Top 18 Trang phục dân tộc đẹp và độc đáo nhất ở Việt Nam

Quỳnh Chi 82684 0 Báo lỗi

Việt Nam có 54 dân tộc anh em mỗi dân tộc đều có trang phục truyền thống riêng, trong đó có những dân tộc có trang phục rất đẹp và độc đáo. Mỗi bộ trang phục ... xem thêm...

  1. Dân tộc Thái không sống tập trung mà rải rác ở nhiều vùng miền khác nhau trên đất nước Việt Nam. Người dân tộc Thái được chia thành hai nhóm đó là: Thái đen và Thái Trắng. Tuy có những quan niệm về văn hóa, phong tục khác nhau nhưng trang phục truyền thống dân tộc Thái đều sở hữu nhiều điểm chung giữa hai nhóm dân tộc Thái. Trang phục truyền thống của phụ nữ Thái thiết kế khá thanh thoát nhằm tôn vinh lên nét đẹp dịu dàng của người con gái Thái. Một bộ trang phục truyền thống của người dân tộc Thái bao gồm: áo ngắn (xửa cỏm), áo dài (xửa chái và xửa luổng), váy (xỉn), thắt lưng (xải cỏm), khăn (piêu), nón (cúp), xà cạp (pepăn khạ), các loại hoa tai, vòng cổ, vòng tay và xà tích.


    Các họa tiết được ưa chuộng của trang phục truyền thống dân tộc Thái thường là hình Mặt Trời, hoa lá, rồng... Áo may khéo léo ôm sát cơ thể. Đi kèm váy áo là thắt lưng và khăn Piêu cùng một vài trang sức bằng bạc càng làm tôn lên vẻ đẹp xinh xắn của bộ trang phục. Màu sắc phổ biến thường được dùng trên trang phục của họ là màu chàm, góp phần hòa hợp với sắc xanh thiên nhiên.

    Trang phục truyền thống dân tộc Thái
    Trang phục truyền thống dân tộc Thái
    Trang phục truyền thống dân tộc Thái
    Trang phục truyền thống dân tộc Thái

  2. Dân tộc H'Mông có trang phục truyền thống hết sức cầu kì và sặc sỡ, thường làm bằng vải lanh với nhiều màu sắc nổi bật cùng hoa văn đa dạng. Một bộ trang phục hoàn chỉnh thường gồm áo xẻ cổ, váy xòe xếp ly, xà cạp và mũ đội đầu. Nữ phục H'Mông rất đẹp và nổi bật, họ thường đính kèm các đồng xu, chuỗi hạt trên trang phục để tăng tính thẩm mỹ cũng như thể hiện các ý chí tâm linh truyền thống.


    Trang phục người Mông Hoa và Mông Trắng thì hoa văn chủ yếu tập trung trên lưng áo, đó là các họa tiết thổ cẩm hình chữ nhật, hình thoi... Còn trang phục phụ nữ Mông Đen, Mông Đỏ thì họa tiết tập trung ở vùng tay áo và trước ngực. Váy của họ là váy xòe xếp ly, thường là màu trắng, đai thắt lưng dài có màu nổi bật như xanh, hồng... Đi kèm với váy là xà cạp được thiết kế tỉ mỉ với các đồng xu bạc trang trí.

    Trang phục truyền thống của người H-Mông
    Trang phục truyền thống của người H-Mông
    Trang phục rất cầu kì và nổi bật
    Trang phục rất cầu kì và nổi bật
  3. Dân tộc Mường nổi tiếng với nền bản sắc và văn hóa dân tộc đa dạng. Trong đó phải kể đến trang phục truyền thống dân tộc Mường. Tuy những bộ quần áo truyền thống này được thiết kế khá đơn gian, nhưng đồng thời cũng không kém phần độc đáo và mang nét đẹp rất đặc trưng khó ai có thể quên được. Trang phục của phụ nữ Mường thường gồm áo pắn (áo ngắn mặc bên ngoài thường ngày, độ dài vừa chấm eo, xẻ ngực ) hoặc áo chùng (áo dài có thiết kế tương tự như áo ngắn nhưng dài đến đầu gối, có phần dưới xòe rộng, thường được mặc trong các dịp lễ hội), váy, yếm, mũ, bộ tênh (khăn thắt ở eo) và đồ trang sức kèm theo. Phụ nữ Mường thường đội khăn trắng hoặc xanh, thắt lưng màu xanh lá.


    Khác với sự cầu kì của trang phục của phụ nữ Mường, những bộ trang phục của đàn ông Mường lại có phần đơn giản hơn. Họ thường mang áo ngắn hoặc áo dài có màu nâu đất, có khuy cài áo, phần dưới phối với quần dài rộng rãi, thắt lưng quấn quanh cạp, trên đầu quấn khăn dài giắt sang hai bên. Trang phục của họ không cầu kì nhưng vô cùng thanh thoát, họ có quan niệm riêng về thẩm mỹ và cái đẹp nó thể hiện rõ nét ngay trên bộ trang phục truyền thống.

    Trang phục Mường thanh thoát trong lễ hội
    Trang phục Mường thanh thoát trong lễ hội
    Trang phục của đàn ông Mường
    Trang phục của đàn ông Mường
  4. Không sặc sỡ như nữ phục khác song trang phục truyền thống của phụ nữ Chăm lại có sức hút lạ thường. Không cầu kì, lộng lẫy, phụ nữ Chăm xem áo dài truyền thống là thứ trang phục thiêng liêng nhất, đẹp nhất. Bộ trang phục hoàn chỉnh gồm áo dài may kín, không xẻ tà, phần dưới được may vừa bước chân của người phụ nữ sao cho bước đi vừa phải, duyên dáng; váy đi kèm với áo thường cùng màu áo chỉ khác nhau độ đậm nhạt.


    Điểm nhấn trên bộ trang phục chính là thắt lưng được buộc chéo qua ngực và vòng quanh eo, chúng được thiết kế nổi bật với tông vàng óng ánh, cùng họa tiết tỉ mỉ. Đi kèm theo còn có khăn đội đầu vừa tăng vẻ duyên dáng vừa có thể che nắng. Hình ảnh người phụ nữ chăm trong bộ đồ truyền thống quả vô cùng hấp dẫn với bước đi uyển chuyển quả là một hình ảnh gây ấn tượng sâu sắc.

    Những cô gái chăm thu hút với bộ trang phục ánh vàng
    Những cô gái chăm thu hút với bộ trang phục ánh vàng
    Trang phục truyền thống dân tộc Chăm
    Trang phục truyền thống dân tộc Chăm
  5. Trang phục truyền thống của dân tộc Khmer mang một vẻ đẹp đặc biệt mà khó ai có thể quên được. hoảng ba bốn mươi năm về trước phụ nữ Khmer thường mặc xăm pôt (váy). Váy thường được may bằng vải tơ tằm, điều đặc biệt ở chiếc váy là váy được luồn từ sau ra trước qua hai chân rồi dắt bên hông tạo thành chiếc quần ngắn và rộng.


    Trang phục truyền thống của các cô gái Khmer trong ngày cưới có phần đặc biệt hơn. Trong ngày cưới hỏi thì họ thường mặc xăm pôt màu đỏ hoặc hồng, quàng khăn chéo qua người và đội mũ pkel plac hay mũ hình tháp. Giống như dân tộc thiểu số khác, trang phục của người Khmer khá cầu kỳ với nhiều gam màu sặc sỡ và tinh thế với nét độc đáo riêng. Từ lúc còn nhỏ, người Khmer đã vận lên mình những bộ trang phục truyền thống để tham dự các dịp lễ tết, hội hè. Những bộ trang phục truyền thống làm tôn lên vẻ yêu kiều, dịu dàng của những cô gái đến tuổi cập kê trong những điệu múa nhẹ nhàng, uyển chuyển. Còn đối với các chàng trai, khi vận trên mình bộ trang phục truyền thống biểu diễn bên dàn nhạc ngũ âm thì tạo nên sự mạnh mẽ, tài hoa và nam tính.


    Trang phục người phụ nữ Khmer luôn được chú ý bởi sự cầu kỳ, màu sắc rực rỡ, hoa văn trang trí tinh xảo và được điểm bằng những hạt cườm, kim sa lấp lánh. Đối với mỗi người phụ nữ Khmer, dù họ có khó khăn thiếu thốn đến mấy thì cũng cần phải chuẩn bị cho bản thân và gia đình mình những bộ trang phục truyền thống đẹp nhất để mặc trong những dịp quan trọng.

    Trang phục truyền thống của người Khmer
    Trang phục truyền thống của người Khmer
    Trang phục truyền thống của người Khmer
    Trang phục truyền thống của người Khmer
  6. Trang phục truyền thống của dân tộc Thổ so với ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Đồng bào Thổ cả nam và nữ về cơ bản ăn mặc khá giống với người Kinh, đặc biệt là lứa tuổi thanh niên và trung niên, người già chỉ còn mặc y phục trong những dịp quan trọng như lễ tết, hay công việc đặc biệt quan trọng như đám ăn hỏi, đám cưới... Tuy có sự thay đổi và giao thoa về trang phục như vậy nhưng người Thổ vẫn ý thức rất rõ về trang phục của mình, điều này vừa lưu giữ những trang phục cổ truyền, vừa tạo nên sự đa dạng và phong phú về trang phục, kiểu cách ăn mặc của họ trong cuộc sống.


    Phụ nữ Thổ ngày xưa ít mặc váy, họ thường mua váy với người Thái nên trang phục của họ có út nhiều ảnh hưởng của người Thái. Tuy nhiên nó vẫn mang những nét đẹp rất riêng. Váy của người Thổ gồm ba phần: Gấu váy màu trắng hoặc đỏ sẫm, thân váy màu đen, chàm có các đường kẻ ngang, chân váy được trang trí bởi các hoa văn thổ cẩm hình thoi đơn giản. Áo của họ khá nhẹ nhàng, khăn đội đầu màu trắng hình vuông, thắt lưng màu xanh hoặc đỏ. Nhìn chung trang phục phụ nữ dân tộc Thổ không cầu kì nó mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái.

    Trang phục dân tộc Thổ
    Trang phục dân tộc Thổ
    Trang phục dân tộc Thổ khá nhẹ nhàng
    Trang phục dân tộc Thổ khá nhẹ nhàng
  7. Trang phục truyền thống người Hà Nhì gồm: Áo, quần, khăn và rất phong phú cả về chất liệu và kiểu dáng …Trang phục của nhóm người Hà Nhì Đen có đặc điểm khác với trang phục của nhóm người Hà Nhì Hoa. Vào những ngày hội càng thấy rõ hơn bản sắc, nhóm dân tộc Hà Nhì qua những bộ trang phục truyền thống. Trang phục Hà Nhì hoa khá sặc sỡ cầu kì, mũ tua rua rất đẹp, còn nữ Hà Nhì đen thì nhã nhặn, tinh tế trang phục đều màu đen có trang trí thêm họa tiết xanh hoặc trắng.


    Nữ Hà Nhì đen thường có búi tóc giả làm bằng len rất đẹp, nó vừa như một loại trang sức vừa để che nắng. Theo văn hóa Hà Nhì đen thì phụ nữ mang mũ đặc biệt mũ màu chàm có nghĩa là đã có chồng.

    Nữ phục Hà Nhì đen
    Nữ phục Hà Nhì đen
    Nữ phục Hà Nhì Hoa
    Nữ phục Hà Nhì Hoa
  8. Trang phục truyền thống dân tộc Ba Na mang âm hưởng của thiên nhiên và hòa quyện với hơi thở của đại ngàn Tây Nguyên. Cũng giống như bao trang phục dân tộc khác, trang phục của dân tộc Ba Na có đường nét sắc sảo, tính tế, hoa văn thổ cẩm phối hợp cùng với họa tiết trang trí vô cùng bắt mắt, sặc sỡ. Trang phục của phụ nữ Ba Na gồm áo chui đầu, không xẻ cổ và váy. Họa tiết trên trang phục thường là hình đối xứng, lấy cảm hứng từ âm dương, trời đất, thiên nhiên... Màu sắc trên trang phục thường là màu đen (tượng trưng cho đất), màu đỏ (máu và lửa), màu vàng (ánh sáng Mặt Trời). Họa tiết thường chạy dọc theo trang phục, mang nét phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên đại ngàn của con người Tây Nguyên.


    Ngoài ra, trang phục truyền thống của đàn ông Ba Na cũng không kém phần đặc biệt. Khác với nữ phục, trang phục của nam giới Ba Na bao gồm áo chui đầu có cổ xẻ và đóng khố hình chữ T, trên đầu chít khăng. Vào những ngày mùa đông, họ thường phối chung với tấm áo choàng bên ngoài. Họa tiết trên trang phục của họ thường là cây nêu, hoa cúc cùng những đường sọc đỏ kẻ ngang.

    Trang phục truyền thống của phụ nữ Ba Na
    Trang phục truyền thống của phụ nữ Ba Na
    Trang phục truyền thống Ba Na
    Trang phục truyền thống Ba Na
  9. Người Dao Đỏ rất coi trọng ăn mặc nên trang phục truyền thống của dân tộc Dao Đỏ được may rất tỉ mỉ từng đường kim mũi chỉ, từ khâu dệt tới nhuộm vải rồi thêu hoa văn đều rất cầu kì và công phu. Một bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh của nữ giới Dao Đỏ gồm áo, mũ, quần, thắt lưng và xà cạp quấn chân. Áo của họ là loại áo dài, cổ tay và viền áo là các hoa văn thổ cẩm màu đỏ được thêu kì công trên nền vải đen chàm, quần màu đen tuyền phía dưới có thêu hoa văn, muốn biết người phụ nữ có khéo tay hay không thì hãy dựa vào hoa văn trên chân quần của họ. Khăn đội đầu màu đỏ nổi bật chính là điểm nhấn cho toàn bộ trang phục cũng như là đặc điểm riêng của người Dao Đỏ.


    Khác với sự rực rỡ và cầu kì của trang phục truyền thống của phụ nữ Dao Đỏ, trang phục của nam giới Dao Đỏ lại có phần giản dị hơn gồm khăn đội đầu, áo ngắn và quần. Áo được thiết kế cổ tròn, hở ngực. Quần may theo kiểu dáng quần ống rộng, đai quần làm bằng lưng chun tạo độ co giãn thoải mái, thuận tiện khi hoạt động sinh hoạt thường ngày.

    Trang phục dân tộc Dao Đỏ khá tỉ mỉ
    Trang phục dân tộc Dao Đỏ khá tỉ mỉ
    Phụ nữ Dao đỏ đội khăn màu đỏ
    Phụ nữ Dao đỏ đội khăn màu đỏ
  10. Thật là thiếu sót nếu không nhắc tới bộ áo dài truyền thống của dân tộc Kinh nói riêng và của Việt Nam nói chung. Đó là bộ trang phục mang dáng dấp và linh hồn nước Việt. Áo dài truyền thống gồm áo dài xẻ thành hai tà trước và sau, quần dài chấm gót. Chất liệu chủ yếu là lụa hoặc vải trơn, màu sắc cũng như họa tiết đa dạng, có thể là cổ tròn hoặc cổ đứng.


    Bộ áo dài khéo léo may ôm sát cơ thể, tôn lên vẻ đẹp dịu dàng mà đằm thắm của người phụ nữ Việt. Dường như áo dài là thứ trang phục mà ai mặc lên cũng thấy đẹp, nó vừa kín đáo, e lệ vừa có sự cuốn hút lạ lùng. Ngày nay thì áo dài ngày càng trở nên đa dạng về hình dáng và màu sắc nhưng chung quy lại thì nó vẫn luôn giữ được dáng vẻ truyền thống ban đầu vốn có của mình.

    Trang phục truyền thống dân tộc Kinh
    Trang phục truyền thống dân tộc Kinh
    Trang phục truyền thống dân tộc Kinh
    Trang phục truyền thống dân tộc Kinh
  11. Bên cạnh áo dài thì nữ phục dân tộc Kinh các miền cũng rất đặc sắc. Áo tứ thân là biểu tượng cho trang phục truyền thống các tỉnh khu vực đồng bằng sông Hồng, gắn liền với những làn điệu quan họ, những câu hát trao duyên của liền anh, liền chị. Bộ trang phục gồm áo khoác dài có bốn tà, màu sắc đa dạng, mặc phía trong là áo yếm đi cùng với váy dài và xòe nhẹ.


    Nếu bộ áo tứ thân mang vẻ đằm thắm, thướt tha thì bộ đồ bà ba lại giản dị mà gần gũi. Bộ trang phục được sử dụng phổ biến ở khu vực phía Nam. Nó khá đơn giản gồm áo bà ba cổ tròn may chiết eo cùng quần lụa dài ống rộng. Bộ trang phục tuy đơn giản nhưng lại tôn lên được vẻ đẹp nhẹ nhàng của người con gái vùng sông nước miền Nam.

    Áo tứ thân, nón quai thao là biểu tượng của một nền văn hóa châu thổ sông Hồng gắn liền với những làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng
    Áo tứ thân, nón quai thao là biểu tượng của một nền văn hóa châu thổ sông Hồng gắn liền với những làn điệu dân ca quan họ nổi tiếng
    Chiếc áo bà ba bình dị mà duyên dáng như chính tính cách con người miền Nam
    Chiếc áo bà ba bình dị mà duyên dáng như chính tính cách con người miền Nam
  12. Trang phục truyền thống dân tộc Tày là một bộ trang phục đơn giản nhưng đồng thời sở hữu những nét đẹp riêng biệt của nó, mang lại cho người mặc một vẻ đẹp thuần khiết. Trang Phục của người Tày chỉ đơn giản một sắc chàm, nét đặc sắc thể hiện ở những mẫu hoa văn trên vải của họ. Phụ nữ thường chít khăn mỏ quạ, mặc áo năm thân có thắt lưng, đeo vòng cổ, tay, chân bằng bạc. Ngoài ra, loại vải dệt hoa văn mầu đen trên nền vải trắng là loại vải để may mặt chăn, loại hình trang trí này phổ biến trong các dân tộc nói ngôn ngữ Tày -Thái, mà người ta còn dùng một thuật ngữ để gọi đồ án trang trí hoa văn như thế này là lái ăm - có nghĩa là vằn đồ đan, giống như các vằn nổi trên đồ đan. Họa tiết được kỷ hà hóa là chính để thích hợp với việc dệt trên khung dệt.


    Bên cạnh đó, trang phục truyền thống của nam giới người Tày gồm áo tứ thân xẻ ngực, cổ tròn và xẻ tà ở hai bên hông. Đặc biệt, họ may túi trên áo dựa theo từng độ tuổi. Các thanh niên thường may túi ở bên ngực trái, còn những người trung niên thì túi được may ở hai bên tà áo. Quần được may theo dáng quần chân què, ống dài đến mắt cá chân. Phần cạp quần được may rộng hơn nên thường được phối kèm với dây vải buộc phía trước.

    Trang phục dân tộc Tày khá đơn giản
    Trang phục dân tộc Tày khá đơn giản
    Người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm
    Người Tày thường mặc quần áo vải bông nhuộm chàm
  13. Để tạo ra những sản phẩm trang phục độc đáo này, người phụ nữ Ê Đê sử dụng khung dệt cổ truyền để dệt vải. Họ dệt ra những tấm vải để rồi từ đó làm ra váy, áo, khố, mền hoặc địu... thông qua kỹ thuật khâu đáp, khâu viền. Người Ê Đê (cả nam và nữ) đều có các kiểu mặc như choàng quấn, chui xỏ.


    Trang phục nữ, người Ê Đê mặc miếng (váy tấm) bằng thao tác choàng quấn quanh eo, che nửa thân dưới. Đó là một tấm vải hình chữ nhật, chiều rộng quấn trục thân dài khoảng 1,3m, chiều dài buông xuôi khoảng gần 1m. Khi mặc, gấu váy có thể buông dài tới mắt cá chân. Mép ngoài ở đầu trên, quần đè dang sườn bên phải. Ao mniê (áo nữ) là loại áo chui đầu (xẻ ngang bờ vai trái sang vai phải), ôm sát vào thân (không rộng thùng thình, cũng không may bó), buông xuôi tới thắt lưng, vạt trước và sau bằng nhau, không hở tà, có loại dài tay, ngắn tay và cộc tay.


    Váy và áo đều bằng vải sợi bông xe xăn, nhuộm màu xanh chàm ngả đen. Trên nền váy và áo bao giờ cũng có vài dải hoa văn dệt, bố cục nằm ngang (vòng ngang trục thân). Màu chủ đạo của hình họa và những đường diềm trang trí là đỏ, trắng, vàng. Căn cứ vào số lượng và chất lượng các dải hoa văn trên váy, áo, người Ê Đê phân biệt cho từng loại váy, áo như: miêng dec, miêng kdruêc piêk, miêng bơng, ao dec, ao dêc kuưk grưh, ao Jik, ao băl...

    Váy và áo đều bằng vải sợi bông xe xăn, nhuộm màu xanh chàm ngả đen
    Váy và áo đều bằng vải sợi bông xe xăn, nhuộm màu xanh chàm ngả đen
    Người Ê Đê thường mặc váy tấm
    Người Ê Đê thường mặc váy tấm
  14. Trang phục truyền thống dân tộc Cơ Tu có cá tính riêng trong tạo hình và hoa văn, phục sức trang trí. Đây là một nét đẹp độc đáo, tạo dấu ấn riêng khác với các tộc người khác trong cùng khu vực, nhất là trang phục dành cho nữ giới. Phụ nữ Cơ Tu thường để tóc dài búi ra sau gáy, hoặc thả buông. Trước đây họ để thân trần, chỉ buộc một miếng vải như chiếc yếm che ngực. Phụ nữ Cơ Tu mặc váy ngắn đến đầu gối và khoác thêm tấm áo choàng bên ngoài. Họ thường mặc áo chui đầu có khoét cổ, thân ngắn tay cộc. Áo được trang trí ở vai, ngực, sườn, gấu với các màu đỏ, trắng trên nền chàm. Váy ngắn cũng được cấu tạo tương tự theo lối ghép hai miếng vải khổ hẹp gập lại thành hình ống.


    Trang phục truyền thống của nam giới người Cơ Tu lại có phần đơn giản hơn. Họ thường đóng khố, đầu vấn khăn hoặc cắt tóc ngắn bình thường. Vào mùa hè họ thường để trần thân trên, mùa lạnh thì khoác thêm tấm choàng to, dài khoảng hai đến ba sải tay. Vì phần áo không quá được chú trọng ở nam giới nên khố của họ được thiết kế tỉ mỉ và đa dạng hơn. Khố mà nam giới Cơ Tu thường dùng hằng ngày thường không trang trí hoa văn, ít màu sắc, còn loại dùng trong các lễ hội thì có họa tiết trang trí bắt mắt hơn, màu sắc rực rỡ trên nền chàm.

    Người Cơ Tu thường mặc áo chui đầu khoét cổ, thân ngắn tay cộc
    Người Cơ Tu thường mặc áo chui đầu khoét cổ, thân ngắn tay cộc
    Trang phục dân tộc Cơ Tu
    Trang phục dân tộc Cơ Tu
  15. Trang phục truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ngoài chức năng bảo vệ cơ thể còn có chức năng xã hội và thẩm mỹ rõ rệt. Hiện nay trang phục truyền thống của phụ nữ Pà Thẻn hầu như còn giữ nguyên, còn nam giới đã có nhiều thay đổi. Trang phục của nữ giới Pà Thẻn thường bao gồm áo, yếm, váy, khăn và thắt lương. Đặc biệt trang phục của người Pà Thẻn thường rất nổi bật nhờ cách dùng màu của họ. Màu sắc họ thường sử dụng nhất là màu đỏ tươi, vì vậy một số dân tộc gọi họ là người Mèo đỏ. Ngoài ra, phụ nữ Pà Thẻn thường dùng hai loại dây lưng là màu đen và màu trắng. Trong sinh hoạt hàng ngày họ dùng màu đen, trong các dịp lễ hội hay cưới xin mới dùng loại dây lưng màu trắng.


    Tuy nhiên, trang phục truyền thống của nam giới Pà Thẻn hiện không còn phổ biến rộng rãi như trước nữa. Hầu hết nam giới Pà Thẻn hiện nay đều mặc áo sơ mi và quần âu may sẵn. Chỉ trong ngày cưới chú rể mới mặc quần chân què, áo bà ba đen trang điểm thêm 2 chiếc khăn vắt chéo qua ngực và dùng thắt lưng màu trắng.

    Trang phục của người Pà Thẻn
    Trang phục của người Pà Thẻn
    Bộ nữ phục Pà Thẻn nổi bật nhờ cách dùng màu của họ.
    Bộ nữ phục Pà Thẻn nổi bật nhờ cách dùng màu của họ.
  16. Người Chơ ro xưa kia thường tự trồng bông, nhuộm sợi, dệt vải làm khố, váy, áo và chăn. Đôi khi, vài gia đình đổi y phục từ những dân tộc láng giềng như Mạ, Cơ Ho bằng lúa, gà, trâu, bò… Hiện nay, hầu hết người Chơ ro không còn nghề dệt vải truyền thống. Việc dệt vải thường do nữ giới đảm nhiệm. Tuy nhiên, nam giới cũng góp sức vào công việc này qua các công đoạn trồng bông, làm khung dệt, các dụng cụ cán bông, quay sợi, nhuộm sợi…


    Trang phục truyền thống dân tộc Chơ ro thường rất đơn giản, phụ nữ chỉ quấn váy tấm ở trên, còn đàn ông thì ở trần hoặc mặc áo tay ngắn, phía dưới đóng khố, mùa lạnh thì khoác lên thêm một tấm áo choàng thổ cẩm. Người Chơ ro hiện nay rất ít khi sử dụng trang phục truyền thống mà họ mặc như người Kinh. Trang phục cổ truyền chỉ còn mặc trong những ngày truyền thống của dân tộc, được lưu giữ lại trong trí nhớ và một vài hiện vật trong phần trưng bày tại nhà cộng đồng của người Chơ ro.

    Trang phục dân tộc Chơ Ro
    Trang phục dân tộc Chơ Ro
    Người Chơ Ro hiện nay rất ít mặc trang phục truyền thống
    Người Chơ Ro hiện nay rất ít mặc trang phục truyền thống
  17. Dân tộc Nùng là dân tộc có số dân đông thứ hai so với toàn tỉnh, chỉ đứng sau dân tộc Tày. Vì phân bố và sinh sống ở nhiều địa phương, vùng miền khác nhau nên dân tộc Nùng chia ra thành nhiều nhóm ngành như: Nùng Vẻn, Nùng An, Nùng Cháo, Nùng Xuồng,... Chính vì sự phân hóa đa dạng này, trang phục truyền thống của dân tộc Nùng cũng không kém phần đặc sắc, phong phú và mang đậm nét đặc trưng của mỗi nhóm ngành. Phụ nữ Nùng thường mặc áo tứ thân được may theo kiểu tay bó, cài cúc ở bên phải, phía dưới phối với quần ống rộng được may bằng vải lụa đen. Màu sắc trên trang phục không sặc sỡ, cầu kì như những trang phục của các dân tộc khác mà thiên về những gam màu lạnh, trung tính như xanh thẫm, tím than, đen.


    Bên cạnh đó, trang phục của nam giới thuộc dân tộc Nùng lại có phần đơn giản và linh hoạt hơn. Họ thường mặc áo tứ thân ngắn, thiết kế tay bó tương tự với trang phục của nữ giới Nùng, trên áo được may thêm ba chiếc túi, cổ áo đứng, hàng cúc bằng vải. Phần quần thì được may theo kiểu dáng ống đứng truyền thống, cạp quần được gấp thành nhiều nếp phối cùng với thắt lưng làm bằng dây vải.

    Trang phục truyền thống của dân tộc Nùng
    Trang phục truyền thống của dân tộc Nùng
    Trang phục truyền thống mang màu sắc đơn giản được nhuộm bằng những nguyên liệu thiên nhiên
    Trang phục truyền thống mang màu sắc đơn giản được nhuộm bằng những nguyên liệu thiên nhiên
  18. Trang phục truyền thống của dân tộc Mảng mang một nét đẹp rất đặc trưng, khỏe khoắn của thiên nhiên Tây Bắc. Vì sinh sống gần với khu vực của dân tộc Thái và Hà Thì nên trang phục truyền thống của ba dân tộc này đâu đó vẫn có nét tương đồng với nhau. Trang phục của phụ nữ Mảng gồm áo, váy, yếm, xà cạp, dây quấn tóc ( păng chư út),... Khác với dân tộc Nùng, áo của dân tộc Mảng được may bằng nhiều loại vải mang màu sắc bắt mắt, sặc sỡ cùng nhiều chi tiết độc đáo. Phía dưới là váy đen quấn ngang hông. Ngoài ra, trang phục của phụ nữ Mảng còn có thêm tấm choàng quấn quanh thân làm bằng vải thô trắng, điểm xuyến thêm những hàng chỉ đỏ nổi bật thêu ở giữa.


    Dân tộc Mảng thường không quấn khăn hay đội mũ như những dân tộc khác mà thường để đầu trần. Họ buộc tóc thành chỏm trên đầu với dây quấn tóc dài làm bằng nhiều sợi chỉ bông màu trắng tết lại. Hai đầu dây có kết tua rua khá đẹp, đính trên đó là những hạt cườm nhỏ bằng nhựa nhiều màu, phía đuôi dây là những sợi vải màu đỏ rất bắt mắt.

    Trang phục truyền thống của phụ nữ Mảng
    Trang phục truyền thống của phụ nữ Mảng
    Trang phục truyền thống của dân tộc Mảng mang rất nhiều nét độc đáo
    Trang phục truyền thống của dân tộc Mảng mang rất nhiều nét độc đáo




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy