pha trộn các loại thuốc hay mĩ phẩm khác với Dầu Dừa để chăm sóc da nhé.

    Trộn chung với mỹ phẩm khác khi trị mụn
    Trộn chung với mỹ phẩm khác khi trị mụn
    Trộn chung với mỹ phẩm khác khi trị mụn
    Trộn chung với mỹ phẩm khác khi trị mụn
  7. Một lưu ý quan trọng khi sử dụng dầu dừa là chỉ bôi lên vùng da kín, không có thương tổn. Bôi dầu dừa lên các vết thương hở, vết cắt, vết xước có thể gây kích ức, mẩn đỏ, ngứa.

    Các sản phẩm Dầu Dừa quá trình tinh chế không đảm bảo chất lượng mà được bôi trực tiếp vào da sẽ dễ gây nhiễm trùng và nở vết thương của các bạn. Tuyệt đối không nên dùng cho vết thương hở nhé.

    Bôi vào vết thương hở
    Bôi vào vết thương hở
    Bôi vào vết thương hở
    Bôi vào vết thương hở
  8. Dầu dừa thường được sử dụng làm kem dưỡng ẩm trong mùa hanh khô dành cho da khô. Nhưng với các bạn da nhờn thì dùng Dầu dừa để dưỡng ẩm là một sai lầm. Với làn da nhờn, một trong những vùng nhạy cảm và dễ kích ứng nhất chính là lưng. Nếu dùng dầu dừa cho toàn thân mà massage quá kỹ, không tẩy da chết trước khi sử dụng thì bạn có thể khiến vùng lưng bị bít khí, gây mụn, viêm, sưng hoặc mẩn đỏ.


    Nếu vùng da lưng vừa nhờn vừa viêm lỗ chân lông, bạn hãy hạn chế dùng dầu dừa để dưỡng da. Các bạn chỉ nên trộn dầu dừa vào kem dưỡng thể để bảo vệ làn da của mình trong mùa hanh khô. Hoặc, có thể kết hợp dầu dừa với một số nguyên liệu khác, dầu dừa chỉ dùng như nguyên liệu hỗ trợ.

    Dùng dầu dừa dưỡng thể cho da nhờn
    Dùng dầu dừa dưỡng thể cho da nhờn
    Dùng dầu dừa dưỡng thể cho da nhờn
    Dùng dầu dừa dưỡng thể cho da nhờn
  9. Có nhiều bạn gái có thói quen tắm ngâm với sữa tươi nên nghĩ Dầu Dừa cũng thích hợp để cho vào bồn tắm để cung cấp thêm dưỡng ẩm cho da. Mặc dù dầu dừa có thể mịn da nhưng cho dầu dừa vào bồn tắm có thể gây ra những tai nạn như trượt ngã do trơn.


    Dầu dừa có đặc tính không tan trong nước bám lại vào thành bồn tắm gây nguy hiểm trong phòng tắm. Ngoài ra, nếu không xả sạch, dầu dừa có thể vương lại trên da, gây dính nhớp và bít tắc lỗ chân lông. Thế nên các nên nhớ không nên cho Dầu Dừa vào bồn tắm nhé.

    Cho dầu dừa vào bồn tắm
    Cho dầu dừa vào bồn tắm
    Cho dầu dừa vào bồn tắm
    Cho dầu dừa vào bồn tắm
  10. Dầu dừa là nguyên liệu làm đẹp tự nhiên rất được ưa chuộng vì khả năng dưỡng ẩm da, hỗ trợ dài và dày tóc tuyệt vời. Nhiều người lại ủ tóc thật lâu với dầu dừa để dưỡng chất có thể thấm thật nhiều vào da đầu.


    Thế nhưng, lượng dầu thừa còn sót lại nếu không gội kĩ có thể làm tóc bị yếu và rụng đi. Ủ dầu dừa từ 20-30 phút là đủ để dưỡng chất thấm vào tóc, sau đó bạn cần gội thật sạch bằng dầu gội. Ủ lâu khiến tóc rất dễ bị bết, dầu nhiều hơn, chân tóc yếu dễ gãy rụng. Đồng thời không gội sạch dầu còn là nguyên nhân gây nên bí tắc chân tóc, khiến da đầu càng nhiều gàu và tóc dễ khô xơ.

    Không gội sạch dầu dừa
    Không gội sạch dầu dừa
    Không gội sạch dầu dừa
    Không gội sạch dầu dừa



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy