Bài soạn tham khảo số 3

I. Tác giả

  • Các-lô Rô-ve-li sinh năm 1956, là nhà vật lí học lí thuyết, nhà văn, sinh ra ở I-ta-li-a, chủ yếu làm việc ở Mỹ và Pháp.
  • Các nghiên cứu của ông tập trung vào lĩnh vực lực hấp dẫn lượng từ.
  • Ông cũng nghiên cứu sâu về lịch sử và khoa học triết học.

II. Tác phẩm văn bản Về chính chúng ta

Thể loại: Văn bản thông tin

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

  • Văn bản “Hành trang cuộc sống” được trích từ cuốn sách “7 bài học hay nhất về vật lí”.
  • Cuốn sách nối tiếng 7 bài học hay nhất về vật lí của ông được xuất bản lần đầu tiên vào năm 2014, đã được dịch sang 41 thứ tiếng và bán hàng triệu bản khắp thế giới. Không chỉ là một cuốn cẩm nang súc tích về vật lí học hiện đại, cuốn sách còn chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người. Ở đó, khoa học, triết học, văn chương và tôn giáo đã được kết hợp một cách hài hòa, cho người đọc thấy được vẻ đẹp huyền bí của thế giới này.

Phương thức biểu đạt: Nghị luận + Thuyết minh

Tóm tắt văn bản Về chính chúng ta

Văn bản trrình bày quan điểm của tác giả về vấn đề vai trò của con người trong thế giới tự nhiên.

Bố cục văn bản Về chính chúng ta

  • Đoạn 1: Từ đầu đến “ngôi sao trong các thiên hà”: Con người là chủ thể quan sát thế giới và là nhà sáng lập bức tranh về thực tại được mô tả lại.
  • Đoạn 2: Tiếp theo đến “một ví dụ nhỏ bé”: Sự tồn tại của con người là một phần của vũ trụ, và là phần rất nhỏ bé trong đó.
  • Đoạn 3: Còn lại: Tự nhiên là nhà của con người và sống trong tự nhiên nghĩa là con người đang ở nhà của mình.

Giá trị nội dung văn bản Về chính chúng ta

  • Văn bản Về chính chúng ta chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người.
  • Ở đó khoa học, triết học văn chương và tôn giáo đã được kết hợp một cách hài hoà, cho người đọc thấy được vẻ đẹp huyền bí của thế giới.

Giá trị nghệ thuật văn bản Về chính chúng ta

  • Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục.
  • Các biện pháp tu từ so sánh, điệp cấu trúc, liệt kê được sử dụng linh hoạt, hiệu quả.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản Về chính chúng ta

Các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản

  • Yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản được kết hợp nhuần nhuyễn, đan xen vào nhau.
  • Tác dụng: Văn bản cung cấp tri thức khoa học không trở nên khô khan, giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận.
  • Mối quan hệ giữa con người và thực tại
  • Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn của khoa học, triết học và văn chương.
  • Thái độ: nghiêm túc, say mê, yêu khoa học.
  • Khả năng nhận thức thế giới của con người
  • Con người có khả năng chinh phục tự nhiên, khắc phục những điều kiện khó khăn mà tự nhiên gây ra.
  • Con người biết khám phá cái hay cái đẹp, cái thú vị của tự nhiên.

* Trước khi đọc

Câu hỏi (trang 100 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Bạn suy nghĩ như thế nào về quan niệm cho rằng con người là chúa tể tự nhiên.

Trả lời:

  • Con người là loại động vật bậc cao, nhờ có bộ não mà con người có thể sáng tạo ra vô vàn những điều kì diệu khác nhau. Thế giới tự nhiên vô cùng khắc nghiệt, chứa đựng trong đó rất nhiều sự khó khăn, vất vả từ khí hậu, thời tiết bất thường đến địa hình hiểm trở, đất đai khô cằn…nhưng con người đã nhanh chóng thích ứng được và biết tìm cách để khắc phục. Họ biết xây nhà kính để chống lại sự giá lạnh của bắc cực, họ biết chế tạo ra máy móc để phục vụ cho đời sống sản xuất, họ còn sáng tạo những loại rau củ chịu nhiệt tốt…Chính vì thế, có thể khẳng định con người là chúa tể của tự nhiên.

* Đọc văn bản

Suy đoán về dụng ý của tác giả khi đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi.

  • Việc đặt vấn đề bằng hàng loạt câu hỏi khiến cho người đọc phải suy ngẫm để tự tìm ra cho mình câu trả lời.
  • Câu nào trong đoạn văn thể hiện quan điểm của tác giả?
  • Trong bức tranh rộng lớn này, có nhiều thứ chúng ta không hiểu nổi, và một trong những thứ mà ta hiểu ít nhất là chính chúng ta.
  • Xác định hai từ khoá nói lên mối quan hệ giữa con người và thế giới trong đoạn văn.
  • Chúng ta là những chủ thể của bức tranh thực tại, chúng ta là các nút trong một mạng lưới.
  • Chú ý biện pháp tu từ điệp ngữ trong văn bản.
    • Tác giả đã dùng điệp ngữ: Chúng ta từng…
    • Tác dụng: Nhấn mạnh những suy nghĩ sai lầm đã từng xuất hiện trong mỗi chúng ta.

* Sau khi đọc

Nội dung chính: Về chính chúng ta

Văn bản Về chính chúng ta chứa đựng những suy tư mang tính chất triết học về thế giới và con người. Ở đó khoa học, triết học văn chương và tôn giáo đã được kết hợp một cách hài hoà, cho người đọc thấy được vẻ đẹp huyền bí của thế giới.


Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Trong văn bản, tác giả đã trình bày quan điểm về vấn đề gì? Quan điểm ấy đã được triển khai thành những luận điểm chính nào?

Trả lời:

- Tác giả đã bày tỏ quan điểm về chính chúng ta.

- Quan điểm ấy được triển khai thành các luận điểm:

  • Có nhiều thứ ta không hiểu nổi, thứ mà ít hiểu nhất là chính chúng ta.
  • Chúng ta, con người trước hết là các chủ thể của bức tranh thực tại, là các nút trong một mạng lưới.
  • Chúng ta là một bộ phận hữu cơ của thế giới.
  • Sự tồn tại của chúng ta là một phần của vũ trụ, và là một phần nhỏ bé trong đó.
  • Tri thức của chúng ta chung quy đều phản ánh thế giới.
  • Các giá trị đạo đức, cảm xúc, tình yêu của chúng ta mang tính hiện thực.
  • Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình.
  • Tri thức của chúng ta không ngừng được tăng lên.

Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Để làm sáng tỏ các luận điểm chính, tác giả đã sử dụng những bằng chứng, lí lẽ nào? Những thông tin khoa học trong văn bản có ý nghĩa gì trong việc làm sáng tỏ những luận điểm chính?

Trả lời:

  • Sử dụng những bằng chứng, lí lẽ dẫn chứng phù hợp.
  • Ý nghĩa thông tin khoa học:

Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Chỉ ra và phân tích tác dụng của các yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản.

Trả lời:

  • Yếu tố miêu tả, biểu cảm, các biện pháp tu từ trong văn bản được kết hợp nhuần nhuyễn, đan xen vào nhau.
  • Tác dụng: Văn bản cung cấp tri thức khoa học không trở nên khô khan, giúp người đọc dễ dàng tiếp nhận.

Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn nào, với một thái độ như thế nào?

Trả lời:

  • Tác giả đã trình bày quan điểm về mối quan hệ giữa con người và thực tại từ góc nhìn của khoa học, triết học và văn chương.
  • Thái độ: nghiêm túc, say mê, yêu khoa học.

Câu 5 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Tác giả nghĩ gì về khả năng nhận thức thế giới của con người?

Trả lời:

- Con người có khả năng chinh phục tự nhiên, khắc phục những điều kiện khó khăn mà tự nhiên gây ra. Con người biết khám phá cái hay cái đẹp, cái thú vị của tự nhiên.


Câu 6 (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): “Tự nhiên là nhà của chúng ta, và sống trong tự nhiên nghĩa là chúng ta đang ở nhà của mình”. Bạn nghĩ gì về nhận định của tác giả?


Trả lời:

Tự nhiên là môi trường sống của con người. Đây là cái nôi nuôi dưỡng, hình thành, phát triển và kích thích khả năng sáng tạo tiềm ẩn trong mỗi người.


* Kết nối đọc – viết

Bài tập (trang 103 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2): Nhận thức nào từ văn bản trên mà bạn muốn mang theo trong hành trang cuộc sống của mình? Hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) để chia sẻ về điều này.


Đoạn văn tham khảo

“Một phần bản tính của chúng ta là khao khát được hiểu biết nhiều hơn nữa và luôn học hỏi”. Như ta đã biết, kho tàng tri thức của nhân loại giống như một đại dương bao la, đồng thời không ngừng gia tăng về gia tăng về số lượng và chất lượng theo nhịp độ phát triển của xã hội. Bởi vậy, nếu không duy trì việc học hỏi, con người sẽ không thể cập nhật kịp thời những tri thức mới, và vô tình biến bản thân thành người lạc hậu, và không thể đáp ứng yêu cầu của xã hội về một nguồn nhân lực tiên tiến, chất lượng cao của thời kì công nghệ 4.0. Học là con đường duy nhất giúp con người lĩnh hội tri thức, cũng là phương pháp duy nhất để chúng ta bắt nhịp, chạy đua với sự tiến bộ, văn minh của xã hội. Đồng thời, việc học hỏi không ngừng sẽ giúp cho người làm đầy vốn tri thức, hiểu biết của bản thân, trở thành người có ích trong xã hội. Bởi vậy, trong cuộc sống những nhà bác học, nhà khoa học luôn đem đến những phát minh, những nghiên cứu vô cùng hữu ích đối với cuộc sống của con người. Họ đã trở thành những vĩ nhân của nhân loại như Bác Hồ- người tìm ra con đường giải phóng dân tộc.

Hình minh họa
Hình minh họa

Top 5 Bài soạn "Về chính chúng ta" - Ngữ văn 10 hay nhất

  1. top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài soạn tham khảo số 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy