Bài soạn "Luyện nói về văn miêu tả" số 5
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
Để học tốt mục này, các em cần nắm chắc các ghi nhớ cơ bản sau:
1. Văn miêu tả là loại văn nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung những đặc điểm, tính chất nổi bật của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,... làm cho những cái đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe.
2. Muốn miêu tả được, trước hết phải biết quan sát, rồi từ đó nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh,... để làm nổi bật lên những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.
3. Phương pháp tả cảnh
- Muốn tả cảnh cần:
+ Xác định được đối tượng miêu tả.
+ Quan sát, lựa chọn được những hình ảnh tiêu biểu.
+ Trình bày những điều quan sát được theo một thứ tự.
- Bố cục bài tả cảnh thường có ba phần:
+ Mở bài: giới thiệu cảnh được tả.
+ Thân hài: tập trung tả cảnh vât chi tiết theo một thứ tự.
+ Kết bài: phát biểu cảm tưởng về cảnh vật đó.
4. Phương pháp tả người
- Muốn tả người cần:
+ Xác định được đối tượng cần tả.
+ Quan sát, lựa chọn các chi tiết tiêu biểu.
+ Trình bày kết quả quan sát theo một thứ tự.
- Bố cục bài văn tả người thường có ba phần:
+ Mở bài: giới thiệu người được tả.
+ Thân bài: miêu tả chi tiết (ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói,...).
+ Kết bài: nhận xét và nêu cảm nghĩ của người viết.
II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Câu 1. Bài này yêu cầu các em dựa vào lời văn miêu tả cho trước để chuyển thành lời nói miệng.
Các em có thể tự lập một dàn bài riêng cho mình mà không nhất thiết cần phải nói theo trình tự của văn bản viết. Việc lập một dàn bài như vậy giúp các em khi nói khỏi quên chi tiết và lời nói luồn luôn mạch lạc.
Dàn bài tham khảo
Mở bài:
- Giới thiệu đối tượng sẽ được miêu tả: cảnh lớp học trong giờ tập viết.
Thân bài:
Miêu tả chi tiết cảnh lớp tập viết:
- Cảnh thầy Ha-men chuẩn bị cho giờ tập viết:
+ Những tờ mẫu chữ được treo trước bàn học.
+ Trong tờ mẫu có viết bảng "chữ rông" rất đẹp.
- Cảnh học sinh tập viết:
+ Cả lớp hết sức chăm chú tập viết.
+ Âm thanh :
Chỉ nghe thấy tiếng ngòi bút sột soạt trên trang giấy.
Nghe thấy cả tiếng chim bồ câu gù khe khẽ trên mái nhà.
Kết bài:
- Suy nghĩ của em về giờ tập viết này.
Câu 2. Tả lại bằng miệng cho các bạn nghe về hình ảnh thầy giáo Ha-men trong truyện ngắn Buổi học cuối cùng.
Đây là bài văn tả người, vì vậy các em có thể dựa vào phương pháp làm văn tả người đã được học để lập dàn bài cho bài nói này.
Dàn bài tham khảo
Mở bài:
Giới thiệu chung về thầy Ha-men:
- Là người thiết tha yêu nước ;
- Yêu tiếng mẹ đẻ - tiếng Pháp ;
- Là tấm gương trong việc giữ gìn, bảo vệ tiếng mẹ đẻ và tình cảm đối với quê hương, đất nước.
(Hoặc cũng có thể giới thiệu quang cảnh trường và không khí lớp trong buổi học cuối cùng này rồi sau đó giới thiệu nhân vật sẽ tả: thầy giáo Ha-men.)
Thân bài:
* Ngoại hình
- Để tôn vinh buổi học cuối cùng, thầy vận y phục đẹp khác hẳn với những ngày bình thường.
- Thầy mặc chiếc áo rơ-đanh-gốt màu xanh lục, diềm lá sen gấp nếp mịn và đội cái mũ tròn bằng lụa đen thêu mà thầy chỉ dùng vào những hôm có thanh tra hoặc phát phần thưởng.
* Cử chỉ, hành động
- Không giống với những giờ học bình thường, thầy đi đi lại lại với cây thước sắt cặp dưới nách. Rồi trong lúc giảng bài, chốc chốc thầy lại đứng lặng im, mắt đăm đăm nhìn những đồ vật quanh mình như muốn mang theo ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy... Thầy thấy tan nát lòng vì chỉ ngày mai thôi thầy phải từ giã tất cả những vật ấy, những khung cảnh ấy.
- Nghe thấy chuông đồng hồ nhà thờ điểm mười hai giờ và tiếng kèn của bọn lính Phổ xâm lược, người thầy Ha-men tái nhợt, thầy nghẹn ngào không nói được thành lời.
- Việc làm của thầy trong buổi học cuối cùng cũng lạ so với ngày thường. Thầy để cho cả dân làng vào dự lớp: cụ Hô-de, trước đây là xã trưởng ; bác phát thư và nhiều người khác nữa.
- Buổi lên lớp cuối cùng này, thầy nói nhiều về tiếng Pháp, thầy dạy bằng tất cả trái tim yêu nước cháy bỏng và tình yêu thiết tha vô bờ đối với tiếng mẹ đẻ của mình. Bởi thế, giờ học có sức tác động lớn đến tâm hồn trẻ thơ. "Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Thầy mong các con hết sức chú ý". Thầy giảng giải "khi một dân tộc roi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khoá chốn lao tù...". "Tất cả những điều thầy nói, tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng. Tôi cũng cho là chưa bao giờ mình chăm chú nghe đến thế, và cả thầy giáo nữa, chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến thế".
- Hành động cuối cùng trong buổi học của thầy "cầm một hòn phấn và dằn mạnh hết sức, thầy cố viết thật to: "NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM !"" là hành động biểu hiện tập trung nhất lòng yêu tiếng mẹ đẻ, yêu quê hương đất nước của thầy.
* Thái độ, lời nói
- Thái độ ân cần, âu yếm, vị tha đối với học sinh. Thấy trò đến lớp muộn, thầy chẳng giận dữ mà lại bộc lộ rõ cử chỉ thân thương, trìu mến.
- Thầy giảng bài trong sự xúc động nghẹn ngào, tuy nhiên thầy vẫn đủ kiên nhẫn và can đảm dạy cho đến hết buổi.
Kết bài:
Cảm nghĩ của em về thầy Ha-men ; tình cảm của em đối với tiếng mẹ đẻ.
Câu 3. Tả lại hình ảnh thầy giáo cũ trong giây phút xúc động gặp lại người học trò của mình sau nhiều năm xa cách.
Dựa theo phương pháp tả người đã được học, các em tự lập dàn bài cho bài nói này.
Khi tả, các em nên lưu ý một số điểm sau:
- Đây là bài văn yêu cầu tả về người thầy giáo của mẹ, vì vậy khi tả phải xác định việc dùng đại từ xưng hô cho chính xác. Cần gọi thầy bằng "ông".
- Nội dung bài nói chủ yếu là tả thầy giáo và giây phút xúc động khi hai thầy trò sau nhiều năm mới gặp lại nhau. Bởi vậy, khi nói, các em nên nhấn mạnh một. số điểm sau:
+ Sự xúc động, ngỡ ngàng của thầy trong giây phút đầu tiên khi gặp lại trò cũ.
+ Sự thay đổi về ngoại hình dưới cái nhìn của mẹ.
+ Tinh cảm của thầy khi gặp hai mẹ con.
+ Lời nói, cử chỉ của thầy đối với học trò cũ.
Tuy vậy, cũng có thể nói thêm về sự xúc động và tình cảm của mẹ đối với thầy giáo cũ.
Nêu cảm nghĩ của em về tình cảm thầy trò giữa thầy giáo cũ và mẹ cũng như về nghề dạy học.