Bài soạn "Văn bản thông báo" số 6

I. Đặc điểm của văn bản thông báo

Giải câu 1 – Đặc điểm của văn bản thông báo (Trang 142 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Trong các văn bản trên, ai là người thông báo, ai là người nhận thông báo? Mục đích thông báo là gì?

Trả lời:

– Trong văn bản 1:

+ Người gửi thông báo: Phó hiệu trưởng Nguyễn Văn Bằng (kí thay Hiệu trưởng trường THCS Hải Nam).

+ Người nhận thông báo: Các giáo viên chủ nhiệm và lớp trưởng các lớp trong toàn trường THSC Hải Nam.

– Trong văn bản 2:

+ Người gửi thông báo: Liên đội trưởng Trần Mai Hoa.

+ Người nhận thông báo: Các chi đoàn TNTP Hồ chú Minh trong toàn trường THCS Kết Đoàn.


Giải câu 2 – Đặc điểm của văn bản thông báo (Trang 142 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Nội dung thông báo thường là gì? Nhận xét về thể thức của văn bản thông báo.

Trả lời:

Nội dung thông báo thường là những thông tin cụ thể của cơ quan, đoàn thể, người tổ chức báo cho những người dưới quyền, thành viên đoàn thể, hoặc những người quan tâm tới nội dung thông báo được biết để thực hiện hay tham gia.


Giải câu 3 – Đặc điểm của văn bản thông báo (Trang 142 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Hãy dẫn ra một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường.

Trả lời:

Một số trường hợp cần viết thông báo trong học tập và sinh hoạt ở trường:

– Ngày nghỉ lễ

– Ngày thi hết học kì của từng khối lớp

– Ngày tổ chức hội thi giáo viên giỏi

– Ngày tham quan

– Ngày lao động toàn trường

– Ngày hội diễn văn nghệ

– Ngày có phái đoàn cấp trên về kiểm tra


II. Cách làm văn bản thông báo

Giải câu 1 – Cách làm văn bản thông báo (Trang 142 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Tình huống cần làm văn bản thông báo

Trong các tình huống sau đây, tình huống nào phải viết thông báo, ai thông báo và thông báo cho ai?

a) Một học sinh bị mất chiếc xe đạp, muốn báo cáo với công an.

b) Sắp tới, Nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh trong toàn trường để góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

c) Gần cuối năm học, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh muốn triệu tập các Ban chỉ huy đội để bàn về việc tổng kết hoạt động của liên đội trong năm học này.

Trả lời:

Những tình huống cần làm thông báo:

b) Sắp tới, nhà trường sẽ tổ chức đợt tổng vệ sinh trong toàn trường để góp phần xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp.

c) Gần cuối năm, Ban chỉ huy liên đội TNTP Hồ Chí Minh muốn triệu tập các Ban chỉ huy chi đội để bàn về việc tổng kết hoạt động của liên đội trong năm nay.


Giải câu 2 – Cách làm văn bản thông báo (Trang 142 SGK ngữ văn 8 tập 2)

Cách làm văn bản thông báo. Một văn bản thông báo cần có các mục sau đây:

a) Thể thức mở đầu văn bản thông báo:

– Tên cơ quan chủ quản và đơn vị trực thuộc (ghi vào góc trên bên trái).

– Quốc hiệu, tiêu ngữ (ghi vào góc trên bên phải).

– Địa điểm và thời gian làm thông báo (ghi vào góc bên phải).

– Tên văn bản (ghi chính giữa):

THÔNG BÁO Về …

b) Nội dung thông báo.

c) Thể thức kết thúc văn bản thông báo:

– Nơi nhận (ghi phía dưới bên trái).

– Kí tên và ghi đủ họ tên, chức vụ của người có trách nhiệm thông báo (ghi phía dưới bên phải).

Trả lời:

Cách làm văn bản thông báo.

– Phải xác định trong tình huống nào cần làm thông báo, tình huống nào không cần làm.

– Bố cục chung của một thông báo thường là:

+ Phần mở đầu

+ Phần nội dung

+ Phần kết thúc

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy