Top 10 Thực phẩm cần tránh không nên cho trẻ dưới 1 tuổi ăn nếu không muốn hại trẻ

Tâm Thanh Đào 590 0 Báo lỗi

Ăn dặm luôn là cuộc chiến mà mẹ phải đối mặt khi trẻ được 6 tháng tuổi - độ tuổi bắt đầu ăn dặm. Tuy nhiên có thể mẹ không để ý mà cho trẻ ăn phải những thực ... xem thêm...

  1. Nhiều gia đình do thiếu điều kiện không thể cho bé ăn sữa công thức và mẹ cũng không có sữa cho bé ti (hoặc bé bị bỏ rơi, mẹ mất,...) mà cho bé ăn sữa bò hay sữa đậu nành, tuy nhiên điều này có thể gây nguy hại cho trẻ bởi nhiều nguyên nhân:

    • Sữa bò hay sữa đậu nành không đảm bảo thành phần dinh dưỡng cũng như tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng phù hợp với trẻ như: Thiếu sắt, không đáp ứng đủ nhu cầu về sắt như sữa mẹ và sữa công thức, còn chứa thành phần protein và muối khoáng không cần thiết và có thể gây hại.
    • Cho trẻ sử dụng sữa bò hay sữa đậu nành từ sớm có thể gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ như chảy máu đường ruột và hại thận.


    Lời khuyên dành cho mẹ:

    • Trẻ dưới 1 tuổi mẹ chỉ nên cho trẻ ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức có bổ sung sắt.
    • Khi trẻ trên 1 tuổi mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung sữa bò hay sữa đậu nành với lượng hợp lý.
    Sử dụng sữa đậu nành cho trẻ dưới 1 tuổi có thể gây chảy máu đường ruột
    Sử dụng sữa đậu nành cho trẻ dưới 1 tuổi có thể gây chảy máu đường ruột
    Sữa bò hay sữa đậu nành
    Sữa bò hay sữa đậu nành

  2. Top 2

    Socola

    Socola có vị ngọt hấp dẫn nên luôn là thức ăn lôi cuốn đối với trẻ nhỏ tuy nhiên đối với trẻ dưới 1 tuổi, socola không những không có lợi mà còn đem lại tác hại cho trẻ bởi vì:

    • Socola có vị ngọt, chứa hàm lượng đường quá cao. Với một thực phẩm có chứa thành phần đường cao như vậy có thể đem lại nhiều tác hại cho trẻ như: Trẻ bị sâu răng do ở trẻ thói quen đánh răng thường không được chú trọng nếu không có sự giám sát của cha mẹ, Trẻ có nguy cơ béo phì nếu ăn nhiều socola vì socola mà trẻ ăn thường là socola sữa chứa chủ yếu sữa và đường (trái với socola đen chứa thành phần chủ yếu là cacao mang nhiều lợi ích sức khỏe), chỉ một thanh socola nhưng cung cấp một lượng lớn năng lượng hay kcal nên nếu trẻ ăn nhiều, ít vận động dễ dẫn đến thừa cân, béo phì. Hơn nữa, nguy cơ thừa cân sẽ kéo theo những nguy cơ khác như bệnh tiểu đường, tim mạch,...
    • Do chứa thành phần caffein nên khi ăn socola trẻ dễ bị bồn chồn, mất ngủ, dễ gây gián đoạn giấc ngủ ở trẻ. Đối với mỗi người, đặc biệt với trẻ nhỏ thì giấc ngủ không chỉ giúp khôi phục thể lực mà còn giúp phát triển trí não, chiều cao do đó thành phần caffein rất có hại cho trẻ.


    Lời khuyên dành cho mẹ:

    • Cha mẹ hãy để socola ở xa tầm tay với của trẻ.
    • Thay thế thức ăn ngọt như socola bằng những thực phẩm khác có lợi cho trẻ như trái cây (chuối, táo, đu đủ,...)
      Trẻ ăn nhiều socola dễ bị béo phì
      Trẻ ăn nhiều socola dễ bị béo phì
      Socola
      Socola
    • Ăn các loại hạt có lợi cho sức khỏe vì thành phần dinh dưỡng phong phú do các loại hạt cung cấp, các loại hạt như hướng dương, hạnh nhân, óc chó, mắc ca rất tốt đặc biệt với bà bầu, đây là một trong những thực phẩm giúp thai nhi tăng cân nhanh. Tuy nhiên với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, cha mẹ không nên cho trẻ ăn bởi vì:

      • Trẻ dưới 1 tuổi rất dễ hóc khi ăn, đặc biệt khi trẻ mới làm quen với ăn dặm và ăn các loại thực phẩm có hình dạng kích thước khác nhau. Các loại hạt thường có kích thước nhỏ, đôi khi trẻ ăn cha mẹ có thể không để ý, trẻ ăn và dễ bị hóc nghẹn. Nên nghiền kĩ trước khi cho trẻ ăn.
      • Tuy bổ dưỡng nhưng hạt cũng nằm trong top thực phẩm dễ gây dị ứng (một số người bị dị ứng lạc, đậu phộng) đặc biệt khi trong gia đình có thành viên có tiền sử dị ứng các loại hạt hay cơ địa dễ dị ứng.


      Lời khuyên dành cho mẹ:

      • Trước khi cho trẻ ăn cha mẹ cần tham khảo xem trong gia đình có ai có tiền sử dị ứng hay không. Nếu không, khi cho trẻ ăn chỉ nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ trước để theo dõi phản ứng, biểu hiện của trẻ nếu có dị ứng. Khi trẻ không có biểu hiện gì thì có thể ăn với lượng lớn hơn, tuy nhiên nên điều độ và không nên ăn quá nhiều.
      • Có nhiều thực phẩm bổ dưỡng khác cũng chứa hàm lượng dinh dưỡng tương đương như các loại hạt mà cha mẹ có thể tham khảo. Cha mẹ nên nhớ thức ăn tốt nhất cho trẻ chính là sữa mẹ.
      Nên nghiền kĩ trước khi cho trẻ ăn
      Nên nghiền kĩ trước khi cho trẻ ăn
      Các loại hạt (đậu, đỗ, hạt dẻ, hạnh nhân, lạc,...)
      Các loại hạt (đậu, đỗ, hạt dẻ, hạnh nhân, lạc,...)
    • Cam rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt với trẻ do cung cấp canxi - cần thiết cho tăng trưởng chiều cao ở trẻ, đồng thời chứa vitamin C làm tăng sức đề kháng. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên lứa tuổi phù hợp nhất để bổ sung cam cho trẻ chính là khi trẻ được 1 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi khi bổ sung không hợp lý có thể đem lại một số tác hại như:

      • Khi cho trẻ ăn cam, chanh trẻ dễ bị tiêu chảy do lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Ngay cả khi trẻ bú sữa mẹ, mẹ ăn trái cây có vị chua thì trẻ cũng dễ bị tiêu chảy.
      • Khi mẹ bổ sung nước cam không đúng thời điểm: Khi trẻ quá đói mà uống nước cam thì thành phần acid trong nước cam sẽ gây tổn hại tới dạ dày của trẻ. Ngược lại khi trẻ quá no, uống nước cam thì trẻ sẽ đầy bụng và không muốn ăn thêm gì nữa.
      • Khi mẹ cho trẻ ăn cam trực tiếp bằng cách thái lát mà không bỏ đi phần rìa, hạt có thể làm trẻ bị hóc nghẹn.

      Lời khuyên dành cho mẹ:
      • Tốt nhất chỉ nên bổ sung cam quýt cho trẻ ăn dặm khi trẻ trên 1 tuổi, trẻ dưới 1 tuổi khi bổ sung cần pha loãng trước khi cho trẻ sử dụng (ví dụ tỉ lệ nước cam:nước là 1:10).
      • Cho trẻ uống nước cam nên bón bằng thìa thay vì dùng bình để tránh nguy cơ bé bị sâu răng.
      Trẻ ăn cam quýt sớm dễ bị rối loạn tiêu hóa
      Trẻ ăn cam quýt sớm dễ bị rối loạn tiêu hóa
      Trái cây họ cam chanh
      Trái cây họ cam chanh
    • Trứng là một thực phẩm ngon, bổ, rẻ mà lại dễ tìm kiếm, dễ mua. Trứng chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao do vậy nên rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ thì trứng hay cụ thể hơn là lòng trắng trứng lại không hoàn toàn có lợi do:

      • Nếu không chế biến đúng cách trẻ dễ bị ngộ độc do trứng chưa chín. Nguyên nhân được đưa ra là đường sinh dục của gà chứa nhiều vi khuẩn, đặc biệt là salmonella nên cả trong và ngoài quả trứng đều có thể nhiễm khuẩn. Samonella có thể gây ngộ độc, vì vậy nếu trứng không được luộc chín thì dễ gây ngộ độc. Cách chế biến trứng đúng cách cũng cần tham khảo, không chỉ cho vào luộc chín hay bật bếp lên và đun là xong bởi như với trứng ốp, nếu không biết cách ốp thì vỏ ngoài tuy cháy (làm khó hấp thu) nhưng bên trong vẫn sống.
      • Lòng trắng trứng làm ngăn chặn cơ thể hấp thu Vitamin H, đây là một vitamin quan trọng không thể thiếu trong quá trình sử dụng protein và đường bột.
      • Một số trẻ cơ địa nhạy cảm có thể dị ứng với trứng.


      Lời khuyên dành cho mẹ:

      • Trẻ 8-12 tháng tuổi: ăn 1 lòng đỏ/bữa, ăn 3-4 bữa trong 1 tuần.
      • Trẻ 1-2 tuổi: nên ăn 3-4 quả trứng/tuần. ăn cả lòng trắng.
      • Trẻ từ 2 tuổi trở lên nếu bé thích trứng có thể cho ăn 1 quả/ngày.
      • Trẻ dưới 1 tuổi chỉ nên ăn lòng đỏ trứng, có thể chế biến dưới dạng bột trứng: Nấu chín bột, đập lòng đỏ trứng vào bát đã có rau băm nhỏ, đánh đều trứng và rau, nồi bột sôi trên bếp đổ trứng và rau vào quấy đều nhanh tay, bột sôi lên là được, không nên đun kỹ quá.
      Ăn lòng trắng trứng ảnh hưởng tới quá trình sử dụng protein và đường bột của cơ thể
      Ăn lòng trắng trứng ảnh hưởng tới quá trình sử dụng protein và đường bột của cơ thể
      Lòng trắng trứng
      Lòng trắng trứng
    • Cuộc sống bận rộn nên đôi khi mẹ chọn cho con ăn những thực phẩm chế biến sẵn mua tại các siêu thị hay cửa hàng tiệu dùng vì nhanh gọn nhẹ. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là một lựa chọn thông minh bởi:

      • Với ngay cả người lớn, thực phẩm chế biến sẵn cũng đã không có lợi bởi có chứa chất bảo quản, chứa hàm lượng muối rất cao. Muối ở đây đóng vai trò giúp thực phẩm chế biến sẵn kéo dài tuổi thọ, không chóng hỏng.
      • Nói về muối với trẻ nhỏ, muối rất có hại cho trẻ bởi với trẻ nhỏ, chức năng thận chưa hoàn thiện, việc bổ sung muối khi thận chưa hoàn thiện, không thể đào thải hết lượng muối này sẽ khiến muối lắng đọng và gây ảnh hưởng tới chức năng thận.


      Lời khuyên dành cho mẹ:

      • Không nên cho trẻ đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi ăn các thực phẩm chế biến sẵn.
      • Thay các thực phẩm chế biến sẵn bởi các thức ăn thô chế biến tại nhà.
      Đồ chế biến sẵn có chứa muối có thể gây hại cho trẻ
      Đồ chế biến sẵn có chứa muối có thể gây hại cho trẻ
      Thực phẩm đóng gói hay chế biến sẵn
      Thực phẩm đóng gói hay chế biến sẵn
    • Cha mẹ đã từng nghe bài "Johny Johny Yes Papa", mở đầu bài hát cha cậu bé đã hỏi cậu bé "...Eating Sugar?", dường như đứa trẻ nào cũng thích ăn đường bởi cái vị ngọt và cả cảm giác đổ đầy đường vào tay và liếm láp (tương tự như ăn milo sống hay ăn vã sữa,...) tuy nhiên cha mẹ không nên nuông chiều thói quen này ở trẻ bởi:

      • Trẻ ăn đường dễ bị sâu răng.
      • Cho trẻ ăn đường từ sớm trẻ hình thành thói quen ăn đồ ngọt rất không tốt cho sức khỏe trẻ sau này bởi đồ ngọt mang đến nhiều nguy cơ hơn là lợi ích (nguy cơ tim mạch, béo phì, tiểu đường,...)


      Lời khuyên dành cho mẹ:

      • Cha mẹ chỉ nên bổ sung đường vào khẩu phần ăn của trẻ khi trẻ đã được 12 tháng tuổi.
      • Thay thế đường bởi các trái cây ngọt tự nhiên khác như táo, nho, đu đủ,...
      Trẻ ăn đường sớm dễ sâu răng và hình thành thói quen ăn đồ ngọt
      Trẻ ăn đường sớm dễ sâu răng và hình thành thói quen ăn đồ ngọt
      Đường
      Đường
    • Các cụ ngày xưa thường truyền lại cho con cháu bí kíp rơ lưỡi bằng mật ong sẽ giúp lưỡi trẻ sạch, không bị nấm trắng. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi, việc rơ lưỡi bằng mật ong hay bổ sung mật ong vào khẩu phần ăn của trẻ là vô cùng nguy hiểm bởi:

      • Trong mật ong có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum gây hại cho đường ruột của trẻ dưới 1 tuổi.
      • Mật ong cũng dễ gây dị ứng ở trẻ.


      Lời khuyên dành cho mẹ:

      • Đường ruột của trẻ sẽ hoàn thiện sau 1 năm đầu đời, lúc đó mới có thể bắt đầu cho trẻ ăn mật ong. Nếu chẳng may để trẻ dưới 1 tuổi lỡ ăn phải mật ong, theo dõi xem liệu bé có bị dị ứng, đau bụng hay gặp vấn đề tiêu hóa gì không, nếu có cần đưa bé đi gặp bác sĩ gấp.
      • Thay thế bằng các loại quả ngọt tự nhiên như xoài, chuối, đu đủ,...
      Mật ong chứa clostridium rất nguy hiểm với trẻ nhỏ
      Mật ong chứa clostridium rất nguy hiểm với trẻ nhỏ
      Mật ong
      Mật ong
    • Top 9

      Muối

      Một số mẹ ngây ngô nghĩ rằng khi cho trẻ ăn dặm cần nêm thêm chút mắm muối vừa giúp trẻ thích thú ăn hơn là bột nhạt toẹt, vừa giúp bé tăng cân tốt hơn. Tuy nhiên, cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối là cha mẹ đang hại trẻ bởi:

      • Trẻ nhỏ chức năng thận còn chưa hoàn thiện, việc bổ sung muối cho trẻ lúc này khiến chức năng thận không thể gồng gánh nổi, dễ ảnh hưởng tới chức năng thận sau này.
      • Hình thành thói quen ăn mặn ở trẻ từ sớm, có câu "Ăn mặn hại thận", không chỉ vậy ăn mặn còn ảnh hưởng chức năng các cơ quan phủ tạng khác như tim.


      Lời khuyên dành cho mẹ:

      • Không cho trẻ dưới 1 tuổi ăn muối.
      • Cũng không cần thay thế muối bởi thực phẩm nào, chỉ sữa mẹ là đủ cho sự phát triển toàn diện nhất của trẻ.
      Ăn mặn hại thận
      Ăn mặn hại thận
      Muối
      Muối
    • Top 10

      Thạch

      Những viên thạch nhiều màu sắc mát lạnh, hương vị hấp dẫn giúp trẻ ăn có cảm giác ngon miệng nhưng thực ra lại chính là những “sát thủ ngọt ngào” đối với trẻ bởi:

      • Hóc thạch là loại nguy hiểm nhất vì rất dễ đưa đến tử vong. Thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi cho trẻ ăn nhiều người hay bóc lớp vỏ ngoài rồi bóp ở đầu chóp thạch, thạch sẽ được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều trẻ bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt.
      • Thạch vốn mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng, bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu.
      • Thạch chứa nhiều đường và chất nhũ hóa sodium alginate, bột agar,....nếu ăn nhiều có thể sẽ bị chướng bụng, khó tiêu.


      Lời khuyên dành cho mẹ:

      • Để phòng ngừa, tốt nhất mẹ không nên cho trẻ dưới 5 tuổi ăn thạch.
      • Khi ăn cần có sự giám sát của người lớn.
      • Thay thế bằng hoa quả tươi.
      Những viên thạch sặc sỡ bắt mắt ẩn chứa nhiều nguy cơ
      Những viên thạch sặc sỡ bắt mắt ẩn chứa nhiều nguy cơ
      Thạch
      Thạch



    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy