Top 10 Vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc

Thủy Tinh 601 0 Báo lỗi

Trung Quốc được biết đến là một trong những cường quốc thế giới. Trung Quốc đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc hiện đại hóa không quân kể từ đầu thập ... xem thêm...

  1. Máy bay chiến lược hạng nặng Xian Y-20 là do công ty máy bay Xian kêu gọi sự giúp đỡ của Ukraina và Nga để tạo ra máy bay chiến lược mới, còn được gọi là Kunpeng, tên của nó được đặt theo tên của con chim trong thần thoại Trung Quốc. Xian Y-20 được nâng cấp từ máy bay vận tải Y-8, tham gia các trận chiến lớn và cung cấp phương tiện với khả năng chuyên chở từ 60-66 tấn, có khả năng mang theo cùng lúc 99 xe tăng. Trước đó chỉ có Nga, Ha Kì và Ukraine có thể sản xuất loại vũ khí hạng nặng này. Mặc dù nó không khác mấy so với máy bay chiến lược của một số nước khác tuy nhiên Y-20 mang đến cho Trung Quốc khả năng vận chuyển vũ khí hạng nặng, điều mà trước đây họ chưa thể làm được. Xian Y-20 được xếp vào danh sách một trong những vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc.


    Máy bay Y-20 có tầm bay từ 4.500 km đến 7.500 km tùy khối lượng hàng hóa, vận tốc tối đa 918km/giờ, độ cao tối đa 13 km và trọng lượng cất cánh tối đa 200 tấn, trong đó 66 tấn là hàng hóa. Điều này có nghĩa là nó có đủ khả năng đưa quân đội Trung Quốc vươn đến hầu hết các khu vực ở châu Á, châu Âu, Alaska, Australia và Nam Phi. Nếu được bố trí tại khu vực đảo Hải Nam, Y-20 có thể bao trọn Biển Đông, một phần vùng biển phía đông Philippines kéo dài tới biển Celebes, khu vực eo biển Malacca tới biển Andaman. Còn nếu triển khai tại khu vực Đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa, tầm bay của Y-20 có thể bao trọn cả Đông Nam Á. Trọng tải 66 tấn hàng hóa cũng cho phép Y-20 mang theo các vũ khí hạng nặng như 1 xe tăng Type 99 (nặng 54 tấn) hoặc 2 xe bọc thép ZBL-9 hoặc 126 lính dù, 140 binh lính trong các chiến dịch đổ bộ.

    Máy bay chiến lược hạng nặng Xian Y-20.
    Máy bay chiến lược hạng nặng Xian Y-20.
    Máy bay chiến lược hạng nặng Xian Y-20
    Máy bay chiến lược hạng nặng Xian Y-20

  2. Xian H-6 là một loại máy bay được sản xuất theo giấy phép sản xuất của loại máy bay ném bom phản lực hai động cơ Tupolev Tu-16 của Liên Xô, nó được chế tạo cho Không quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa. Việc chuyển giao những chiếc Tu-16 cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu vào năm 1958, và tập đoàn Tập đoàn Công nghiệp máy bay Tây An đã ký một hợp đồng thỏa thuận với Liên Xô để nhận được giấy phép sản xuất loại máy bay này vào thập niên 1950. Chiếc Tu-16 đầu tiên do Trung Quốc sản xuất hay "H-6" trong cách gọi của người Trung Quốc, bay lần đầu tiên vào năm 1959. Việc sản xuất được thực hiện tại nhà máy tại Tây An, với ít nhất 150 chiếc đã được chế tạo trong thập niên 1990. Hiện này người ta ước lượng Trung Quốc còn sử dụng khoảng 120 chiếc.


    Máy bay ném bom Xian H-6K của Trung Quốc là chiếc máy bay có khả năng mang theo hệ thống mặt đất tiêu diệt tên lửa hành trình hoặc sáu tên lửa chống tàu. Nó có thể điều khiển đường đạn chính xác đến nỗi mà nó đã trở thành một mối đe dọa lớn bởi lẽ điều này sẽ làm tăng khả năng đưa ra những vũ khí tấn công tầm xa, ngoài tầm hỏa lực của Trung Quốc. Giống như là một sự công kích chống lại cụm tàu sân bay của Hoa Kỳ và các mục tiêu ưu tiên khắp châu Á. Xian H-6K có thể mang tên lửa hành trình CJ-10A với một trong hai đầu đạn là đạn thông thường hoặc có kèm cả hạt nhân. Nó đã được cải tiến khả năng tìm kiếm và tấn công radar, vũ khí chính xác và điều hướng cũng như kiểm soát cháy. Chưa hết, những chiếc máy bay ném bom như vậy có thể bay lâu hơn so với các mẫu máy bay ném bom trước đây của đất nước này. Chính vì vậy, máy bay ném bom chiến lược cỡ lớn H-6K cũng được xếp vào danh sách những vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc.

    Máy bay ném bom chiến lược cỡ lớn H-6K của Trung Quốc.
    Máy bay ném bom chiến lược cỡ lớn H-6K của Trung Quốc.
    Máy bay ném bom chiến lược cỡ lớn H-6K
    Máy bay ném bom chiến lược cỡ lớn H-6K
  3. Không thể không kể đến tàu sân bay Liêu Ninh CV-16 của Trung Quốc khi kể đến những vũ khí mạnh của đất nước này. Đây có lẽ là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc được tân trang từ một tàu sân bay của Ukraine, từng thuộc sở hữu của Hải quân Liên Bang Nga. Cuối cùng nó đã trở thành tài sản của Quân đội Giải phóng Nhân dân, họ đã biến nó thành một tàu sân bay hiện đại thay vì kế hoạch chuyển đổi nó thành một sòng bạc. Con tàu này có trọng lượng lên tới 67.000 tấn hơn thế nữa CV-16 có khả năng mang theo 2.500 thuyền viên với khoảng 40 máy bay. Thay vì dùng máy phóng máy bay để khởi động thì tàu sân bay Liêu Ninh lại sử dụng ván trượt. Vị trí thứ tám dành cho chiếc tàu sân bay này thì cũng không có gì là vô lí cả.


    Liêu Ninh là chiếc tàu sân bay đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Nó được đặt theo tên tỉnh Liêu Ninh nơi con tàu được tân trang. Sau một số lần chạy thử, tàu được đánh số 16 và chính thức bàn giao cho Hải quân Trung Quốc vào cuối tháng 9-2012. Ban đầu con tàu này là do Liên Xô đóng cho Hải quân Liên Xô với tên ban đầu là Varyag. Liên Xô tan rã khi tàu đang đóng dở tại Ucraina, và Trung Quốc đã mua lại từ Ukraine vào năm 1998, khi đó nó chỉ có khung tàu mà không có động cơ, bánh lái và phần lớn các hệ thống vận hành khác. Năm 2002, chiếc tàu được vận chuyển về cảng Đại Liên và hoàn thiện tại đó. Mục đích mua tàu không được công khai cho đến tận tháng 6 năm 2011 khi chiếc tàu được đóng xong hoàn toàn. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo rằng tàu Liêu Ninh được sử dụng vào mục đích nghiên cứu và huấn luyện.

    Tàu sân bay Liêu Ninh CV-16 của Trung Quốc.
    Tàu sân bay Liêu Ninh CV-16 của Trung Quốc.
    Tàu sân bay Liêu Ninh CV-16
    Tàu sân bay Liêu Ninh CV-16
  4. Nếu như đã kể đến máy bay chiến lược hạng nặng và máy bay ném bom chiến lược hạng nặng thì sao có thể bỏ qua được "Cá mập bay" - Thẩm Dương J-15 được cơ chứ? Đây là một loại vũ khí được thiết kế dựa trên thiết kế của Liên Xô và Ukraina. Có lẽ là dựa trên thiết kế của Sukhoi Su-33 do Liên Xô sở hữu nhưng được trang bị động cơ sản xuất trong nước, rađa và vũ khí sử dụng công nghệ hoàn toàn Trung Quốc. Người ta cho rằng động cơ do Nga chế tạo thì kém mạnh mẽ hơn so với máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ. Đây cũng là một trong mười vũ khí mạnh nhất Trung Quốc đó nha.


    Shenyang J-15 còn gọi là cá mập bay (Phi sa), là loại máy bay tiêm kích hoạt động trên tàu sân bay, được phát triển bởi Shenyang Aircraft Corporation (Công ty Máy bay Thẩm Dương) và Viện 601 để trang bị cho tàu sân bay của Không quân Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Chiếc nguyên mẫu J-15 đầu tiên thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 31-8-2009, được cho là được trang bị động cơ cánh quạt AL-31 do Nga cung cấp. Video và hình ảnh tĩnh của chuyến bay đã được phát hành vào tháng 7-2010, cho thấy thiết kế khung máy bay cơ bản giống như Su-33. Ngày 25-11-2012, chiếc máy bay đã thực hiện thành công chuyến cất cánh và hạ cánh đầu tiên trên tàu sân bay Liêu Ninh.

    Cá mập bay Thẩm Dương J-15 trên mẫu hạm hàng không.
    Cá mập bay Thẩm Dương J-15 trên mẫu hạm hàng không.
    Cá mập bay Thẩm Dương J-15
    Cá mập bay Thẩm Dương J-15
  5. Vũ khí tiếp theo trong danh sách này xin phép được kể đến tên lửa đạn đạo hạt nhân dưới nước JL-2 của Trung Quốc. Đất nước này dự kiến sẽ tung ra tàu ngầm Jin-class. Nếu như chẳng may chiến tranh có nổ ra thì đây có thể là một mối đe dọa trực diện tới Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác trên thế giới. Phía bên Nhà Trắng cho rằng tàu ngầm hạt nhân được trang bị tên lửa JL-2 (tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm phạm vi hoạt động trong khoảng 4.600 dặm). Điều này cũng tương tự như một lời thách thức rằng JL-2 có khả năng bắn trúng tất cả 50 tiểu bang của Mỹ nếu phóng ra từ phía đông của quần đảo Hawaii. Chưa kể đến tên lửa ba giai đoạn JL-2 có khả năng mang theo từ 3 đến 6 ngư lôi 90 kiloton năng lượng hoặc 1 ngư lôi 250 đến 1.000 kiloton. Đây quả thực là một trong những vũ khí mạnh nhất của Trung Quốc.


    JL-2 bị hạn chế là chỉ có thể tấn công một số phần đất liền của Mỹ nếu được bắn từ gần lãnh thổ của Trung Quốc, nhưng với JL-3, tàu ngầm Trung Quốc sẽ có thể tấn công xa hơn đáng kể và vô hiệu hóa các mục tiêu trên khắp đất liền nước Mỹ. Sự phát triển này vừa bổ sung cho những tiến bộ trong lực lượng tên lửa đạn đạo chiến lược trên mặt đất của nước này, vừa cung cấp cho Không quân PLA “đồ chơi” để trang bị cho máy bay ném bom tàng hình chiến lược liên lục địa đang được phát triển của họ. Việc hạ thủy tàu ngầm lớp Type 096, được cho là tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân êm nhất nhì trên thế giới và có thể được hạ thủy trước năm 2025, sẽ tăng cường hơn nữa khả năng răn đe chiến lược của Trung Quốc và tạo điều kiện cho việc triển khai binh lực ra biển xa hơn với rủi ro thấp hơn.

    Tên lửa đạn đạo hạt nhân dưới nước JL-2.
    Tên lửa đạn đạo hạt nhân dưới nước JL-2.
    Tên lửa đạn đạo hạt nhân dưới nước JL-2
    Tên lửa đạn đạo hạt nhân dưới nước JL-2
  6. Tên lửa đạn đạo cũng có, máy bay chiến lược hạng nặng cũng có rồi cả máy bay ném bom chiến lược hạng nặng thì tiếp theo đây chúng ta phải kể đến tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type-052D Luyang III. Có thể nói hệ thống Luyang III đa chức năng sở hữu bệ phóng thẳng với nhiều công năng bao gồm: phóng tên lửa mặt đất đối không, tên lửa chống tàu ngầm, tên lửa hành trình và tên lửa hành trình chống tàu. Theo tính toán của một số chuyên gia, nó sẽ là thứ vũ khí tăng cường sức mạnh của quân đội Trung Quốc bằng việc thay thế tàu Jianghu cũ. Cũng có thông tin cho rằng con tàu này có tới hai hệ thống phóng thẳng đứng với khả năng phóng 96 tên lửa đánh chặn máy bay mới cùng 8 tên lửa hành trình chống tàu 12E Eagle cơ đó.


    Type 052D (tên NATO - Luyang III class, Lữ Dương III) là một lớp tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường trong Hải quân Trung Quốc (PLAN). Type 052D là một biến thể lớn hơn của Type 052C (Lữ Dương II). Type 052D sử dụng hệ thống phóng thẳng đứng VLS (vertical launching system) kiểu ống lồng, thay vì kiểu ổ quay và có radar mảng pha quét điện tử chủ động AESA (active electronically scanned array) mặt phẳng. VLS mới không chỉ giới hạn ở tên lửa đất đối không, Type 052D trở thành tàu khu trục đa năng chuyên dụng đầu tiên của Trung Quốc. Truyền thông Trung Quốc gọi Type 052D là Tàu Aegis của Trung Quốc, mô tả nó giống như các tàu Hải quân Hoa Kỳ đương đại được trang bị Hệ thống Chiến đấu Aegis (với radar mặt phẳng và VLS dạng hộp).

    Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type-052D Luyang III
    Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type-052D Luyang III
    Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type-052D Luyang III
    Tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường Type-052D Luyang III
  7. Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D là thứ vũ khí còn đang thử nghiệm của Trung Quốc, nó có khả năng tấn công tàu sân bay và các tàu lớn khác có căn cứ tại Thái Bình Dương. Quãng đường mà tên lửa có đầu đạn cơ động này có thể di chuyển vào khoảng 2485 dặm. Điều đó có nghĩa là? Vâng, tàu sân bay tại các căn cứ của Mỹ trong khu vực có thể sẽ bị ảnh hưởng từ hệ thống trên đất liền này này đó. Dù còn đang trong quá trình thử nghiệm xong đây cũng được đánh giá là thứ vũ khí nâng cao sức mạnh phòng thủ của Trung Quốc. Có thể bạn chưa biết! Trung Quốc đang phát triển những thứ vũ khí bí mật mà nó có thể hoạt động sớm bất cứ lúc nào. Hệ thống trạm chuyển tiếp, các trung tâm chỉ huy và kiểm soát nhằm xác định, các trạm cảm biến, theo dõi và tấn công tàu rất phức tạp và đó là một trong những nguyên nhân có thể trì hoãn quá trình này.


    Nếu tên lửa DF-21D bị phát hiện ở tầm cao 80km, đạt tốc độ Mach 10 và giảm dần xuống còn Mach 2 khi ở độ cao 5km, tên lửa sẽ cần khoảng 30 giây để đánh trúng mục tiêu. Điều có đó có nghĩa là nếu một tàu sân ba di chuyển ở tốc độ 25 hải lý, nó đã đi xa so với vị trí ban đầu khoảng 375 mét, theo phân tích của chuyên gia Holmes Liao, cố vấn cấp cao tại Viện Công nghiệp Thông tin Đài Loan. Chuyên gia Holmes Liao nhận định, một tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ có kích thước 330 mét x 80 mét, hoàn toàn có thể di chuyển vượt ra ngoài tầm tấn công của tên lửa DF-21D. Đánh giá trên đã bao gồm độ sai số khi tấn công mục tiêu của tên lửa DF-21D là 10 mét. Trong trường hợp xấu nhất, khi hạm đội Mỹ không hề lường trước rằng đang bị tên lửa Trung Quốc tấn công, khả năng tên lửa DF-21D đánh trúng mục tiêu vẫn là rất thấp, chuyên gia Đài Loan nhận định.

    Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D của Trung Quốc.
    Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D của Trung Quốc.
    Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D
    Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21D
  8. Tiếp theo, không thể không nhắc tới "chiếc máy quét" săn tìm và phát hiện kẻ thù của Trung Quốc cho được. Đó chính là máy bay cảnh báo sớm Kongjing-2000. Chiếc máy bay này có khả năng theo dõi dấu vết của 60-100 mục tiêu trên không (trong phạm vi tầm 248 dặm) trong cùng một lúc. Kongjing cho phép hệ thống vũ khí có nhiều thời gian hơn để kiểm soát mục tiêu và đối phó với các mối đe dọa. Nó được ví như người đưa tin thần tốc của quân đội Trung Quốc vậy đó! Chẳng trách nó lại được xếp vào vị trí thứ ba trong danh sách những thứ vũ khí mạnh nhất Trung Quốc!


    KJ-2000 là loại máy bay cảnh báo sớm được xây dựng dưa trên loại máy bay cảnh báo sớm A-50E (sửa đổi từ máy bay vận tải/tiếp dầu IL-7TD) do Nga chế tạo và được trang bị hệ thống ra đa quét mảng pha chủ động AESA của Trung Quốc. Công việc sửa đổi thiết kế cả máy bay IL-76TD thành KJ-2000 được Trung Quốc thực hiện ở nhà máy hàng không ở Tây An. Ngoài ra, hệ thống radar trên loại AWACS của Không quân Trung Quốc sử dụng hệ thống điều khiển KJ-200 do nhà máy sản xuất máy bay vận tải của Tổng công ty Hàng không Thiểm Tây sản xuất.

    Máy bay cảnh báo sớm Kongjing-2000.
    Máy bay cảnh báo sớm Kongjing-2000.
    Máy bay cảnh báo sớm Kongjing-2000
    Máy bay cảnh báo sớm Kongjing-2000
  9. Tên lửa chống vệ tinh SC-19 được cho là được sửa đổi từ tên lửa đạn đạo DF-21, không chỉ có vậy nó còn được trang bị phương tiện phá hủy động cơ. Đây là phương tiện có bộ cảm biến hồng ngoại hình ảnh. Tên lửa chống vệ tinh gây lo ngại vì những mảnh vỡ có thể gây cản trở đến sứ mệnh phát triển khoa học vũ trụ, không gian trong tương lai. Một vài mảnh vỡ từ thử nghiệm năm 2007 tiếp cận gần Trạm vũ trụ quốc tế trong năm 2011. Các nhà chức trách của quốc gia này tuyên bố họ không có kế hoạch phát động một cuộc chiến tranh trong không gian,tuy nhiên chúng ta cũng có thể thể suy đoán được phần nào các quốc gia khác đang nghiên cứu những tên lửa như vậy đúng không nào?


    Chuyên gia an ninh của Mỹ Bill Gertz - tác giả bản báo cáo được đăng trên tờ Washington Times hôm 14/10 - cho biết 2 loại tên lửa được biết đến là SC-19 và DN-2, hiện đang được phát triển ở Trung Quốc, có khả năng phá hủy các vệ tinh Mỹ cả ở quỹ đạo cao hoặc thấp.Mặc dù DN-2 được thiết kế nhằm tiêu diệt các mục tiêu trên cao như vệ tinh địa tĩnh, nhưng ông Gertz nói rằng mục tiêu trước mắt nhiều khả năng là phá hủy vệ tinh quân sự được sử dụng với mục đích tình báo, giám sát và do thám. Dự kiến DN-2 sẽ được đưa vào hoạt động trong vòng từ 5 - 10 năm tới. Cũng theo báo cáo, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đang theo đuổi các năng lực đánh chặn trong không gian, trong đó có tên lửa chống vệ tinh, các hệ thống chống vệ tinh đồng quỹ đạo, chiến dịch mạng máy tính, hệ thống gây nhiễu mặt đất và vũ khí năng lượng định hướng.

    Tên lửa chống vệ tinh SC-19.
    Tên lửa chống vệ tinh SC-19.
    Tên lửa chống vệ tinh SC-19
    Tên lửa chống vệ tinh SC-19
  10. Từ việc thu thập lại những tin tức của Trung Quốc cho ta thấy rằng năng lực chiến tranh mạng của quốc gia này đã góp phần thúc đẩy xây dựng một quân đội hiện đại với sự tin cậy nhỏ hơn lực lượng mặt đất. Họ có thể sử dụng hệ thống mạng để làm nhiều điện tử chiến trường, thâm nhập vào và chiếm quyền kiểm soát của đối phương. Chưa kể, có vụ một số hacker người Trung Quốc đã từng khiến cho Google đau đầu một thời mà vẫn chưa tìm ra tung tích thực sự của họ. Bạn chưa thể ngờ được mức độ khủng khiếp từ các vũ khí mạng được đâu. Nó có thể gây thiệt hại cho toàn bộ thế giới trong vòng một nốt nhạc và thậm chí có thể phát động chiến tranh... còn nhiều điều kinh khủng hơn thế nữa.


    Thế giới hiện đại đang được “số hóa” với tốc độ nhanh chóng. Hầu hết mọi dịch vụ, mọi ngành, từ tài chính, xí nghiệp công nghiệp… đến các lực lượng vũ trang, đều đã được kết nối mạng ở mức độ này hay mức độ khác. Trong “ngôi nhà thông minh” với TV, tủ lạnh, máy hút bụi, máy giặt, lò vi sóng…, và thậm chí cả bóng đèn thông minh đang trở nên phổ biến; trên đường phố, đã xuất hiện những chiếc xe đầu tiên với hệ thống lái tự động. Người ta kỳ vọng những thiết bị như vậy sẽ giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn, nhưng chắc chắn những công nghệ này cũng sẽ được ứng dụng trong các lĩnh vực khác. Trong khi các hệ thống và dịch vụ kỹ thuật số làm cho chất lượng cuộc sống của con người được nâng cao hơn nhiều, về mặt lý thuyết, tất cả các hệ thống kỹ thuật số đều có thể bị hack - điều đã được thực tiễn khẳng định.

    Vũ khí mạng của Trung Quốc là một trong những  thứ vũ khí đáng sợ.
    Vũ khí mạng của Trung Quốc là một trong những thứ vũ khí đáng sợ.
    Vũ khí mạng
    Vũ khí mạng




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy