Bài soạn tham khảo số 2

I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu

Câu 1 (trang 129, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Sự phối hợp nhịp dài và nhịp ngắn: hai vế đầu dài để diễn tả sự trường kì của cuộc kháng chiến, các vế sau ngắn để khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc

- Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp: vế 1, 2, 3 mang thanh bằng, về 4 thanh trắc

- Âm tiết kết thúc mỗi nhịp là âm tiết mở (câu 1) và âm tiết đóng (câu 2)


Câu 2 (trang 129, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Phép điệp kết hợp với phép đối, lặp kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu:

+ Câu đầu: nhịp 4/2/4/2 và đối (đàn ông/đàn bà, người già/người trẻ)

+ Các câu sau: nhịp 3/2, 3/2 và lặp kết cấu chủ vị

- Vần: sử dụng vần “a” và vần “ung”

- Phối hợp nhịp điệu ngắn, dàn trải → tạo âm thưởng dồn dập, khoan thai, thích hợp với lời kêu gọi cứu nước.


Câu 3 (trang 130, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Ngắt nhịp (dấu phẩy ở ba câu đầu) khi cần liệt kê.

- Câu 3:

+ Ngắt nhịp liên tiếp → như lời kể về từng chiến công của tre.

+ Nhịp ngắn trước, nhịp dài sau → tạo âm hưởng du dương cho lời ngợi ca.

- Hai câu cuối: ngắt nhịp giữa CN và VN

→ Tạo âm hưởng mạnh mẽ, dứt khoát cho lời tuyên dương công trạng, khẳng định ý chí kiên cường và chiến công vẻ vang của tre.


II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh

Câu 1 (trang 130, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Lặp âm đầu (lửa lựu lập lòe) gợi cảm giác về hình ảnh: hoa lựu như những đốm lửa, đẹp và ẩn hiện trên đầu tường

- Lặp âm đầu (lóng lánh) gợi cảm giác phản chiếu của bóng trăng như phát tán trong không gian và trên mặt nước.


Câu 2 (trang 130, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

- Vần “ang” được lặp lại nhiều nhất

- Tác dụng:

+ Tạo cảm giác rộng lớn, chuyển động, kéo dài (đông – xuân)

+ Phù hợp với cảm xúc chung: mùa đông đang còn tiếp diễn vậy mà đã có lời mời gọi mùa xuân.


Câu 3 (trang 130, sgk Ngữ văn 12, tập 1)

Khung cảnh hiểm trở và sự gian lao vất vả được gợi ra nhờ:

- Nhịp điệu: 4/3 ở 3 câu đầu.

- Sự phối hợp: B – T ở 3 câu đầu

+ Câu 1: Nhiều thanh trắc

→ Gợi không gian hiểm trở, mang màu sắc hùng tráng, mạnh mẽ.

+ Câu 4: Nhiều thanh bằng

→ Gợi không khí rộng lớn, thoáng đãng trước mắt khi vượt qua con đường gian lao, vất vả.

- Từ láy gợi hình: Khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.

- Phép đối: Ngàn thước lên cao >< ngàn thước xuống

- Phép nhân hoá: súng ngửi trời.

Hình minh họa
Hình minh họa

Top 5 Bài soạn Thực hành một số phép tu từ ngữ âm (Ngữ Văn 12) hay nhất

  1. top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài soạn tham khảo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy