Bài soạn "Mây và sóng" số 3
I. Tìm hiểu tác phẩm
1. Tác giả
Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ và nhận giải Nô-ben văn học 1913.
Ông đã để lại một gia tài văn hóa nghệ thuật đồ sộ
2. Tác phẩm
Bài thơ Mây và sóng được tác giả viết bằng tiếng Ben – gan, in trong tập thơ Si – su, xuất bản năm 1909 và được chính tác giả dịch ra tiếng Anh và in trong tập Trăng non
II. Hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm Mây và sóng Ngữ văn 9
1. Câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 1
a) Những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai phần là:
Giống nhau:
Cả ha đoạn thơ đều có kết cấu, bố cục, số dòng thơ giống nhau
Cách tác giả xây dựng hình ảnh đều theo một trình từ chung: Thuật lại lời rủ rê, lời từ chối và sự tưởng tượng sáng tạo trò chơi.
Khác nhau:
Đối tượng hai phần khác nhau: Phần 1 là lời rủ rê của mây, phần 2 là lời rủ rê của sóng
Không gian trong phần 1 là trên trời, không gian trong phần 2 là dưới biển
Cả hai trò chơi mà em bé sáng tạo ra trong hai phần đều khác nhau: Con là mây và mẹ là trăng – con là sóng và mẹ là bến bờ kì lạ.
b) Nếu như bài thơ thiếu mất phần 2 thì cả bài thơ sẽ không diễn đạt được trọn vẹn ý thơ một cách đầy đủ bởi: Phần thứ hai tạo ra thử thách tình cảm đối với người con, tạo ra tác động trùng điệp. Qua đó, nhằm khẳng định lại tình cảm của ngườ con dành cho mẹ ở khổ thơ thứ nhất
2. Câu 2 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Vị trí của dòng thơ “Con hỏi…” ở mỗi phần: Đều được đặt sau lời mời, rủ rê, lôi kéo và đặt trước lời đáp của những người trên mây và người trong sóng.
Ví tri đó nhằm tạo ra sự hấp dẫn của trò chơi. Khi nghe những lời mời gọi rất hấp dẫn như thế, chú bé lần nào cũng tỏ ra băn khoăn nhưng tình cảm dành cho mẹ lớn hơn hết thảy.
3. Câu 3 trang 88 SGK Ngư văn 9 tập 2
So sánh những cuộc vui chơi của những người "trên mây" và "trong sóng" giữa thế giới tự nhiên và những trò chơi của "mây và sóng" do em bé tạo ra:
Cuộc vui chơi giữa những người “trên mây” và “trong sóng” đều vô cùng hấp dẫn, những cuộc vui từ sáng sớm đến chiều muộn, ở đó chú bé được hòa mình với thiên nhiên, thế giới kỳ diệu với những lời mời gọi vô cùng thú vị
Những trò chơi của “mây và sóng” do em bé tạo ra ở đó, chú được biến thành mây, thành sóng, còn mẹ được biến thánh “mặt trăng và bến bờ kỳ lạ”, tình mẫu tử được hòa hợp cùng với thiên nhiên, trong trò chơi này của chú bé cũng thú vị và tràn ngập mầu sắc không kém gì trò chơi của “mây và sóng” tạo ra.
Sự giống nhau cũng như sự khác nhau giữa các cuộc chơi đó nói lên tình mẹ con gắn bó như mây – trăng, biển – bờ, tình cảm ấy đã lên kích cỡ vũ trụ, thiêng liêng, bất diệt.
4. Câu 4 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Những thành công về mặt nghệ thuật của bài thơ trong việc xây dựng các hình ảnh thiên nhiên là: Thiên nhiên trong bài thơ đề vô cùng gần gũi, thơ mộng, mang nhiều nét tưởng tượng do chú bé nghĩ ra. Những hình ảnh đó hiện lên trong trí tưởng tượng của cậu bé đều vô cùng lung linh, huyền ảo, một thế giới đầy mầu sắc đối với các bạn nhỏ, gần gũi với tuổi thơ.
5. Câu 5 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Ý nghĩa của câu thơ "Con lăn, lăn, lăn mãi... ở chốn nào": Tình yêu thương của mẹ dành cho con, luôn luôn ở bên cạnh con. Tình cảm của mẹ dành cho con không ai có thể tách rời, không có gì có thể rời xa, thiêng liêng, bất diệt.
6. Câu 6 trang 88 SGK Ngữ văn 9 tập 2
Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẹ con, bài thơ còn có thể gợi cho ta suy ngẫm
Để có thể từ chối được những cám dỗ và quyến rũ trong cuộc đời, con người phải có điểm tựa vững chắc. Tình mẹ con chính là một trong những điểm tựa vững chắc đó.
Hạnh phúc không phải ở “trên mây” hay “trong sóng” hay những thứ xa xỉ, do ai ban phát mà hạnh phúc ở ngay trong cuộc sống trần thế và đo chính con người chúng ta tạo dựng nên.