Bài soạn "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên số 6

I. Vài nét về tác phẩm

Vào những năm 1958 - 1960, ở miền Bắc có phong trào vận động nhân dân miền xuôi - chủ yếu là thanh niên lên xây dựng kinh tế ở miền núi Tây Bắc. Chính sự kiện kinh tế xã hội này đã gợi cảm hứng khiến Chế Lan Viên sáng tác bài Tiếng hát con tàu.

Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, bài thơ là khúc hát thể hiện khát vọng trở về với nhân dân, hoà nhập với cuộc sông lớn của đất nước của tình nghĩa nhân dân vĩ đại. Đó cũng là tìm về với ngọn nguồn của hồn thơ.


Tìm hiểu tác phẩm

Câu 1. Hai hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng: "con tàu" và "Tây Bắc".

Để hiểu được bài thơ này, trước hết cần hiểu hai hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ. Đó là hình ảnh "con tàu" và hình ảnh "Tây Bắc".

Thực tế thì chưa hề có đường tàu và con tàu lên Tây Bắc. Con tàu ở bài thơ này là biểu tượng cho khát vọng lên đường với cuộc sông bao la, nhân dân vĩ đại, đến với ước mơ cao đẹp ngọn nguồn của cảm hứng nghệ thuật, vì vậy mà có những câu thơ: "Khi lòng ta đã hóa những con tàu", "Tàu đói những vầng trăng", "Tàu gọi anh di, sao chửa ra di?", "Chẳng có thơ đâu giữa lòng đóng khép, Tâm hồn anh chà gặp anh trên kia"...

Còn hình ảnh "Tây Bắc" không chỉ là Tây Bấc mà đó còn là Tố quốc bao lạ, nơi có cuộc sống gian lao, vất vả mà thắm đượm nghĩa tình với muôn vàn kỉ niệm không thế nào quên. Lên Tây Bắc cũng có nghĩa là trở về với chính mình, tâm hồn mình với những tình cảm trong sáng, tình nghĩa sâu nặng đối với nhân dân và đất nước! Vì vậy mà có những câu thơ: "Khi Tổ quốc bốn bề lên tiếng hát, Tâm hồn ta là Tây Bắc chứ còn đâu?", "Trên Tây Bắc! Ôi! Mười năm Tây Bắc, Xứ thiêng liêng rừng núi đã anh hùng", "Nơi máu rỏ tâm hồn ta chấm đất", "Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ"...

Hiểu được ý nghĩa hai hình ảnh biểu tượng cơ bản trên, chúng ta sẽ hiểu được ngay tên của bài thơ và các câu thơ đề từ, thấy được tính khái quát rộng hơn, vượt lên các sự vật cụ thế của bốn câu thơ ấy.


Câu 2. Tiếng hát con tàu có ba đoạn:

- Đoạn đầu (2 khổ) là sự trăn trở, lời giục giã mời gọi lên đường.

- Đoạn giữa (9 khổ) là hồi tưởng về những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến, thể hiện khát vọng về với nhân dân.

- Đoạn cuối (4 khổ) là khúc hát lên đường say mê, náo nức.

Sự trăn trở và lời mời gọi lên đường

Ngay sau lời đề từ đã là lời giục giã mời gọi lên đường với những câu hỏi dồn dập lay gọi, hốì thúc, khích lệ sự ra đi. Giọng hôi hả, hăm hở, bộc lộ ở những lời tự chát vấn đầy trăn trở của chính nhà thơ.

Con tàu này lên Tây Bắc, anh di chăng?

Anh có nghe gió ngàn đang rú gọi?

Tàu gọi anh đi, sao chửa ra đi?...

Ớ đây có sự phân thân của chủ thể trữ tình. Anh là người khác mà cũng chính là mình. Nhà thơ tự vấn mà nghe như đang thuyết phục ai. Chính điều này cộng với nhiều phép đôi lập (bạn bè đi xa / anh giữ trời Hà Nội, Đất nước mênh mông / đời anh nhỏ hẹp; Thơ / lòng đóng khép...) để thể hiện sinh động ý tưởng tác giả cuộc sông mới đang mời gọi, thôi thúc người nghệ sĩ vượt ra khỏi cuộc đời nhỏ hẹp quẩn quanh.

Hồi tưởng những kỉ niệm với nhân dân trong kháng chiến

Phần này, nhà thơ gợi lên được một cách thành kính và đượm thắm nghĩa tình những kỉ niệm thiêng liêng, đẹp đẽ trong những tháng ngày kháng chiến gian khổ chông thực dân Pháp của mảnh đất Tây Bắc anh hùng.

Nói về cuộc kháng chiến chông Pháp, lời thơ Chế Lan Viên chứa chan một ân tình sâu nặng: "ơi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa. Nghìn năm sau, còn đủ sức soi đường". Điều này dễ hiểu. Bởi vì đối với nhà thơ và các văn nghệ sĩ tiền chiến sau 1945 đi cùng cách mạng thì cuộc kháng chiến chông Pháp có một ý nghĩa đặc biệt là đã đánh dấu sự biến chuyển của cả cuộc đời lẫn con đường nghệ thuật của họ hoà nhập vào sự nghiệp của nhân dân và cách mạng.

Lên với Tây Bắc là về lại với những kỉ niệm thiết tha máu thịt trong lòng mình đánh thức không chỉ những hoài tưởng quá khứ mà cả khát vọng trong hiện tại với bao cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Lên với Tây Bắc là trở về và hoà nhập với cuộc sống bao la của đất nước của tình nghĩa nhân dân vĩ đại.


Câu 3. Nhằm thể hiện ý nghĩa sâu sắc, niềm hạnh phúc lớn lao của cuộc trở về đó, nhà thơ dùng đến năm hình ảnh so sánh tiếp liền nhau:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.

Các hình ảnh so sánh trên, hình ảnh nào cũng đơn sơ, gần gũi và gợi cảm biết bao.


Câu 4. Trong hồi tưởng của Chế Lan Viên, nhân dân đã hiện lên với mốì ruột rà và thân thiết, những người mà nhà thơ gọi là anh, là em, là mế (mẹ). Đó là hình ảnh cụ thể của những con người: người anh du kích, đứa em nhỏ liên lạc, bà mế già, cô em gái... Họ đều một lòng một dạ chiến đấu hi sinh trong cuộc kháng chiến chông Pháp vừa qua. Nhà thơ đã khắc hoạ hình ảnh những con người này gắn liền với những đóng góp thầm lặng, lớn lao, với tình thương và sự chở che, đùm bọc trọn vẹn và rộng lớn. Từ hình ảnh người anh du kích đạm bạc với chiếc áo nâu vá rách cởi lại cho con đến hình ảnh thằng em liên lạc xông xáo "rừng thưa rừng rậm", "từ bản Na qua bản Bắc" mười năm ròng rã luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Cảm động biết mấy là hình ảnh bà mế già đêm đêm cời bếp lửa hồng, ân cần chăm sóc đứa con chiến sĩ suốt một mùa dài:

Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc

Năm con đau, mế thức một mùa dài

Con với mế không phải hòn máu cắt

Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.

Đang là những hình ảnh xây dựng theo lối tả thực cụ thể nhưng đặc biệt đến hình ảnh của cô em gái nuôi quân, Chế Lan Viên bỗng có những liên tưởng bất ngờ tuyệt đẹp:

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh liién hoa vàng,

Như xuân đến chim rùng lông trở biếc.

Từ nỗi hoài tưởng Tây Bắc với những kỉ niệm đượm thắm nghĩa tình vừa nói, nhà thơ dẫn tới những suy ngẫm sâu sắc có tính khái quát cao:

- Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

Khi ta đì, đất đã hóa tâm hồn!

- Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.

Khúc hát lên đường say mê náo nức

Đến đây, âm hưởng bài thơ càng trở nên sôi nối và lôi cuốn. Tiếng thôi thúc của Tây Bắc, của đất nước, của nhân dân và của đời sống cũng là tiếng của lòng người, lòng nhà thơ thiết tha mời gọi (Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi?)

Lên với Tây Bắc đã là niềm khao khát cháy bỏng. Mau hãy lên đường để đến với những tình cảm ruột rà, thân thiết lòng mẹ, lòng anh đang đợi chờ. Lên với Tây Bấc để thấy sự xây dựng mới (mái ngói đỏ trăm ga), tìm lấy nguồn cảm hứng đầy mộng tưởng nên thơ (lấy lại vàng ta, lấy cả những cơn mơ, uống vầng trăng, uống mặt hồng em...).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy