Top 10 Việc cha mẹ tuyệt đối không nên làm trước mặt con

Nguyễn Daisy 2407 0 Báo lỗi

Đối với tất cả trẻ nhỏ, bố mẹ không chỉ là hai “thiên sứ” giúp chúng có được may mắn hiện hữu trên thế gian này mà còn đóng vai trò là những người thầy đầu ... xem thêm...

  1. Trong cuộc sống, không phải lúc nào những lời nói thật “sắc như dao” cũng làm cho mối quan hệ của bạn thêm gắn kết. Đôi khi, những lời nói dối vô hại cũng giúp giảm thiểu tối đa mức độ bùng phát của một cuộc đấu khẩu không cần thiết. Nhưng bố mẹ nên nhớ rằng, dù với bất kỳ lý do gì thì cũng đừng nên nói dối trước mặt con, bởi chúng nghĩ đơn giản nếu bố mẹ nói được, chúng cũng có thể nói được, khi ấy bạn sẽ rất khó điều chỉnh được hành động sai trái của con mình.


    Đó có thể là bạn nói dối với người khác, vợ chồng bạn nói dối với nhau hay bạn nói dối với con đều không nên vì bé sẽ nghĩ nói dối không phải là một điều sai trái, không phải là một điều không nên làm, không có hại gì và cứ thế bé sẽ học theo bố mẹ tập nói dối như một “điều đáng để học hỏi” và hoàn toàn vô hại, như vậy chính bạn đã noi gương xấu cho con rồi đấy. Cha mẹ nào cũng từng nói dối con, đặc biệt là với con còn nhỏ tuổi. Nhưng đừng nói dối trẻ bất kì khi nào có thể, vì làm vậy cha mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc dạy con không được nói dối người khác. Nếu việc này được lặp đi lặp lại thì trẻ sẽ mặc định rằng nói dối chẳng có gì là xấu cả, lâu dần hình thành nên tính nói dối ở trẻ em. Ban đầu là nói dối cha mẹ, sau alf nói dối mọi người xung quanh. Ban đầu là nói dối việc nhỏ, sau là nói dối việc lớn. bởi vậy, cha mẹ nên hạn chế nói dối trước mặt con cái. Nếu rơi vào trường hợp cần nói dối thì phải hết sức tế nhị, đồng thời giải thích cho con hiểu.


    Do đó, dù với bất cứ lý do gì và trong hoàn cảnh nào bạn cũng không nên nói dối trước mặt con, đừng để các bé nói dối với suy nghĩ bố mẹ nói được, chúng cũng nói được, khi ấy bạn sẽ không biết phải làm thế nào để điều chỉnh hành động sai trái này của con mình đấu đấy.

    Không nên nói dối trước mặt con
    Không nên nói dối trước mặt con
    Không nên nói dối trước mặt con
    Không nên nói dối trước mặt con

  2. Nhiều bà mẹ có thói quen than vãn về chuyện tiền bạc trước mặt chồng con hoặc có những ông chồng thì phê phán, chỉ trích chuyện tiêu xài hoang phí hay chặt chẽ của các bà vợ mà không để ý có sự hiện diện của con ở đó. Những câu chuyện tiền bạc này hay được đưa ra trong bữa ăn hay buổi họp mặt gia đình và mang nặng tính chất vấn sẽ làm cho trẻ trở nên thực dụng, hình thành thói quen tính toán và hay nghĩ đồng tiền là tất cả.


    Tiền bạc là chuyện tế nhị nhưng nhiều cha mẹ bỏ qua điều này. Cha mẹ phê phán lẫn nhau cách tiêu tiền, cách kiếm tiền hay dùng tiền biếu ông bà, biếu sếp, biếu người quen… Việc tính toán tiền bạc trước mặt trẻ khiến trẻ hình thành cách coi trọng đồng tiền, trở nên thực dụng hơn. Tâm hồn trẻ nhỏ vốn mong manh, dễ vỡ. Việc cha mẹ than vãn tiền bạc trước mặt con cái sẽ khiến trẻ trở nên tự ti hơn với bạn bè. Con sẽ cảm thấy buồn, tủi thân và bị ám ảnh về chuyện tiền bạc. Bởi vậy, chuyện tiền nong và chi tiêu của gia đình, cha mẹ nên tránh nói trước mặt con. Để trẻ hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh gia đình thì cha mẹ nên dạy trẻ cách tiết kiệm, cho trẻ tham gia vào các hoạt động mang tính cộng đồng, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn, để từ đó trẻ hình thành tấm lòng bao dung và tốt bụng.


    Trẻ nhỏ tuy rằng đôi khi không hiểu chuyện và còn chưa biết suy nghĩ nhưng chúng cũng có những cảm xúc riêng. Khi cha mẹ dạy trẻ điều gì, thì trước mặt trẻ nên hành xử đúng chuẩn mực như những gì mình đã dạy. Các bạn chính là tấm gương để con noi theo, nên hãy uốn nắn trẻ đúng cách các bậc phụ huynh nhé!

    Không nên đôi co chuyện tiền bạc trước mặt con
    Không nên đôi co chuyện tiền bạc trước mặt con
    Không nên đôi co chuyện tiền bạc trước mặt con
    Không nên đôi co chuyện tiền bạc trước mặt con
  3. Cuộc sống không phải lúc nào cũng êm ấm, sẽ chẳng thể nào tránh khỏi những lúc “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt”, bất đồng quan điểm và dẫn đến to tiếng với nhau. Vì quá nóng giận, nhiều ông bố, bà mẹ không thể kiềm chế được đã văng ra những lời nói cáu gắt, tục tĩu ngay trước mặt con. Vô tình, những hình ảnh, lời nói đó đã in sâu vào trong tiềm thức của trẻ và gây ra những hậu quả về sau này. Tất cả những hình ảnh đẹp đẽ mà bố mẹ đang dày công xây dựng dần mất đi trong trẻ.


    Các bé cũng dần hình thành tâm lý sợ sệt, ít gần bố mẹ và ít nghe lời bố mẹ. Nghiêm trọng hơn, bé cũng sẽ có những hành động tương tự như bố mẹ đã làm với nhau với người thân, bạn bè khi “không tìm được tiếng nói chung” và đôi khi cũng chẳng vì một lý do nào cả. Vì vậy, dù hai vợ chồng bạn có mâu thuẫn ra sao, giận hờn thế nào cũng nên cố gắng làm như không có chuyện gì xảy ra và vui vẻ trước mặt con rồi nói chuyện riêng với nhau. Với cách xử trí này, bạn không những “ghi điểm” với con mà còn giúp bạn rèn luyện được tính kiềm chế và giữ được bình tĩnh tốt hơn. Việc vợ chồng có những mẫu thuẫn, bất đồng ý kiến và dẫn đến cãi nhau là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên vì quá nóng giận, không thể kiềm chế mà nhiều người đã có những hành động, lời nói cáu gắt với nhau trước mặt con cái và vô tình những hình ảnh, lời nói đó đã in sâu vào suy nghĩ còn rất ngây thơ của các bé, gây nên những hậu quả đáng tiếc. Việc bố mẹ cãi nhau, to tiếng trước mặt con không những sẽ làm mất đi hình ảnh đẹp đẽ, đáng kính, đáng nể trọng của mình trong mắt con cái mà còn khiến các bé cảm giác bất an ngay chính bên cạnh bố mẹ của mình, tâm lý sợ hãi, ít gần gũi với bố mẹ, ít nghe lời bố mẹ dần dần hình thành.


    Nguy hiểm hơn, các bé sẽ có những hành động, lời nói tương tự như bố mẹ đã làm với nhau đối với người thân, bạn bè đôi khi không vì bất cứ lý do gì. Do đó, dù hai vợ chồng bạn có mẫu thuẫn, có giận hờn nhau như thế nào thì hãy cố gắng vui vẻ trước mặt các con rồi nói chuyện riêng với nhau. Như thế không những không gây nên ấn tượng xấu trong suy nghĩ các con, không dẫn đến những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra mà còn giúp bạn rèn luyện tính kiềm chế, giữ bình tĩnh tốt hơn nữa đấy.

    Không nên cãi nhau trước mặt con
    Không nên cãi nhau trước mặt con
    Không nên cãi nhau trước mặt con
    Không nên cãi nhau trước mặt con
  4. Việc cãi nhau trước mặt con đã không tốt thì việc đánh nhau trước mặt con càng trở nên tệ hại hơn. Nhiều khi sự tức giận lên đến đỉnh điểm, không thể kiểm soát được hành vi, không ít cặp vợ chồng đã “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” mà không hề đến xỉa gì đến sự có mặt của con cái. Hành động này vô tình ảnh hưởng đến tâm hồn ngây thơ và trong trắng của trẻ. Các bé sẽ nghĩ việc đánh nhau hoàn toàn là bình thường, là cách để giải quyết mọi vấn đề, dần dần chúng trở nên lầm lì, ít nói, có xu hướng thích bạo lực và thậm chí là sống bất cần. Do đó, các bậc làm cha, làm mẹ hãy rèn luyện cho mình tính bình tĩnh, khả năng kiềm chế tốt để không có những hành động bạo lực trước mặt con và tránh những điều đáng tiếc xảy ra sau này.


    Việc bố mẹ cãi nhau trước mặt con đã gây ra những hậu quả không tốt thì việc bố mẹ đánh nhau trước mặt con càng tệ hại hơn nữa đấy. Đôi khi vì nóng giận, vì quá bức xúc, nhiều cặp vợ chồng đã đánh nhau không quan tâm đến sự có mặt của con cái, đây chính là hành động có sự ảnh hưởng đến tâm hồn ngây thơ của các bé rất lớn, các bé sẽ nghĩ việc đánh nhau là hoàn toàn bình thường, là cách thức để giải quyết mọi việc, dần dần chúng sẽ trở nên lầm lì, ít nói, không nghe lời bố mẹ, có thể dẫn đến tự kỷ, thậm chí các bé có thể có hành động bạo lực với tất cả mọi người. Nếu cha mẹ có mâu thuẫn dẫn đến xô xát mà để trẻ nhìn thấy thì sẽ vô tình làm tổn thương trẻ. Vết thương lòng này có thể theo bé suốt cuộc đời. Từ đó một thái độ sống tiêu cực sẽ hình thành. Nghiêm trọng hơn là nguy cơ đối diện với bệnh trầm cảm ở trẻ em, lì lợm, lớn lên trẻ sẽ hình thành có tính hung hăng, giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực


    Đa số những gia đình mà bố mẹ thường xuyên cãi nhau, đánh nhau trước mặt con thì các con thường có xu hướng thích bạo lực, sống bất cần và có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, trở thành tội phạm rất cao, vì vậy các bạn cần lưu ý nhé, tốt nhất hãy rèn luyện cho mình tính bình tĩnh, khả năng kiềm chế tốt để không có những hành động không nên trước mặt các con.

    Không nên đánh nhau trước mặt con
    Không nên đánh nhau trước mặt con
    Không nên đánh nhau trước mặt con
    Không nên đánh nhau trước mặt con
  5. Khi có con, bạn cần cẩn thận và thực hiện “cuộc yêu” của hai vợ chồng ở những chốn riêng tư, đảm bảo bí mật và tuyệt đối không để các con thấy, vì như thế vô tình khơi gợi trí tò mò cho trẻ, khiến chúng cũng muốn làm “trò người lớn” như bố mẹ, sẽ rất nguy hiểm đấy nhé.


    Nhiều đứa trẻ còn rất nhỏ nhưng đã biết cách gần gũi, âu yếm bạn gái và còn có rất nhiều hành động vượt quá giới hạn mà chúng ta không thể kiểm soát chỉ vì chúng muốn học theo. Do đó, hãy lưu ý đến vấn đề này để giữ cho trẻ một tâm hồn ngây thơ, trong sáng đúng chất của nó nhé.


    Một số cha mẹ cho rằng trẻ ở độ tuổi tiểu học chưa hiểu nên có thể vô tư nói về vấn đề này trước mặt con. Tuy nhiên, họ không biết rằng giai đoạn này trẻ đã bắt đầu hiểu và nhận thức được vấn đề thông qua lời nói. Bởi vậy, đây là điều cha mẹ không nên làm trước mặt con. Bởi nói chuyện “riêng tư” trước mặt trẻ làm cho trẻ tò mò và dễ bị cám dỗ lôi kéo vào trò người lớn khi có kẻ xấu muốn lạm dụng tình dục trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần hết sức lưu ý đến vấn đề này nhé!

    Không nên để con thấy cảnh quan hệ vợ chồng
    Không nên để con thấy cảnh quan hệ vợ chồng
    Không nên để con thấy cảnh quan hệ vợ chồng
    Không nên để con thấy cảnh quan hệ vợ chồng
  6. Tính xấu này sẽ làm cho con cái vô tình bị ảnh hưởng và lớn lên có xu hướng tương tự. Khi đánh giá người khác chỉ biết nhìn nhận ở góc độ tiêu cực. Vì vậy kể xấu người khác là một trong những điều cha mẹ không nên làm trước mặt con. Thay vào đó, cha mẹ nên nhớ và nghĩ đến những người tốt việc tốt để có thể nói với nhau khi có mặt con trẻ. Khen ngợi hoặc tìm ra những điều tốt đẹp của người khác để bàn cũng là cách dạy con thông minh. Vì qua câu chuyện đó, trẻ sẽ hiểu được việc nào tốt, việc nào xấu giúp hình thành lối sống đúng đắn về sau.


    Dù là nói xấu ai trước mặt trẻ đi chăng nữa cũng đều không tốt bởi chính những lời nói xấu đó sẽ ảnh hưởng không tốt đến suy nghĩ, nhận thức của trẻ khiến chúng nhìn cuộc sống với ánh mắt và suy nghĩ tiêu cực. Từ đó, chúng sẽ có thái độ không đúng và ghét bỏ chính người mà bố mẹ đã nói xấu, thậm chí chúng sẽ học theo bố mẹ để nói xấu người này, người kia. Vì thế, bố mẹ hãy rút kinh nghiệm, cẩn thận về những đánh giá và phát ngôn của mình về người khác trước mặt con trẻ nhé.

    Không nên nói xấu người khác trước mặt con
    Không nên nói xấu người khác trước mặt con
    Không nên nói xấu người khác trước mặt con
    Không nên nói xấu người khác trước mặt con
  7. Thông thường khi giận nhau, bố mẹ thường “mặt nặng mày nhẹ” và không ai nói với ai câu nào. Điều tệ hại hơn là bố mẹ còn cấm đứa con không được nói chuyện hay gần gũi người kia. Chuyện giận nhau là của người lớn nên chúng ta không nên lôi đứa trẻ vào cuộc.


    Trong trường hợp này, bố mẹ nên chọn cách xử lý khéo léo để các con nhận ra việc bố mẹ chúng to tiếng với nhau. Nếu cha mẹ tiếp tục áp đặt hay cấm đoán con tiếp xúc với người còn lại sẽ làm cho bầu không khí gia đình càng thêm căng thẳng, người con sẽ khó xử, tính khí trở nên thất thường và khó hiểu.


    Nếu bức xúc và có điều không hay ho muốn nói với người khác, bạn nên chờ ít nhất đến khi đứa trẻ không có ở đó rồi hãy nói. Vì lời qua tiếng lại có thể ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của trẻ, nhất là khi trẻ chưa kiểm soát chín chắn được hành vi và suy nghĩ của mình.

    Cấm đoán con nói chuyện với người còn lại
    Cấm đoán con nói chuyện với người còn lại
    Không nên cấm đoán con nói chuyện với người còn lại
    Không nên cấm đoán con nói chuyện với người còn lại
  8. Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập và không có đứa trẻ nào hoàn hảo. Trẻ có thể chơi điện tử rất giỏi nhưng học rất kém hoặc trẻ học rất giỏi nhưng kỹ năng giao tiếp lại kém. Điều cha mẹ cần làm là cố gắng khuyến khích trẻ làm được những điều trẻ đang yếu và phát huy những điều trẻ đã làm được. Việc chê trách trẻ trước mặt người khác chỉ khiến trẻ bị tổn thương, ngang bướng, chống đối nổi loạn nếu trẻ đã lớn và tự ti khi trẻ còn nhỏ.


    Khi nhà có khách hoặc khi gia đình tụ tập gặp gỡ giao lưu ở những nơi đông người trẻ thường có xu hướng muốn “thể hiện” mình, và đó là một biểu hiện tâm lí rất bình thường của con trẻ mà cha mẹ cần hiểu. Có thể vì xấu hổ nên trẻ muốn che lấp sự xấu hổ ấy đi bằng hành động khác thường, vụng về lúng túng. Hoặc cũng có khi là vì trẻ rất vui khi được gặp người khác nên trở nên cao hứng thích làm cái này cái kia. Hoặc cũng có thể là muốn gây sự chú ý với những người xung quanh (đặc biệt là các bé trai) nên thích làm những trò mới lạ. Còn ba mẹ lại chỉ đứng trên lập trường của mình phán xét các hành động của con, chứ không hiểu thấu tâm lí vì sao con muốn làm như thế. Trẻ không hề cố ý muốn làm sai để ba mẹ buồn, nhưng ba mẹ lại trách mắng, nhất là lại trước mặt người khác nữa, vừa xấu hổ vừa khiến lòng tự trọng bị tổn thương, trẻ sẽ trở nên tự ti với bản thân mình đi rất nhiều.


    Nhất là đối với những trẻ đã lớn biết nhận thức về bản thân hay bắt đầu độc lập trong suy nghĩ thì việc bị ba mẹ mắng trước mặt người khác không chỉ khiến trẻ xấu hổ, mà còn làm trẻ trở nên cứng đầu hơn muốn phản kháng lại cha mẹ, thành ra cha mẹ càng nói trẻ lại càng làm ngược lại.

    So sánh, chỉ trích con trước mặt mọi người
    So sánh, chỉ trích con trước mặt mọi người
    So sánh, chỉ trích con trước mặt mọi người
    So sánh, chỉ trích con trước mặt mọi người
  9. Say rượu: Có vẻ đơn giản, phải không? Nhưng điều quan trọng là cần làm cho tất cả những ai có thói quen say rượu ý thức được điều này. Khi chúng ta đang có trách nhiệm chăm sóc những đứa trẻ, đừng làm gì tổn hại đến chúng, kể cả uống rượu lúc chúng đang ngủ.


    Hút thuốc lá: Nếu bạn muốn để mặc cho mình bị ung thư phổi, đó hoàn toàn quyết định của bạn. Nhưng con cái bạn thì không đáng bị như vậy, chúng không nên được tiếp xúc với khói thuốc lá để ảnh hưởng đến sức khỏe. Trên thực tế, việc hút thuốc khi uống rượu bia còn khiến cồn ngấm vào máu nhanh hơn, và bạn càng dễ dàng mất tỉnh táo. Khi uống rượu hay bia cùng với thói quen hút thuốc lá, nó không chỉ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như: ung thư vòm họng, phổi… mà còn tổn thương cho cả não.

    Nicotine có trong thuốc lá khiến não bộ tạo ra những mối liên kết giữa hành vi hút thuốc và môi trường xung quanh. Tức là nếu như trong lúc bạn đang uống rượu bia mà có người mời thuốc não bộ sẽ tự động ghi nhớ điều đó thành một thói quen. Và kể từ đó về sau mỗi khi uống rượu bia, thói quen ấy, khao khát ấy lại xuất hiện. Không chỉ vậy, sự kết hợp giữa thuốc lá và rượu còn là phản ứng hóa học và tâm lý học nữa. Đầu tiên, nicotine và cồn có thể khiến não tiết ra dopamine - hóa chất truyền dẫn thần kinh cho cảm giác sung sướng.

    Say rượu, hút thuốc lá
    Say rượu, hút thuốc lá
    Say rượu, hút thuốc lá
    Say rượu, hút thuốc lá
  10. Mắng chửi con: Nếu bạn mắng chửi vào mặt con, rất có thể con cái bạn sau này cũng sẽ trở nên thô lỗ và cục cằn. Một số người cho rằng, trẻ con biết quát vào mặt người khác thì thật là thông minh, nhưng thực ra, điều này không hề tốt.


    Nói rằng cha mẹ sỉ nhục, nhiếc mắng con cái là vì họ không yêu con là không đúng. Trong khi nói ra những lời cay độc, họ vẫn luôn nghĩ rằng có thế nó mới thấy mà sửa chữa khuyết điểm. Lý do thứ hai khiến cha mẹ dùng đến ''võ mồm" là sự bất lực trong giáo dục con cái. Khi con có lỗi, cha mẹ thường dọa nạt, trừng phạt bằng đòn roi. Thấy không còn hiệu quả, họ lại chuyển sang dùng những lời nhẹ nhàng, nhưng mang nặng tính giáo huấn. Thấy con không chuyển biến, cha mẹ đành dùng đến những lời cay độc. Cứ như vậy tạo thành cái vòng luẩn quẩn, không giúp con tiến bộ, mà chỉ khắc sâu thêm mặc cảm. Cuộc sống vất vả, căng thẳng, sức ép công việc, khiến cho đầu óc cha mẹ lúc nào cũng căng lên như dây đàn. Thế là về đến nhà, bao nhiêu bực dọc, cha mẹ đổ lên đầu con cái.


    Trẻ rất nhạy cảm và dễ phản ứng với những lời nói xúc phạm của người lớn. Vì vậy khi nói chuyện, khi giáo dục, ngay cả khi phê bình con. Cho dù bạn không hoàn hảo (làm gì có cha mẹ nào hoàn hảo...) thì con cái cũng phải biết kính trọng và nghe lời bạn. Còn một khi bạn hạ mình trước con, con cái sẽ trở nên nhu nhược và không còn biết sợ cha mẹ nữa. Dần dần con sẽ hình thành tính tự cao tự đại.

    Mắng chửi con
    Mắng chửi con
    Mắng chửi con
    Mắng chửi con



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy