Top 4 Ý nghĩa ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7

Phương Trinh 871 0 Báo lỗi

Dù cho chiến tranh đã qua đi, đất nước được hòa bình, thế nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại thì không gì có thể bù lấp được. Là những người ... xem thêm...

  1. Sau khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời chưa được bao lâu thì thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta thêm một lần nữa. ''Không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, quân dân ta đã anh dũng chiến đấu chặn tay quân xâm lược. Trong những tháng, năm đầu của cuộc kháng chiến, nhiều đồng bào, chiến sĩ đã ngã xuống, hy sinh một phần xương máu trên các chiến trường.


    Nỗi đau bao trùm lên toàn dân tộc cùng nhiều gia đình mất đi cả chồng lẫn các con. Nhiều người vợ trẻ chỉ hưởng hạnh phúc vỏn vẹn trong một ngày. Để có thể góp phần xoa dịu đi nỗi đau mất mát của gia đình các chiến sĩ, đồng bào, Chính quyền Việt Nam đã xúc tiến vận động thành lập một tổ chức, lấy tên gọi là Hội giúp binh sĩ tử nạn.


    Vào đầu năm 1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn ra đời ở Thuận Hóa (Bình Trị Thiên), rồi đến Hà Nội và ở một vài địa phương khác.... Ngày 28/5/1946, Hội giúp binh sĩ bị nạn tổ chức một cuộc nói chuyện quan trọng tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhằm kêu gọi mọi người gia nhập Hội và hăng hái giúp đỡ các chiến sỹ bị thương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến dự. Ngày 17/11/1946, cũng tại đây, lễ xung phong “Mùa đông binh sỹ” được tổ chức với mục đích quyên góp quần áo, giày mũ cho các chiến sĩ ngoài mặt trận, mở đầu cuộc vận động “mùa đông chiến sĩ”. Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cởi chiếc áo rét đang mặc để tặng binh sĩ.


    Khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ vào ngày 19/12/1946, số người bị thương cũng như hy sinh tăng lên. Đời sống của chiến sỹ cùng đồng bào ta gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã quyết định nhiều chính sách quan trọng về công tác thương binh liệt sĩ để đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình chính sách trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến.

    Hoàn cảnh ra đời ngày Thương binh Liệt sỹ
    Hoàn cảnh ra đời ngày Thương binh Liệt sỹ
    Hoàn cảnh ra đời ngày Thương binh Liệt sỹ
    Hoàn cảnh ra đời ngày Thương binh Liệt sỹ

  2. Tháng 6/1947, đại biểu của Tổng bộ Việt Minh, Trung ương Hội phụ nữ Cứu quốc, Trung ương Đoàn thanh niên Cứu quốc, Cục Chính trị quân đội quốc gia Việt Nam, Nha Thông tin Tuyên truyền cùng một số địa phương đã họp tại Đại Từ (Bắc Thái) để bàn về công tác thương binh, liệt sỹ và thực hiện Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn một ngày nào đó làm ngày Thương binh Liệt sỹ. Sau khi xem xét, các đại biểu đã nhất trí chọn ngày 27/7 là ngày “Thương binh toàn quốc”.


    Từ đó hằng năm cứ vào dịp này, Hồ Chủ Tịch đều gửi thư, quà thăm hỏi, động viên, nhắc nhở mọi người phải biết ơn và hết lòng giúp đỡ các thương binh, gia đình liệt sỹ. Đặc biệt, từ sau Chiến thắng Điện Biên Phủ, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh càng quan tâm hơn nữa đến công tác thương binh, liệt sỹ. Từ tháng 7/1955, Đảng và Nhà nước ta quyết định đổi “Ngày Thương binh toàn quốc” thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” với mục đích ghi nhận những hy sinh lớn lao của đồng bào, chiến sĩ cả nước cho chiến thắng vẻ vang của toàn dân tộc.


    Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, theo Chỉ thị 223/CT-TW ngày 8/7/1975 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, từ năm 1975, ngày 27/7 hằng năm chính thức trở thành “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” của cả nước. Mỗi năm cứ đến “Ngày Thương binh, Liệt sỹ” nhất là vào dịp kỷ niệm năm tròn, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta lại tổ chức rất nhiều các hoạt động thiết thực, đầy tình nghĩa chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.

    Ngày Thương binh Liệt sỹ chính thức
    Ngày Thương binh Liệt sỹ chính thức
    Ngày Thương binh Liệt sỹ chính thức
    Ngày Thương binh Liệt sỹ chính thức
  3. Truyền thống “hiếu nghĩa bác ái”, lòng quý trọng và biết ơn của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đối với những người đã hi sinh, cống hiến thân mình vì độc lập, tự do và thống nhất của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân. Để qua đó phát huy tinh thần yêu nước, củng cố cũng như bồi đắp niềm tin vào sự nghiệp cách mạng mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.


    Tôn vinh các anh hùng, liệt sỹ, thương binh và người có công, đồng thời khẳng định sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá. Việc chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ và người có công là sự vinh dự, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội và của mọi người, của thế hệ hôm nay và cả mai sau.


    Đảng, Nhà nước cùng nhân dân ta trân trọng đánh giá cao những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sỹ đối với Tổ quốc. Bên cạnh đó cũng luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của những thế hệ cách mạng đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.

    Ngày Thương binh Liệt sỹ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc
    Ngày Thương binh Liệt sỹ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc
    Ngày Thương binh Liệt sỹ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc
    Ngày Thương binh Liệt sỹ có ý nghĩa lịch sử, chính trị, xã hội sâu sắc
  4. 1. Xây dựng và thực hiện thống nhất trong cả nước một hệ thống chính sách, chế độ ưu đãi đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng.


    Kể từ Sắc lệnh số 20/SL do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành vào ngày 16/2/1947 đặt “chế độ hưu bổng thương tật và tiền tuất tử sỹ” cho đến nay, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng đã được nghiên cứu xây dựng, ban hành khá toàn diện, đầy đủ và kịp thời, bảo đảm chất lượng để từng bước cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Đó chính là cơ sở pháp lý cho việc triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách và chế độ ưu đãi đối với người có công và thân nhân; cơ bản là đã đáp ứng được yêu cầu đề ra.


    Nhiều vấn đề bất hợp lý do lịch sử để lại cùng các vấn đề mới nảy sinh trong quá trình chuyển đổi cơ chế và những tồn đọng về chính sách sau chiến tranh chẳng hạn như vấn đề xác nhận liệt sỹ, thương binh; chính sách ưu đãi đối với thanh niên xung phong, những người tham gia kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học; chính sách ưu đãi về giáo dục - đào tạo, chăm sóc sức khỏe, cải thiện nhà ở, chế độ trợ cấp đối với một số đối tượng người có công với cách mạng được các cấp, các ngành quan tâm, giải quyết một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, việc xác nhận và giải quyết chế độ ưu đãi đối với người có công cũng đã đạt được những kết quả tích cực.


    2. Phong trào chăm sóc thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng được phát triển một cách sâu rộng từ Trung ương đến địa phương và đã đạt được những hiệu quả khá thiết thực, thể hiện được tình cảm, trách nhiệm và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

    3. Công tác tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ, xây dựng, tu bổ nghĩa trang, công trình tưởng niệm liệt sĩ luôn được chú trọng và đạt được những kết quả tích cực.

    Một số thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng trong  hơn 70 năm qua
    Một số thành tựu nổi bật trong công tác thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng trong hơn 70 năm qua
    Ngày  27/07
    Ngày 27/07




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy