Top 10 Trận động đất kinh hoàng nhất thế giới

Nhuận Hạnh 15874 0 Báo lỗi

Động đất là một thảm họa thiên tai xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới nhưng lại rất khó dự đoán. Động đất hay còn gọi là địa chấn làm rung chuyển hoặc ... xem thêm...

  1. Động đất Nepal 2015 là một trận động đất mạnh khoảng 7,8 hoặc 8,1 độ (Mw) xảy ra hồi 11:56 NST vào thứ bảy ngày 25 tháng 4 năm 2015, với tâm chấn nằm khoảng 29 km đông - đông nam Lamjung, Nepal ở độ sâu khoảng 15 km. Đây là trận động đất mạnh nhất xảy ra tại Nepal kể từ trận động đất xảy ra năm 1934 tại quốc gia này. Hiện thời, con số người chết đã tìm được là hơn 8000 và hơn 16000 người bị thương do động đất ở Nepal và các vùng lân cận thuộc Ấn Độ, Trung Quốc và Bangladesh. Một trận động đất thứ 2, được xem là dư chấn mạnh, xảy ra ngày 12 tháng 5 năm 2015 vào lúc 12:35 NST có độ lớn 7,3Mw. Tâm chấn nằm gần biên giới với Trung Quốc giữa thủ đô Kathmandu và Everest. Hơn 65 người thiệt mạng và hơn 1.200 người bị thương trong đợt dư chấn này.


    Dư chấn mạnh có độ lớn 6,7 Mw xảy ra ngày 26 tháng 4 năm 2015 tại cùng khu vực vào lúc 12:55 NST, với tâm chấn nằm cách 17 km về phía nam của Kodari, Nepal. Dư chấn đã làm các vụ sạt lở tuyết mới trên đỉnh Everest và được cảm nhận ở nhiều nơi phía bắc Ấn Độ tại các thành phố Kolkata, Siliguri, Jalpaiguri và Assam. Dư chấn cũng gây ra các vụ trượt lở trên tuyến cao tốc Koshi, đã làm kẹt xe trên tuyến giữa Bhedetar và Mulghat. Một trận động đất lớn thứ 2 với độ lớn 7.3Mw đã xảy ra vào lúc 12:35 chiều ngày 12 tháng 5 năm 2015 cách Kodari 18 km về phía đông nam. Tâm chấn gần biên giới giữa Trung Quốc và Nepal giữa Kathmandu và Núi Everest. Có độ sâu 18,5 km. Trận động đất xuất hiện dọc theo cùng đứt gãy có độ lớn 7,8 trước đó về phía đông. Do nằm trong một chuỗi động đất nên trận động đất lớn này cũng đợt xem là một dư chấn. Rung lắc cũng đợt cảm nhận ở nhiều nơi phía bắc Ấn Độ gồm Bihar, Uttar Pradesh, West Bengal và các bang khác ở phía bắc Ấn Độ. Trong trận này có ít nhất 50 người Nepal thiệt mạng và 1.250 người bị thương. 17 người khác thiệt mạng ở Ấn Độ và một phụ nữ ở Trung Quốc.

    Động đất kinh hoàng ở Nepal (2015)
    Động đất kinh hoàng ở Nepal (2015)
    Động đất kinh hoàng ở Nepal (2015)
    Động đất kinh hoàng ở Nepal (2015)

  2. Động đất Tứ Xuyên năm 2008 là một trận động đất xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên thuộc tây nam Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chấn tâm thuộc huyện Mân Xuyên, Châu tự trị dân tộc Tạng, dân tộc Khương A Bá, cách Thành Đô, thủ phủ Tứ Xuyên, khoảng 90 km về phía Tây - Tây Bắc. Trận động đất này xảy ra vào lúc 06:28:01.42 UTC ngày 12 tháng 5 năm 2008. Cơn địa chấn này có cường độ 7,8 độ Richter theo Ủy ban Địa chấn Nhà nước Trung Quốc và 7,9 Mw theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS). Trận động đất này đã tác động đến nhiều khu vực cách xa chấn tâm như: Bắc Kinh (cách 1500 km về phía Đông Bắc), Thượng Hải (cách 1700 km về phía Đông), Pakistan, Thái Lan và thủ đô Hà Nội của Việt Nam.


    Đây là trận động đất mạnh và thảm khốc nhất xảy ra tại Trung Quốc kể từ sau trận Động đất Đường Sơn 1976, làm chết hơn 250.000 người. Ngày 17 tháng 5 được xem là ngày kì diệu khi các nhân viên cứu hộ đã cứu sống 73 người bị chôn vùi dưới đống đủ nát vì sau 100 giờ, cơ hội sống sót là rất hiếm. Sau trận động đất, Chính phủ Trung Quốc để quốc tang 3 ngày (19, 20, 21 tháng 5) để tưởng niệm vong hồn những nạn nhân của địa chấn. Các nhân viên khi đi làm chỉ được mặc hai màu trắng và đen (nam thắt cà-vạt đen), các hoạt động vui chơi giải trí bị cấm, các logo các đài truyền hình trực thuộc Trung Quốc chỉ có 2 màu đen trắng. Nhiều bà mẹ đã hạ sinh trong và sau trận động đất và đặt cho con những cái tên như Lý Chấn, Sinh Chấn, Trường Chinh...

    Động đất Tứ Xuyên, Trung Quốc (2008)
    Động đất Tứ Xuyên, Trung Quốc (2008)
    Động đất Tứ Xuyên, Trung Quốc (2008)
    Động đất Tứ Xuyên, Trung Quốc (2008)
  3. Động đất Ấn Độ Dương năm 2004, được biết đến trong cộng đồng khoa học như là cơn địa chấn Sumatra-Andaman, là trận động đất xảy ra dưới đáy biển lúc 00:58:53 UTC (07:58:53 giờ địa phương) ngày 26 tháng 12 năm 2004. Trận động đất kích hoạt một chuỗi các đợt sóng thần chết người lan tỏa khắp Ấn Độ Dương, những con sóng cao 30 m tàn phá các cộng đồng dân cư sinh sống ven biển ở Indonesia, Sri Lanka, Ấn Độ, Thái Lan, Myanmar và những nơi khác, cướp đi sinh mạng của 225.000 người thuộc 11 quốc gia. Cho đến nay, thiên tai này là một trong những thảm họa gây nhiều tử vong nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. Các phương tiện truyền thông quốc tế và người dân châu Á gọi nó là Sóng thần Á châu, trong khi tại Úc, New Zealand, Canada và Anh người ta gọi nó là Sóng thần ngày lễ Từ thiện (Boxing Day) bởi vì nó xảy ra ngay vào ngày lễ này.

    Cường độ của trận động đất lúc đầu đo được 9.0
    , nhưng sau tăng lên ở khoảng giữa 9.1 và 9.3. Với cường độ này, đây là trận động đất lớn thứ hai từng được ghi nhận bởi địa chấn kế, chỉ đứng sau trận động đất lớn ở Chile ngày 22 tháng 5 năm 1960 có cường độ 9.5. Cơn địa chấn Ấn Độ Dương làm rung chuyển mặt đất với cường độ 100 lần mạnh hơn trận động đất Loma Prieta xảy ra năm 1989. Nó có thời gian kéo dài lâu nhất mà người ta có thể ghi nhận được, từ 500 đến 600 giây. Cường độ và độ lan tỏa của nó đủ lớn để có thể khiến tinh cầu của chúng ta dịch chuyển ít nhất là nửa inch, tức là hơn một centimeter. Nó cũng kích hoạt các trận động đất ở những khu vực khác, đến tận Alaska. Cơn địa chấn khủng khiếp này khởi phát ở Ấn Độ Dương ngay phía bắc đảo Simeulue, ngoài khơi bờ biển phía tây của miền bắc Sumatra, Indonesia. Những đợt sóng thần sản sinh từ nó đã tàn phá vùng duyên hải Indonesia, Sri Lanka, Nam Phi, Thái Lan và những quốc gia khác với những con sóng cao đến 30 m, gây thiệt hại nghiêm trọng và mang chết chóc đến tận bờ biển phía đông châu Phi, nơi xa nhất có ghi nhận tử vong do sóng thần là ở Cảng Elizabeth, Nam Phi, 8000 km cách xa chấn tâm đến cả một đại dương.

    Siêu động đất ở Ấn Độ Dương (2004)
    Siêu động đất ở Ấn Độ Dương (2004)
    Siêu động đất ở Ấn Độ Dương (2004)
    Siêu động đất ở Ấn Độ Dương (2004)
  4. Động đất là một thảm họa thiên tai xuất hiện ngày càng nhiều trên thế giới nhưng lại rất khó dự đoán. Động đất hay còn gọi là địa chấn làm rung chuyển hoặc chuyển động lung lay mặt đất, thường xuất hiện khi có sự chuyển động của các “phay” (geologic fault) hoặc những đứt gãy trên vỏ của Trái Đất hay các hành tinh được cấu tạo chủ yếu từ các chất rắn như đất đá. Mặt đất vẫn luôn luôn chuyển động nhưng khi ứng suất vượt quá sức chịu đựng của thể chất Trái Đất sẽ xảy ra hiện tượng động đất. Các trận động đất mạnh và dư chấn của nó xảy ra trên thế giới đã cướp đi nhiều sinh mạng, tàn phá nặng nề và gây ra những hệ quả nghiêm trọng khi đẩy nhiều người vào cảnh mất nhà cửa và cần cứu trợ. Ngoài ra, thảm họa thiên nhiên này còn phá hủy nhiều cơ sở hạ tầng, giao thông cũng như làm đình trệ các hoạt động kinh tế.


    Ngày 31-5-1970: Trận động mạnh 7,9 độ Richter xảy ra tại thị trấn ven biển Chimbote của Peru, cướp đi sinh mạng của 70.000 người và khiến 800.000 người dân mất nhà cửa. Các trận lở đất cùng với các mảnh vỡ lao xuống với tốc độ 320 km/h từ ngọn núi Navado Huascaran phá hủy toàn bộ các làng mạc quanh đó. Trong cơn đại nạn này, toàn bộ mặt đất của thị trấn ven biển Chimbote đã rung chuyển với cường độ khủng khiếp. Toàn bộ những khối đá, đất từ trên núi bị sạt lở lao xuống với tốc độ như một chiếc máy bay đã xóa sạch dấu tích của vùng dân cư. Đọc những thong tin này, bạn có cảm thấy đáng sợ không nào?

    Động đất ở ven biển Chimbote của Peru (1970)
    Động đất ở ven biển Chimbote của Peru (1970)
    Động đất ở ven biển Chimbote của Peru (1970)
    Động đất ở ven biển Chimbote của Peru (1970)
  5. Vùng đất Turkmenistan nằm ở phía tây nam khu vực trung á, vốn nổi tiếng là nơi phải hứng chịu nhiều thảm họa từ thiên nhiên như động đất, sóng thần, núi lửa… Vào năm 1948, một trận động đất có cường độ 7,3 Richter đã chôn vùi thành phố Ashgabat trong đống đất đá bị đổ vỡ từ các công trình. Được biết, sau khi nhận được tin xấu từ nước bạn, hàng ngàn bác sĩ, nhân viên cứu trợ từ Nga và một số nước trên thế giới đã đến cứu trợ nhưng không thành công. 110.000 người là số người thương vong của trận động đất này. Đất nước chính thức bắt đầu tổ chức ngày tưởng nhớ (Turkmenistan) vào năm 1995. Lễ tưởng niệm quốc gia được tổ chức tại Khu phức hợp tưởng niệm Halk Hakydasy, tham dự bởi Tổng thống Turkmenistan.


    Các nhà lãnh đạo của Hội của Turkmenistan và các thành viên của Nội các Bộ trưởng đặt hoa tại tượng đài. Những người tham gia buổi lễ dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ các nạn nhân của trận động đất. Buổi lễ duy nhất mà tổng thống không tham dự là lễ kỷ niệm 55 năm năm 2003, khi đó Tổng thống Niyazov bị cảm lạnh thông thường. Các nghi lễ cũng được tổ chức ở các vùng khác nhau của đất nước. Ví dụ, buổi lễ năm 2010 được tổ chức ở Gypjak. Các hành động tưởng niệm khác, đặc biệt là cầu nguyện và Sadaqah được thực hiện để tưởng nhớ những người đã chết. Cờ quốc gia theo truyền thống được hạ xuống halfmast ở thủ đô của Ashgabat cũng như trong Các tỉnh của Turkmenistan. Tất cả các kênh truyền hình quốc gia đều chiếu phim tài liệu và phim thời sự về trận động đất.

    Động đất Turkmenistan (1948)
    Động đất Turkmenistan (1948)
    Động đất Turkmenistan (1948)
    Động đất Turkmenistan (1948)
  6. Đại thảm họa động đất Valdivia 1960 là trận động đất lớn Chile (Gran terremoto de Chile) ngày 22 tháng 5 là động đất mạnh nhất từng được ghi nhận. Các nghiên cứu khác nhau đã đặt nó ở mức 9,4 - 9,6 trên thang độ lớn. Nó xảy ra vào buổi chiều (19:11 GMT, 15:11 giờ địa phương) và kéo dài khoảng 10 phút. Kết quả là sóng thần ảnh hưởng đến miền nam Chile, Hawaii, Nhật Bản, Philippines, miền đông New Zealand, đông nam Australia và quần đảo Aleutian. Tâm chấn của trận động đất megathrust này nằm gần Lumaco, cách thủ đô Santiago khoảng 570 km về phía nam, với Valdivia là thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Sự rung chuyển đã gây ra những cơn sóng thần cục bộ làm vỡ nặng bờ biển Chile, với sóng cao tới 25 mét. Sóng thần chính chạy qua Thái Bình Dương và tàn phá Hilo, Hawaii. Sóng cao tới 10,7 mét được ghi nhận 10.000 km từ tâm chấn và cách xa Nhật Bản và Philippines.

    Với cường độ vùng tâm chấn lên đến gần 10 độ Richter
    , các nhà khoa học liệt kê trận động đất ở Chile như một trong những thảm họa kinh hoàng nhất hành tinh. Không dừng lại ở đó, một ngày sau chấn động, núi lửa Volcán Puyehue bắt đầu hoạt động trở lại đã thiêu hủy toàn bộ vật cản mà nó đi qua, tạo nên những cột khói khổng lồ gây ra những cơn bão bụi về sau. Số người chết và tổn thất tiền tệ phát sinh từ thảm họa lan rộng này là không chắc chắn. Các ước tính khác nhau về tổng số người thiệt mạng từ trận động đất và sóng thần đã được công bố, trong khoảng từ 1.000 đến 7.000 người thiệt mạng. Các nguồn khác nhau đã ước tính chi phí tiền tệ dao động từ 400 triệu đô la đến 800 triệu đô la Mỹ (tương đương 3,39 tỷ đô la đến 6,78 tỷ đô la ngày nay, được điều chỉnh theo lạm phát).

    Động đất Chile (1960)
    Động đất Chile (1960)
    Động đất Chile (1960)
    Động đất Chile (1960)
  7. Đại thảm họa động đất Kantō 1923 là một thảm họa ghê gớm tại vùng Kantō của Nhật Bản. Động đất mạnh dẫn tới đổ vỡ nhà cửa, gây ra hỏa hoạn quy mô lớn. Phần lớn người chết và bị thương là do hỏa hoạn. Vào lúc 11 giờ 58 phút 32 giây giờ địa phương ngày 1 tháng 9 năm 1923, một trận động đất mạnh 7,9 độ Richter đã xảy ra ở vị trí 35,1 vĩ độ Bắc - 139,5 kinh độ Đông, dưới đáy biển, cách bờ vịnh Sagami khoảng 80 km về phía Tây Bắc. Đặc điểm của trận động đất này là nạn nhân chết vì nhà sập mái đè ít mà vì hỏa hoạn là chủ yếu. Thời điểm xảy ra động đất đúng vào lúc người Nhật nấu cơm trưa. Vào giai đoạn đó, phần lớn nhà cửa của người Nhật còn làm bằng gỗ. Nhà cửa sập đổ và vật dụng trong nhà rơi rớt vào lúc này khiến cho hỏa hoạn xảy ra ở nhiều nơi. Chính quyền đã ghi nhận lại là có 136 điểm hỏa hoạn. Cũng thời điểm đó, một trận bão đang tiến gần tới bán đảo Noto, gây ra gió mạnh khắp vùng Kantō, làm cho hỏa hoạn lan nhanh và kéo dài suốt 2 ngày sau. Những xóm làng sinh sống đông đảo và tụ họp san sát bên nhau trong thành phố Tokyo (gọi là shitamachi) bị thiệt hại về sinh mạng rất lớn. Đặc biệt là những người chạy đến tỵ nạn trong khu đất trống ở Ryogoku đã bị lửa bao vây và chết cháy. Con số nạn nhân riêng ở đây đã là khoảng 40.000 người.


    Hỗn loạn gây ra hoang mang và sinh ra những tin đồn. Trong các thị trấn và làng xã xung quanh thủ đô, có những nhóm dân phòng gọi là Jikeidan, một nhách cảnh sát vũ trang do thường dân lập ra để canh phòng và bảo vệ cho chính khu dân cư của mình, đã tự ý tra hỏi và bắt giam những người bị tình nghi là thành phần bất hảo. Bộ Nội vụ Nhật Bản đã phải ban hành chế độ thiết quân luật để lập lại trật tự. Sau đó còn nảy sinh tin đồn sai sự thật rằng kiều dân Triều Tiên ở Nhật Bản nhân thời cơ này đã tiến hành đốt phá và cướp bóc, đồng thời còn đồn rang họ còn có sở hữu bom. Trong tình trạng khẩn cấp, những lời đồn đại dù vô căn cứ cũng đủ kích động gây ra những hành vi bạo lực điên cuồng. Về kinh tế, thiệt hại của trận động đất Kantô đã lên đến 60 tỷ Yen theo thời giá khi đó. Nhiều xí nghiệp ngưng hoạt động vì cơ xưởng bị sụp đổ hay bị thiêu hủy, gây ra một làn sóng thất nghiệp. Kinh tế Nhật Bản như thế đã chịu một cú đấm nặng nề vì trận động đất ấy. Hơn thế, lúc đó tình hình kinh tế Nhật Bản vẫn còn chưa được phục hồi từ sau năm 1920 với cuộc khủng hoảng kinh tế hậu chiến. Cuộc khủng hoảng kép này làm cho tình hình kinh tế càng trầm trọng.

    Trận động đất Kanto, Nhật Bản (1923)
    Trận động đất Kanto, Nhật Bản (1923)
    Trận động đất Kanto, Nhật Bản (1923)
    Trận động đất Kanto, Nhật Bản (1923)
  8. Động đất Hải Nguyên xảy ra vào 12:06 UTC ngày 16 tháng 12 năm 1920, tức 7 tháng 11 năm Canh Thân, chấn tâm nằm tại huyện Hải Nguyên, tỉnh Cam Túc (nay thuộc Ninh Hạ) của Trung Quốc. Động đất Hải Nguyên có cường độ 8,5 ML/7,8Mw, mạnh nhất trong số các trận động đất ghi nhận được tại Trung Quốc, cũng là trận động đất mạnh nhất ghi nhận được trên thế giới cho đến đương thời. Dư chấn do Động đất Hải Nguyên duy trì trong ba năm. Căn cứ theo thống kê chính thức, khoảng 234.117 người tử vong, gây tử vong ghi nhận được cao thứ ba tại Trung Quốc. Riêng tại Hải Nguyên có quá 73.604 người tử vong, trong 200 km lân cận đều bị ảnh hưởng, có thể cảm nhận được chấn động từ Hoàng Hải đến Thanh Hải, từ Nội Mông đến Tứ Xuyên. Sau động đất, Hải Nguyên núi lở đất nứt, do cư dân địa phương cư trú trong diêu động, do vậy khó chống chịu được sóng động đất, gây tử thương vô số.


    Theo thống kê chính thức đương thời, trong tỉnh Cam Túc có 234.117 người tử vong, khu vực chấn tâm Hải Nguyên có 73.604 người tử vong. Tuy nhiên, sóng động đất không chỉ lan trong nội bộ Cam Túc, các địa phương lân cận đều chịu thương vong nghiêm trọng, do vậy số người tử vong vẫn còn cần xem xét. Ngoài ra, do địa phương không có thông tin xác thực nên không thể khảo cứu số người thiệt mạng. Đây là trận động đất gây tử thương cao thứ năm toàn cầu, sau Động đất Gia Tĩnh, Động đất Ấn Độ Dương 2004, Động đất Đường Sơn và Động đất Aleppo 1138. Trận động đất này có cường độ XII, tức cấp cao nhất theo thang Mercalli, biểu thị động đất gây tàn phá lớn nhất. Do động đất gây núi lở đất nứt, gây ra hiện tượng đất trượt, hình thành nhiều dạng đứt đoạn địa chất, địa hình thay đổi. Cư dân địa phương trú trên hoàng thổ, phần nhiều lấy diêu động làm nhà, do hoàng thổ dễ sụp đổ nên sau thiên tại các thôn trang tại Hải Nguyên biến đổi cực nhiều. Do núi lở nên hình thành các hồ nước lớn nhỏ bị ngăn cách. Thời gian đó là mùa đông, cư dân địa phương lại cư trú tại nơi có độ cao hơn 1000 m, do đó một bộ phận người còn sống sau động đất về sau bị thiệt mạng trong thời tiết giá rét.

    Động đất Haiyan - Trung Quốc (1920)
    Động đất Haiyan - Trung Quốc (1920)
    Động đất Haiyan - Trung Quốc (1920)
    Động đất Haiyan - Trung Quốc (1920)
  9. Động đất Messina 1908 xảy ra vào ngày 28 tháng 12 tại Sicilia và Calabria, miền nam của Ý với cường độ mô men là 7,1 và cường độ theo thang đo Mercalli là XI (cực độ). Các thành phố Messina và Reggio Calabria hầu như bị phá hủy hoàn toàn và có từ 75.000 đến 200.000 người thiệt mạng. Từ khoảng 05:20 đến 05:21 xảy ra một trận động đất có cường độ 7,1 theo thang độ lớn mô men, trung tâm tại thành phố Messina trên đảo Sicilia. Reggio trên đại lục cũng chịu tổn thất nặng. Mặt đất rung chuyển khoảng 30 đến 40 giây và tàn phá trong vòng bán kính 300 km. Khoảnh khắc sau động đất, một cơn sóng thần cao 12 mét tấn công các bờ biển lân cận, gây ra tàn phá còn lớn hơn, 91% công trình kiến trúc tại Messina bị phá hủy và khoảng 70.000 cư dân thiệt mạng. Lực lượng cứu hộ tìm kiếm trong gạch vụn trong nhiều tuần, có gia đình được cứu hết trong vài ngày sau, song có hàng nghìn gia đình vẫn bị chôn vùi tại đó. Các tòa nhà trong khu vực không được xây dựng để kháng động đất, chúng có mái nặng và móng yếu.

    Động đất
    bắt nguồn từ đứt đoạn trực giao giữa các kiến tạo mảng. Ý nằm dọc theo vùng biên của mảng châu Phi và mảng này đẩy thềm đại dương bên dưới châu Âu với tốc độ 25 mm mỗi năm. Điều này gây dịch chuyển thẳng đứng, có thể dẫn đến động đất. Gần đây có đề xuất rằng sóng thần khi đó không bắt nguồn từ động đất, mà là từ một trận lở đất lớn bên dưới biển. Một số đám cháy phá hủy các ngôi nhà và biến chúng thành đống đổ nát. Trong nhiều năm sau 1908, các biện pháp phòng ngừa được tiến hành trong khi bắt đầu tái thiết, kiến trúc các tòa nhà phải chịu được động đất ở cường độ thay đổi, nếu lại bị tấn công một lần nữa. Trong quá trình tái thiết, nhiều cư dân Ý tái định cư đến các nơi khác tại Ý. Nhiều người buộc lòng phải di cư đến Hoa Kỳ. Năm 1909, tàu chở hàng Florida chở 850 hành khách như vậy rời Napoli. Chìm trong sương mù dày đặc, Florida va chạm với tàu khách hạng sang Republic. Ba người trên Florida lập tức thiệt mạng và trong vòng vài phút hỗn loạn bùng phát trên tàu. Thuyền trưởng của Floridalà Angelo Ruspini sử dụng các biện pháp cực đoan để tái kiểm soát các hành khách tuyệt vọng, trong đó có bắn súng chỉ thiên. Cuối cùng, những người sống sót được cứu trên biển và đưa đến cảng New York.

    Thảm họa động đất Messina, Italia (1908)
    Thảm họa động đất Messina, Italia (1908)
    Thảm họa động đất Messina, Italia (1908)
    Thảm họa động đất Messina, Italia (1908)
  10. Động đất Thiểm Tây 1556 xảy ra tại nước Đại Minh vào ngày 12 tháng 12 năm Gia Tĩnh thứ 34 (tức 23 tháng 1 năm 1556), các nhà khoa học hiện đại căn cứ theo ghi chép trong lịch sử, suy đoán cường độ động đất là từ 8,0 đến 8,3 Mw. Đây là trận động đất có sức phá hoại lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, cũng là trận động đất gây tử vong nhiều nhất trong lịch sử thế giới. Ngày 12 tháng 12 năm Gia Tĩnh thứ 34 (23 tháng 1 năm 1556), xảy ra động đất đồng thời tại Sơn Tây, Thiểm Tây, Hà Nam. Trận động đất này phân bố tại các khu vực Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam, Cam Túc, ảnh hưởng đến hơn một nửa lãnh thổ Trung Quốc, phạm vi cảm nhận được xa nhất đến tận Phúc Kiến, Lưỡng Quảng. Quân dân chết do bị đè, chìm, đói, bệnh, cháy không thể đếm được, tấu báo rằng có hơn 83 vạn. Có nhiều nhân khẩu tử vong do động đất, cực kỳ hiếm thấy trong lịch sử địa chấn, Có 97 châu tại ba tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây, Hà Nam chịu tổn hại, khu vực thiên tai ước tính rộng 280.000 km². Có 227 huyện thuộc 5 tỉnh có cảm nhận được trận động đất. Năm Gia Tĩnh thứ 34 là năm Ất Mão trong Can Chi, do vậy sử còn gọi là "Gia Tĩnh Ất Mão đại địa chấn", do vị trí chấn tâm nằm tại khu vực Hoa huyện thuộc Quan Trung nên còn được gọi là "Hoa huyện đại địa chấn".


    Sau địa chấn, xuất hiện hiện tượng Hoàng Hà nước trong có thể thấy được đáy và mực nước hạ giảm, sử viết rằng giờ Tý ngày 12 tháng 12 năm thứ 34 (Gia Tĩnh), động đất từ tây bắc đến đông nam, có tiếng giống như sấm, đất nứt tạo thành khe rộng hơn một trượng, nước phun tràn ngập, nhìn như hải dương...Tường nhà sập hết, quá bán số người tử vong là trong mộ lớn đó. Đến ngày 17, Hoàng Hà trong suốt ba ngày, do vậy nhìn thấy đáy sông". Tác giả Diên Lữ thời Minh đích thân quan sát được hiện tượng sau động đất xuất hiện mức nước ngầm giảm và địa ôn tại khu vực Quan Trung. Sau khi xảy ra động đất, tại Hoa huyện, Hoa Âm, Đại Lệ, Đồng Quang trong phạm vi vài nghìn km², toàn bộ các loại kiến trúc đều đổ sập, quan dân tử thương thảm trọng. Tử Vi quan tại huyện Đại Lệ và Thái Bạch trì tại tây nam Triều Ấp là hồ ao có diện tích tương đối, "kinh địa chấn bình vu", nước hồ khô cạn. Tại phụ cận Đồng Quan, địa chấn khiến "nhiều núi sụp lở, đường Đồng Quan tắc, (Hoàng) Hà chảy ngược", chảy vào Vị Hà. Động đất còn khiến Vị Hà đổi dòng chảy, dịch về phía bắc khoảng 5 km. Tại Tây An, Tiểu Nhạn tháp cao 15 tầng do ảnh hưởng của địa chấn nên đỉnh tháp bị hủy hoại, chỉ còn 13 tầng dưới. Lăng viên Càn lăng của Đường Cao Tông tại Càn huyện cũng bị phá hủy hoàn toàn.

    Trận động đất Thiểm Tây, Trung Quốc (1556)
    Trận động đất Thiểm Tây, Trung Quốc (1556)
    Trận động đất Thiểm Tây, Trung Quốc (1556)
    Trận động đất Thiểm Tây, Trung Quốc (1556)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy