Bài soạn tham khảo số 4

Nội dung bài học

- Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong bài văn tự sự, khiến câu chuyện sinh động hấp dẫn và có sức truyền cảm

- Muốn miêu tả và biểu cảm thành công cần tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và chú ý lắng nghe


I. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

1. Miêu tả là sử dụng ngôn ngữ làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

- Biểu cảm bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, hiện tượng trong đời sống

2. Điểm giống và khác nhau của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

- Miêu tả trong văn miêu tả, biểu cảm trong văn biểu cảm so với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự khác nhau ở mục đích sử dụng.

+ Yếu tố miêu tả trong văn miêu tả và trong văn tự sự tuy đều có tác dụng làm cho sự vật, sự việc, con người... trở nên rõ ràng sinh động.

+ Miêu tả trong văn bản tự sự chỉ là yếu tố phụ, là phương tiện giúp cho câu chuyện diễn ra được sinh động, không phải là mục đích chính của văn bản tự sự.

+ Biểu cảm trong văn tự sự cũng là yếu tố phụ, là phương tiện giúp cho văn bản tự sự có được chiều sâu của cảm xúc, tránh được khô khan.

3. Căn cứ để:

- Đánh giá hiệu quả của yếu tố miêu tả trong văn tự sự:

+ Yếu tố đó có miêu tả được sinh động các đối tượng (nhân vật, cảnh vật, tâm trạng...) hay không?

+ Yếu tố đó có giúp cho việc kể chuyện được hấp dẫn hay không?

- Đánh giá hiệu quả của yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự:

+ Yếu tố biểu cảm có gây xúc động, gợi suy nghĩ đối vối bạn đọc hay không?

+ Yếu tố biểu cảm đó có giúp cho việc kể chuyện thêm sinh động và có hồn hay không?

4. Giải thích

- Đoạn trích trên là văn bản tự sự vì có các yếu tố: nhân vật, sự việc, người dẫn chuyện

- Nhưng yếu tố miêu cảm và biểu trong đoạn trích:

+ yếu tố miêu tả: hiện thực cảnh ban đêm, tả trời ngàn sao.

+ yếu tố biểu cảm: diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi khi ngồi cạnh Xtê-pha-nét (lòng hơi xao xuyến nhưng vẫn giữ được mình).

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp:

+ nâng cao hiệu quả văn tự sự, giúp chúng ta hình dung được khung cảnh sinh động khi và tình cảm của chàng trai chăn cừu với cô gái ngây thơ, xinh đẹp

+ phát triển cốt truyện


II. Quan sát liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự

1. Điền như sau

a. Điền từ: Liên tưởng.

b. Điền từ: Quan sát.

c. Điền từ: Tưởng tượng

2. Miêu tả được hay, tốt cần quan sát đối tượng một cách kĩ lưỡng, phát huy khả năng tưởng tượng và liên tưởng.

3. Để những cảm xúc, những rung động được nảy sinh từ:

- Quan sát kĩ càng, chăm chú, tinh tế

- Những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc sẽ lay động trái tim người kể

- Trong các mục nêu ở trên thì ý d không chính xác vì khi sử dụng biểu cảm trong văn tự sự không thể chỉ tìm những cảm xúc, rung động trong tâm hồn người kể.


Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

a. Ví dụ: Đoạn trích trong Ra-ma buộc tội (từ Nói dứt lời, Gia-na-ki òa khóc đến hết)

- Nội dung đoạn văn kể lại việc Xi- ta bước lên giàn hoả trước sự chứng kiến của mọi người.

- Các yếu tố miêu tả gồm: gương mặt, thái độ, việc làm của các nhân vật Lắc-ma-na, Ra-ma, Xi-ta và những người khác.

- Các yếu tố biểu cảm qua hình ảnh chi tiết nhất là trọng đoạn cuối:

+ Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột xem nàng Gia-na-ki đứng trong giàn hoả

+ các phụ nữ bật ra tiếng khóc thảm thương, cả loài quỷ Rắc-sa-xa, lẫn loài khỉ Va-na-ra cũng cùng kêu khóc vang trời

⇒ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò hết sức quan trọng trong đoạn trích, làm cho câu chuyện có được những chi tiết sinh động hấp dẫn và gây xúc động cho người đọc.

b. Nhận xét vai trò yếu tố miêu tả biểu cảm trong đoạn trích Lẵng quả thông

- Giúp người đọc hình dung vẻ đẹp của mùa thu, hình ảnh nhân vật em bé con ông gác rừng

- Giúp người đọc có những cảm nhận riêng, tác giả không trực tiếp miêu tả mà gợi liên tưởng cho người đọc

- Gợi suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nó sẽ rất thô kệch…”

- Những câu văn miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu làm chúng ta cảm nhận độc đáo, lí thú hơn


Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Sau một năm học vất vả, kì nghỉ hè này em được bố mẹ dẫn đi chơi ở công viên Thủ Lệ. Hôm nay trời thật đẹp. Gia đình em nhanh chóng lên sẽ bắt đầu chuyến đi. Công viên hiện ra thật tráng lệ. Sau khi mua vé, em đã được tha hồ tham quan bên trong. Trong công viên có rất nhiều các loài thú như: hổ, voi, chim đại bàng, gà rừng, thỏ, sóc, nhím, hươu, nai,.... Các con vật vô cùng đáng yêu. Em thích nhất là những chú hươu với những chiếc sừng dài. Em còn được tận tay cho các chú hươu ăn. Những chú thỏ lông trắng muốt tung tăng chạy nhảy. Em đã mua rất nhiều đồ lưu niệm. Đến trưa gia đình em lên xe trở. Chuyến đi không xài nhưng vô cùng vui và bổ ích. Qua chuyến đi em biết thêm nhiều về các loài con vật. Em sẽ luôn luôn nhớ về chuyến đi đầy lí thú này.

Hình minh họa
Hình minh họa

Top 6 Bài soạn Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự (Ngữ Văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài soạn tham khảo số 1
  2. top 2 Bài soạn tham khảo số 2
  3. top 3 Bài soạn tham khảo số 3
  4. top 4 Bài soạn tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài soạn tham khảo số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy