Top 10 Vật chất xa xỉ nhất thế giới

Nguyen Viet Anh 1806 1 Báo lỗi

Nếu bạn hỏi rằng :" Trên thế giới này vật gì là đắt nhất? " thì có lẽ không ít người trả lời đó là " Vàng", một số ít trả lời " Kim cường ", và một số rất ít ... xem thêm...

  1. Bắt đầu từ trí tưởng tượng của con người, các nhà khoa học vật lý lượng tử đã mơ ước và bắt tay thực hiện chế tạo ra hạt phản vật chất mặc dù đó là giấc mơ xa vời của ngành khoa học vật lý lượng tử. Hiểu đơn giản như khi những hạt phản vật chất gặp vật chất, cả 2 sẽ cùng bị tan biến. Như dấu (+) gặp dấu (-) thì kết quả sẽ ra 0. Nhưng không ai ngờ rằng, các hạt phản vật chất là có thật, và giờ đây chúng đang đang nghiên cứu một cách mạnh mẽ, tuy rằng chưa có một nhóm nghiên cứu nào tuyên bố đã tạo ra được hạt phản vật chất.

    Theo đó, bạn phải hiểu rằng, chỉ 1 phần tỉ gram (0.000000001 gram) hạt phản vất chất đã có giá trị lên đến 100 triệu $, và 1 năm thì mới sản xuất được ngần đó. Như vậy cho thấy sẽ cần 100 nghìn tỉ $ chỉ để sản xuất 1g hạt phản vật chất. Nếu bạn đang sở hữu 1g loại hạt này, hãy liên lạc ngay với trung tâm khoa học hàng đầu quốc tế để lảnh thưởng!
    Phản vật chất
    Phản vật chất

  2. Là một nguyên tố hóa học kim loại tổng hợp có kí hiệu Cf, mang tính chất phóng xạ mạnh như vũ bão, một trong các nguyên tố có khối lượng nguyên tử cao nhất. Chuyên dùng để khởi động các lò phản ứng hạt nhân, đối với con người thì là nguyên tố chuyên phá vỡ khả năng tạo ra hồng cầu (may mắn là trong cơ thể chúng ta không có chất này).

    Với số tiền xấp xỉ 600 tỉ VNĐ/g - nếu bạn có điều kiện, hãy vác hẳn 1kg vật chất này về nhà để trong tủ kính để trưng bày và sưu tầm.
    Californi
    Californi
  3. Là một khoáng chất siêu cứng và siêu hiếm nên việc tìm ra và thu thập là vô cùng khó khăn (mới có 25 mẫu vật trên toàn thế giới ). Nếu bạn tìm ra mẫu vật thứ 26, hãy sẵn sàng cho một cuộc sống mà mùa đông đốt tiền để sưởi ấm.

    Chỉ với 7000 tỉ VNĐ/kg - cũng không khó lắm nếu bạn thực sự " dư dật " tiền để có thể mua về trưng bày và nghiên cứu.
    Painit
    Painit
  4. Là một dạng hình thù của chất Cacbon (C) nhưng siêu bền và siêu cứng. Một viên kim cương hoàn hảo phải được đánh giá qua 4 tiêu chí là khối lượng, độ trong suốt, màu sắc và cách cắt. Kim cương vừa là vật trang trí, vừa là vật có nhiều ứng dụng công nghệ trong cuộc sống (máy cắt kính, cắt đá, laze...)

    Đa số các viên kim cương ngày nay chúng ta nhìn thấy đều là kim cương nhân tạo. Còn để sở hữu 1g kim cương nguyên chất - bạn chỉ cần bỏ ra 1 tỉ VNĐ là đã sở hữu được rồi. Còn 1kg - cũng chỉ có 1 nghìn tỉ VNĐ mà thôi. So với thế giới thì đó cũng là giá tương đối rẻ.
    Kim cương
    Kim cương
  5. Là một đồng vị phóng xạ của Hydro. Hơn thế nữa, vật chất này chỉ được tạo thành bởi sự va chạm của các bức xạ vũ trụ với khí quyển của Trái Đất. Được sử dụng chủ yếu trong phản ứng tổng hợp hạt nhân.

    Nghe oai là vậy nhưng chúng chỉ có giá trị 700 triệu VNĐ/g. Mà giờ đây có vẻ ứng dụng của chúng được phổ biến khá rộng rãi. Nên bạn hãy cố gắng sưu tầm chúng.
    Triti - xấp xỉ 700 triệu VND/g
  6. Taaffeite được tìm ra vào năm 1945 bởi nhà nghiên cứu đá quý người Úc Richard Taaffe. Taaffeite được xếp vào nhóm đá quý cực hiếm, thậm chí được cho là khan hiếm hơn kim cương một triệu lần. Nếu đặt toàn bộ lượng đá Taaffeite hiện có trên thế giới thì chỉ đầy một chiếc cốc nhỏ. Chắc các bạn đã hiểu vì sao giá thành của chúng lại đắt đỏ đến như vậy rồi đúng không? Taaffeite có dải màu sắc đa dạng, từ trong suốt cho đến màu tím oải hương, màu hoa cà hoặc màu tím hơi ngả xanh.

    Taaffeite
    Taaffeite
  7. Plutonium là nguyên tố nguyên thủy nặng nhất, có màu trắng bạc đồng thời cũng là nguyên tố phóng xạ cực mạnh và độc hại. Plutonium rất dễ cháy, được sử dụng trong các phản ứng nhiệt hạch nhằm tạo ra năng lượng hạt nhân. Plutonium trong tự nhiên rất khan hiếm nên giá thành của nó cao ngất ngưởng và các quốc gia cũng xếp nó vào danh sách những vật chất cần được bảo vệ, sử dụng theo chế độ hết sức chặt chẽ.

    Plutonium
    Plutonium
  8. Platinum hay bạch kim là một kim loại chuyển tiếp hiếm, có trong lớp vỏ Trái đất, màu trắng xám, đặc dẻo, dễ uốn. Bạch kim có nhiều ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp, lĩnh vực y tế, lĩnh vực môi trường và đặc biệt là chế tác trang sức. Bởi vì sản lượng khai thác hàng năm của bạch kim chỉ vào khoảng vài trăm tấn nên chúng được coi là chất liệu quý hiếm và giá thành cũng rất cao. Hiện nay, con người thường có xu hướng dùng các mẫu trang sức xi mạ bạch kim thay vì dùng trang sức làm hoàn toàn từ bạch kim. Lý do là vì lớp xi mạ bạch kim cũng đẹp không kém cạnh mà giá mềm hơn rất nhiều

    Platin
    Platin
  9. Rhodium là một kim loại chuyển tiếp khá hiếm, cứng, có màu trắng bạc, dẫn điện tốt. Rhodium được ứng dụng nhiều nhất trong công nghiệp chế tạo và ngành kim hoàn. Rhodium làm chất xúc tác trong quá trình sản xuất thủy tinh, có trong thành phần cặp nhiệt độ và nồi nấu phòng thí nghiệm. Quá trình khai thác và tinh chế Rhodium từ các mỏ quặng khá khó khăn nên Rhodium có giá thành cao

    Trang sức bạc mạ Rhodium
    Trang sức bạc mạ Rhodium
  10. Có lẽ nhiều người sẽ bất ngờ bởi vàng chỉ xếp thứ 10 trong danh sách này. Vàng là một kim loại quý nhưng lại có trữ lượng tương đối cũng như dễ khai thác trên thế giới chứ không quá khan hiếm. Vàng được sử dụng ở tất cả các quốc gia trên thế giới, không chỉ làm đồ trang sức mà còn là phương tiện chuyển đồi tiền tệ, nhiều ứng dụng trong y tế thực phẩm và đồ uống. Ngay từ thời cổ đại, vàng đã phổ biến rộng rãi trong đời sống con người.


    Tuy nhiên do tính chất của vàng nguyên chất khá mềm, khó khăn trong việc gia công nên các hãng trang sức trên thế giới thường trộn thêm các hợp kim khác như bạc, đồng, bạch kim vào vàng để tăng độ cứng, dễ chế tác hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, vàng còn được dùng làm chất bán dẫn và nối các bo mạch điện tử do dẫn nhiệt dẫn điện tốt lại không bị sỉn màu.

    Vàng
    Vàng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy