Ashura (Lễ Tưởng Niệm)
Ashura là một ngày lễ tưởng niệm của đạo Hồi, nó xảy ra hàng năm vào ngày thứ mười Muharram (tháng đầu tiên trong âm lịch Hồi giáo). Đối với người Hồi Giáo dòng Sunni (giáo phái lớn nhất của đạo Hồi), lễ Ashura đánh dấu sự chia cắt Biển Đỏ của Moses và sự cứu rỗi người Israel. Nó được tôn vinh thông qua việc nhịn ăn siêu cấp như một cách tạ ơn. Ở một số cộng đồng người Sunni, ngày Ashura hàng năm được chào mừng bằng các lễ hội hóa trang, đốt lửa với các món ăn đặc biệt. Tuy nhiên, ngược lại thì đối với người Hồi giáo Shia (giáo phái lớn thứ 2 của đạo Hồi sau Sunni), ngày này lại là ngày để tang. Vì nó kỷ niệm ngày Hussein Ibn Ali (hậu duệ của nhà tiên tri Mohammad) bị sát hại cùng với những người còn lại trong gia đình ông trong Trận Karbala vào năm 680 sau công nguyên.
Ngày lễ Ashura đôi khi cũng là thời điểm xảy ra bạo lực giữa những người dòng Sunni chống lại dòng Shia. Bất kể nguồn gốc của chúng là gì, thì lễ hội này đã được thiết lập vững chắc vào thời của Ibn Taymiyya - luật gia dòng Sunni. Ví dụ, tại Maghreb ngày nay, ngày Ashura được tổ chức thông qua việc nhịn ăn, bố thí, tưởng nhớ người đã khuất, đãi các món ăn đặc biệt, nhảy qua đống lửa cùng lễ hội. Tuy nhiên, ở Nam Á, một số người Hồi giáo Sunni cũng tham gia vào các nghi lễ của dòng Shia. Họ tưởng nhớ sự ra đi của Husayn. Nhưng đối với người Sunni, thay vì xem đó một bi kịch, họ sẽ tôn vinh cuộc sống vĩnh cửu của Husayn và những người bạn đồng hành của ông, vì họ đã dũng cảm dám tử vì đạo.