Top 13 Thực phẩm chữa bệnh mất ngủ hiệu quả nhất

Lê Thị Hà Uyên 696 0 Báo lỗi

Mất ngủ, khó ngủ là tình trạng phổ biến của con người trong xã hội hiện đại ngày nay. Nguyên nhân gây bệnh mất ngủ rất đa dạng và rất khác nhau ở mỗi người. ... xem thêm...

  1. Top 1

    Sen

    Tất cả các bộ phận từ sen như củ, hạt, tim, lá…đều có tác dụng an thần rất tốt. Phổ biến nhất trong việc sử dụng như một loại thuốc trị mất ngủ đó chính là tim sen, phần lõi mọc sâu giữa hạt sen. Trong khi củ sen chứa hàm lượng lớn vitamin B6, có tác dụng an thần, giảm căng thẳng, xua tan cơn đau đầu thì tim sen lại giúp chống lại những trạng thái hồi hộp vốn làm giấc ngủ trở nên chập chờn.


    Do đó, bạn hãy tận dụng tất cả những gì có được của sen để cải thiện giấc ngủ của mình nhé. Đơn giản nhất, bạn có thể pha chút tim sen cùng chút đường thốt nốt để tạo nên loại thức uống thanh mát, thơm ngon và giúp ngủ ngon hơn. Bạn cũng có thể nấu chè sen, vừa bồi bổ cơ thể, giải nhiệt tốt và quan trọng hơn là giấc ngủ của bạn sẽ được cải thiện rõ rệt bạn nhé.

    Sen chữa mất ngủ
    Sen chữa mất ngủ

  2. Long nhãn là vị thuốc quý được chế biến từ cùi của quả cây nhãn, tên khoa học là Euphoria Longana. Lamk. Theo Đông y, long nhãn vị ngọt, tính bình, quy vào kinh tâm, tỳ. Tác dụng bổ huyết, dưỡng tâm, an thần, ích trí, bổ tỳ, kiện vị. Long nhãn là vị thuốc quý được chế biến từ cùi của quả cây nhãn, tên khoa học là Euphoria Longana. Lamk. Trong thành phần long nhãn chứa nước, glucose, saccharose, acid tartric, ngoài ra có saponin, chất béo, tanin và các chất khác.


    Long nhãn là vị thuốc quý được chế biến từ cùi của quả cây nhãn có tác dụng bổ dưỡng tâm, tì nên dùng chữa bệnh mất ngủ, thần kinh suy nhược, giảm trí nhớ. Nhãn tươi ngoài ăn trực tiếp còn sử dụng chế biến thành long nhãn để dùng dần. Bạn có thể chế biến long nhãn thành các món ăn vừa bổ dưỡng vừa trị mất ngủ như cháo long nhãn, chè long nhãn, chè hạt sen long nhãn...

    Long nhãn chữa mất ngủ
    Long nhãn chữa mất ngủ
  3. Theo Đông y, lá vông nem có vị đắng nhạt, hơi chát, tính bình có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, làm an thần, gây ngủ, hạ nhiệt, hạ huyết áp, sát trùng, tiêu tích, trừ phong thấp… Lá vông nem được dùng chủ yếu trong nhân dân để chữa mất ngủ, khó ngủ, trằn trọc nhức đầu rất tốt. Được dùng dưới dạng thuốc sắc, cao lỏng hoặc làm rau ăn.


    Vông nem hay gọi là lá vông nem vì dùng để gói nem chua. Bộ phận dùng làm thuốc là lá, vỏ, thân. Vông nem có tác dụng an thần mạnh nên Tây y thường chế siro lá vông. Tuy nhiên, không sử dụng dài ngày loại này để điều trị mất ngủ, an thần vì sẽ gây độc. Liều dùng phù hợp nhất là từ 4-10 gram mỗi ngày.

    Vông nem chữa mất ngủ
    Vông nem chữa mất ngủ
  4. Cũng giống như sen, củ súng mọc dưới đầm và được sử dụng như một loại thuốc an thần rất hiệu quả. Ngoài ra, củ súng còn có tác dụng bồi bổ khí lực, tăng cường sinh lực, làm mạnh gân cốt rất tốt. Củ súng được dùng tốt nhất phải lấy từ cây hoa súng màu trắng hoặc tím.


    Cây hoa súng được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền, có tác dụng chống co thắt, giảm ho, an thần, bổ thận… Thường được dùng bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ điều trị mộng tinh, di tinh, mất ngủ, an thần…Bộ phận dùng để làm thuốc của cây súng thông thường là thân, rễ (củ) và hoa súng. Khi dùng làm thuốc, nhổ vây lấy rễ, củ, rửa sạch, loại bỏ vỏ ngoài rồi phơi khô, bảo quản trong hộp kín để phòng mốc. Trữ sẵn trong nhà khi cần đem ra dùng.

    Riêng với hoa súng, Đông y cho rằng loại hoa này có rất nhiều công dụng trong chữa bệnh, đặc biệt là khi chữa bệnh suy giảm tình dục và mất ngủ. Đối với căn bệnh mất ngủ, hoa súng có tác dụng an thần cao, đồng thời có đặc tính đặc trưng là nở vào sáng sớm và khép lại vào buổi chiều mà dân gian thường gọi là “đi ngủ” nên cũng rất được ưa dùng để chữa mất ngủ.

    Cây hoa súng chữa mất ngủ
    Cây hoa súng chữa mất ngủ
  5. Đây là loại quả phổ thông và thường dùng trong các bữa ăn hàng ngày của con người. Nước ép từ quả cà chua chúng ta thêm chút mật ong hoặc đường cát với độ ngọt tùy ý và uống vào thời điểm trước lúc đi ngủ sẽ cho giấc ngủ ngon giấc.


    Nước ép cà chua hay sinh tố cà chua là một trong những thức uống quen thuộc được nhiều chị em yêu thích nhờ tác dụng giảm cân, dưỡng da và làm thon dáng. Bên cạnh đó, nước ép hay sinh tố cà chua còn giúp chăm sóc giấc ngủ của bạn, giúp bạn ngủ ngon hơn, do đó bạn có thể sử dụng loại thức uống trị mất ngủ này vào thực đơn hàng ngày của mình nhé!

    Cà chua chữa mất ngủ
    Cà chua chữa mất ngủ
  6. Không phải ngẫu nhiên mà cách chữa mất ngủ bằng chuối xanh lại được nhiều người biết đến và áp dụng phổ biến như hiện nay. Đó là do người ta phát hiện ra rằng, trong chuối xanh có chứa Serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh thường đường giải phóng vào ban đêm. Chất này có tác dụng duy trì giấc ngủ tự nhiên giúp chúng ta ngủ ngon giấc hơn.

    Ngoài ra, chuối xanh còn chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, tinh bột, chất xơ và đặc biệt là rất giàu Kali và Magie. Đây là hai nguyên tố tốt cho cơ bắp, hệ thần kinh, giúp thư giãn để cơ thể dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ. Ngoài ra, các dưỡng chất trong chuối xanh cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiêu hóa, về tim mạch rất tốt.

    Việc sử dụng chuối xanh thường sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nếu được kết hợp với bột quế.
    Lý do là quế có tác dụng kích thích tuần hoàn, cân bằng đường huyết để việc lưu thông khí huyết được dễ dàng hơn. Khi được kết hợp với nhau, chúng sẽ mang đến công dụng an thần, cải thiện đáng kể tình trạng mất ngủ.


    Chuối có vô vàn tác dụng với sức khỏe trong đó những chất serotonin và melatonin trong chuối có tác dụng đưa ta vào giấc ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, ăn một quả chuối trước khi đi ngủ nửa tiếng sẽ giúp hệ cơ bắp được thư giãn, kích thích bạn đi vào giấc ngủ.

    Chuối xanh chữa mất ngủ
    Chuối xanh chữa mất ngủ
  7. Đậu xanh (đỗ xanh) là thực phẩm giàu dưỡng chất như vitamin E, B3, B6, các loại chất khoáng, chất xơ và các chất chống oxy hóa như flavanoid, carotenoid, polyphenol…

    Theo y học cổ truyền, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính hàn, không độc, thanh nhiệt mát gan, hạ huyết áp, tốt cho tim mạch, bổ dạ dày, hết đi tả, say nắng, chống lão hóa. Ngoài ra, đậu xanh còn có tác dụng chữa mất ngủ, kể cả mất ngủ kinh niên.


    Chúng ta sử dụng khoảng 50 gram đậu xanh với 10 gram đường phèn nấu kỹ với 200ml nước. Ăn khi còn nóng và có thể cho thêm chút sữa để tăng vị béo, ngậy. Món ăn này thích hợp với những người mất ngủ kinh niên hoặc thường xuyên phải làm việc căng thẳng.

    Đậu xanh chữa mất ngủ
    Đậu xanh chữa mất ngủ
  8. Rau nhút thường mọc dưới nước ở mương rãnh, ao hồ. Toàn cây dùng làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô. Ngoài được trồng làm rau ăn, kinh nghiệm dân gian còn sử dụng rau nhút làm thuốc. Theo Đông y rau nhút có vị ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, dùng chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong sinh mụn...


    Rau nhút giòn, vị thanh rất ngon nên được ưa chuộng dùng trong các món lẩu, canh… Thế nhưng, không phải ai cũng biết rằng đây còn là một loại rau bổ trợ rất tốt cho giấc ngủ nhờ vào tác dụng an thần, giải độc, làm mát và thông huyết. Tuy nhiên, rau nhút lại không phù hợp cho người đang mệt và trẻ nhỏ.

    Rau nhút chữa mất ngủ
    Rau nhút chữa mất ngủ
  9. Là một loại cây được trồng phổ biến ở Việt Nam, cây đinh lăng từ lâu đã được biết đến là một loại thảo dược vô cùng công hiệu trong tác dụng chống mất ngủ, trầm cảm và bồi bổ sức khỏe cho người bệnh.


    Đinh lăng được dùng chủ yếu là phần lá và rễ. Lá được hái, sử dụng quanh năm. Rễ đinh lăng được thu hái vào mùa đông, ở những cây đã có từ 4-5 tuổi trở lên, cỡ độ tuổi này, rễ mới có nhiều hoạt chất. Khi đào lấy rễ, rửa sạch, cắt bỏ phần rễ sát với góc thân. Rễ nhỏ thì dùng cả, nếu rễ to thì dùng phần vỏ rễ.

    Đinh lăng chữa mất ngủ
    Đinh lăng chữa mất ngủ
  10. Cây lạc tiên giúp an thần, ngủ ngon. Người mắc chứng tim hồi hộp, tâm phiền muộn, mất ngủ có thể dùng lá tươi ăn nấu canh hoặc sắc lấy nước uống hoặc cũng có thể uống phối hợp với lá sen. Ngoài hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, lạc tiên còn khắc phục được tình trạng phụ nữ hành kinh sớm.


    Cây này còn được chiết xuất để dùng làm hoạt chất an thần giúp chống căng thẳng dành cho người lao động trí óc, giảm nguy cơ suy nhược hệ tim mạch nói riêng và cơ thể nói chung. Ngoài ra, nó giúp giải độc, mát gan. Bạn có thể dùng lạc tiên trong trường hợp bị nóng trong người hoặc đau mắt đỏ.


    Ngọn non cây lạc tiên non được hái về làm rau luộc hoặc nấu canh. Lạc tiên còn được dùng trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, mớ ngủ, hành kinh sớm. Ngoài ra còn được dùng trị ho, phù thũng, viêm mủ da, lở ngứa, loét ở chân.

    Cây lạc tiên chữa mất ngủ
    Cây lạc tiên chữa mất ngủ
  11. Theo đông y, nụ, hoa tam thất có tính mát, chứa saponin ginsenoid nhóm Rb - một loại chất cũng tồn tại trong nhân sâm có tác dụng ức chế trung khu thần kinh trung ương, giúp an thần, tăng tuần hoàn máu trị mất ngủ rất tốt.


    Sử dụng nụ, hoa tam thất điều trị mất ngủ khiến giấc ngủ tự nhiên, tinh thần thoải mái, sau khi ngủ dậy người bệnh sẽ thấy khỏe mạnh, tỉnh táo, dễ chịu hơn, không còn thấy mệt mỏi, căng thẳng như trước đó.


    Nụ, hoa tam thất sẽ đặc biệt hiệu quả với chứng mất ngủ tạm thời mà không phải bệnh lý lâu năm, giúp giải tỏa căng thẳng, thanh mát, bồi bổ cơ tăng, tăng cường tuần hoàn máu, rất hữu ích cho người yếu ớt, suy nhược đặc biệt suy nhược thần kinh nói riêng.

    Nụ, hoa tam thất chữa mất ngủ
    Nụ, hoa tam thất chữa mất ngủ
  12. Cây trinh nữ hay cây xấu hổ là cây thuốc nam mọc hoang nhiều ở khắp các tỉnh thành trên cả nước. Là một cây cỏ bình thường xong cây xấu hổ (mắc cỡ) lại có nhiều tác dụng quý và có giá điều trị về mặt y học.


    Theo kinh nghiệm dân gian uống nước sắc cây trình nữ sẽ giúp ta ngủ ngon. Do vậy cây trinh nữ được dùng làm thuốc an thần, điều trị mất ngủ. Lá và dây trình nữ phơi khô 15-20g, cây lạc tiên 20g sắc nước uống hàng ngày. Duy trì uống liên tục trong 1 tuần bạn sẽ có một giấc ngủ ngon.

    Trình nữ chữa mất ngủ
    Trình nữ chữa mất ngủ
  13. Thiên lý là loại cây nhỏ, thân dây mọc leo, chia làm nhiều nhánh. Lá đơn nguyên, mọc đối, gốc hình tim, thuôn, có màu xanh lục bóng. Ra hoa thành xim (chùm) dạng tán, ở nách lá màu vàng, xanh lục nhạt, cánh hoa hợp thành ống dài, trên chia thùy hẹp dài, quả hạt dài. Hoa thơm về đêm nên có tên dạ lý hương. Mùa hoa nở chủ yếu vào mùa hè nên trồng làm cảnh che bóng mát trong sân nhà và lấy hoa làm thực phẩm.

    Đông y cho rằng hoa thiên lý có vị ngọt, tính bình với công năng giải nhiệt, chống rôm sảy, còn là vị thuốc có công hiệu an thần, tư bổ tâm, giúp ngủ ngon giấc. Thường dùng làm thức ăn mát, bổ, chữa mất ngủ, giải nhiệt đôc , trị đau măt do nhiêt va giun kim. Thông thường người ta vẫn dùng hoa thiên lý để nấu canh ăn, có công hiệu mát bổ, an thần, giúp dễ ngủ, ngon giấc, bớt mệt mỏi, chữa sốt nhẹ, lao lực…

    Hoa thiên lý chữa mất ngủ
    Hoa thiên lý chữa mất ngủ



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy