Bài soạn "Trường từ vựng" số 5

Những nội dung cơ bản cần nắm

1.1. Trường từ vựng là tập hợp tất cả các từ có nét chung về nghĩa.

1.2. Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn.

1.3. Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại; do hiện tượng nhiều nghĩa, một từ có thể thuộc nhiều trường từ vựng khác nhau.

1.4. Trong thơ văn cũng như cuộc sống hàng ngày, người ta thường dùng cách chuyển trường từ vựng để tăng thêm tính nghệ thuật của ngôn từ.


I. Thế nào là trường từ vựng?

– Trường từ vựng là tập hợp của những từ có ít nhất một nét chung về nghĩa.

Ví dụ:

+ Trường từ vựng động vật gồm các từ: trâu, bò, lợn, gà, dê, khỉ; trống, mái; mõm, đuôi;phi, lồng…

+ Trưòng từ vựng về biển gồm các từ: bờ biển, eo biển; bão biển, sóng thần; hải âu, sò huyết…

– Các từ in đậm trong đoạn trích của Nguyên Hồng như: mặt, mắt, da, gò má, đùi, đầu, cánh tay, miệng có nét chung về nghĩa là đều cùng chỉ các bộ phận cơ thể của con người.


II. Một số đặc điểm của trường từ vựng

– Một trường từ vựng có thể bao gồm nhiều trường từ vựng nhỏ hơn. Ví dụ:

+ Trường từ vựng động vật có các trường nhỏ như sau:

(+1) Tên gọi các loài: gà, chó, mèo, lợn, khỉ, hổ, báo,…

(+2) Về giông: trống, mái, đực, cái,…

(+3) Bộ phận cơ thế động vật: đầu, đuôi, mõm, sừng, vuốt,…

(+4) Hoạt động: chạy, phi, lồng, bò, cấu, xé, vồ,…

– Một trường từ vựng có thể bao gồm những từ khác biệt nhau về từ loại. Điều này có nghĩa là những từ trong một trường từ vựng có thế thuộc danh từ, động từ hoặc tính từ.

Ví dụ: Trường từ vựng mắt, có:

+ Các từ thuộc danh từ: con ngươi, lông mi, lông mày, lòng đen, lòng trắng,…

+ Các từ thuộc tính từ: lờ đờ, toét, đờ đẫn,…

+ Các từ thuộc động từ: nhìn, trông, liếc, dòm,…

– Một từ có thể xuất hiện trong nhiều trường từ vựng. Điều này chỉ xảy ra đối vối những từ có nhiều nghĩa.

Ví dụ: Từ ngọt có thể thuộc các trường từ vựng sau:

+ Trường mùi vị (cùng trường vối chua, cay, đắng, chát, thơm…).

+ Trường âm thanh (cùng trưòng với the thé, êm dịu, chối tai,…).

+ Trường thời tiết (cùng trường với hanh, ẩm ướt, giá…).

– Thực chất của hiện tượng chuyển nghĩa của từ (theo các phương thức như: ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh…) trong ngôn ngữ, nhất là trong thơ văn chính là chuyển trường từ vựng (từ trường từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng này chuyển sang trưòng từ vựng chỉ sự vật, hiện tượng khác). Qua việc chuyển trường từ vựng, nghĩa của từ phát triển ngày càng phong phú, đáp ứng nhu cầu biểu đạt của con người.


Câu 1. Bài tập này yêu cầu các em tìm những từ thuộc trường từ vựng người ruột thịt trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng.

Trong văn bản “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng có mưòi từ ngữ khác nhau: tôi, thầy, mẹ, em, cô, mợ, em bé, anh em, con cậu, bà họ thuộc trưòng từ vựng: người ruột thịt.


Câu 2. Bài tập này yêu cầu các em đặt tên trưòng từ vựng cho mỗi dãy từ cho trong bài tập.

Muốn đặt được tên trường từ vựng cho mỗi dãy từ, các em đọc kĩ từng nhóm từ, xem các từ ấy có nét chung gì về nghĩa. Từ nét chung, em tìm tên thích hợp cho từng trường từ vựng.

a) Nét chung về nghĩa của các từ: lưới, nơm, câu, vó là cùng chỉ các dụng cụ đánh bắt cá. Do đó, tên trường từ vựng này là: Dụng cụ đánh bắt cá.

b) Nét chung về nghĩa của các từ: tủ, rương, hòm, va li, chai, lọ là cùng chỉ các dụng cụ để chứa, đựng. Do đó, tên trường từ vựng này là: Dụng cụ để chứa, đựng.

c) Nét chung về nghĩa của các từ: đá, đạp, giẫm, xéo là cùng chỉ hoạt động của chân. Do đó, tên trường từ vựng này là: Hoạt động của chân.

d) Nét chung về nghĩa của các từ: buồn, vui, phấn khởi, sợ hãi là cùng chỉ các trạng thái tâm lí, tình cảm của con người. Do đó, tên trường từ vựng này là: Trạng thái tâm lí, tình cảm của con người.

e) Nét chung về nghĩa của các từ: hiền lành, độc ác, cởi mở là cùng chỉ tính cách của con người. Do đó, tên trưòng từ vựng này là: Tính cách của con người.

g) Nét chung về nghĩa của các từ: bút máy, bút bi, bút chì, phân là cùng chỉ các dụng cụ để viết. Do đó, tên trường từ vựng này là: Dụng cụ để viết.


Câu 3. Bài tập này yêu cầu các em đặt tên cho trường từ vựng gồm các từ được in đậm trong đoạn văn của Nguyên Hồng.

Muôn đặt được tên trường từ vựng, các em đọc kĩ đoạn văn, chú ý các từ được in đậm trong đoạn văn, xem các từ này có nét chung gì về nghĩa.

Các từ in đậm trong đoạn văn của Nguyên Hồng là: hoài nghi, khinh miệt, ruồng rẫy, thương yêu, kính mến, rắp tâm. Các từ này đều biêu thị tình cảm, thái độ của người nói. Do đó, có thể nói các từ này thuộc trường từ vựng tình cảm, thái độ.


Câu 4. Bài tập này yêu cầu các em xếp các từ mũi, nghe, tai, thính, điếc, thơm, rõ vào đúng trường từ vựng của nó theo bảng.

Muốn làm được bài tập này, các em lần lượt xét từng từ cho sẵn xem từ ấy có thể xếp vào trường từ vựng khứu giác hay thính giác. Trong đó, các em cần chú ý khả năng chuyển nghĩa của từ (đồng thời là chuyển từ trường từ vựng) của một số từ. Những từ mang đặc điểm này có thể xuất hiện ở cả hai trường từ vựng nói trên.

Câu 5: Bài tập này yêu cầu các em xác định các từ in đậm trong đoạn thơ của Hồ Chí Minh đã chuyển từ trưòng từ vựng nào sang trường từ vựng nào.

Muốn làm bài tập này, các em phải xem các từ in đậm như: chiến trường, vũ khí, chiến sĩ vốn thuộc lĩnh vực nào, thuộc trường từ vựng nào? Trong đoạn thơ của Bác Hồ, các từ này được chuyển nghĩa, dùng để nói về lĩnh vực nào, thuộc trường từ vựng nào?

Các từ: chiến trường, vũ khí, chiến sĩ vốn thuộc trưòng từ vựng quân sự. Trong đoạn thơ của Bác, các từ này được chuyển nghĩa, dùng để nói về lĩnh vực nông nghiệp, thuộc trường từ vựng nông nghiệp.

Như vậy, các từ: chiến trường, vủ khí, chiến sĩ trong đoạn thơ của Bác đã chuyển từ trường từ vựng quân sự sang trường từ vựng nông nghiệp.


Câu 6. Bài tập này yêu cầu các em viết một đoạn văn có ít nhất năm từ cùng trường từ vựng trường học hoặc trường từ vựng môn bóng đá.

Chủ đề của đoạn văn chi phối việc lựa chọn từ ngữ. Vì vậy, chọn chủ đề trường học hoặc chủ đề bóng đá để viết thì các từ ngữ thuộc chủ đề các em lựa chọn sẽ được huy động. Viết xong, các em gạch dưới các từ thuộc trưòng từ vựng đó (ít nhất năm từ).

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy