Bài tham khảo số 4
Ý nghĩa nhan đề Tây Tiến:
- Khẳng định việc đổi tên không phải là ngẫu nhiên mà là dụng ý nghệ thuật của Quang Dũng.
- Nếu đặt là "Nhớ Tây Tiến":
- Cái được: nói được cảm xúc chủ đạo của bài thơ là nỗi nhớ
- Cái mất: Lỡ mạch thơ, ủy mị, không phù hợp
- Tây Tiến:
- Cô đọng
- Rắn rỏi, hào hùng gợi ra được hình tượng trong tâm (Tây Bắc, Tây Tiến)
- Tên bài thơ giống như tên một khúc hành quân.
Bài thơ ban đầu có tên là “Nhớ Tây Tiến”. Sau đó Quang Dũng đã lược đi chữ “Nhớ” chỉ còn hai chữ “Tây Tiến”, việc đổi tên tác phẩm không phải ngẫu nhiên, cố tình mà là dụng ý nghệ thuật của nhà thơ. Nếu đặt là “Nhớ Tây Tiến”. bài thơ nói được cảm xúc chủ đạo của thi phẩm là nỗi nhớ nhưng nó lại không nói được hình tượng trong tâm của tác phẩm. Mặt khác làm cho nhan đề bài thơ ủy mị, mềm mại, không phù hợp với bước quân hành và vẻ oai phong, dũng khí của người lính Tây Tiến. Quang Dũng lược đi chữ “nhớ” khiến cho nhan đề thi phẩm cô đọng,bởi bản thân hai chữ “Tây Tiến” đã bao trùm trong đó nỗi nhớ rồi. “Tây Tiến” tạo ra âm điệu của nhan đề chắc khỏe, rắn rỏi đem đến cho ta hình dung về miền Tây rộng lớn, thẳm thăm, hùng vị. Vẽ chân dung kiêu hùng của người lính Tây Tiến năm xưa. Mặt khác lược đi chữ “nhớ” khiến tên bài thơ tựa như tên của một khúc quân hành như “Tiến quân ca”, “Nam Tiến” và ở đây là “Tây Tiến”
Đặt cho tác phẩm một nhan đề hàm ẩn và gợi mở như vậy chứng tỏ Quang Dũng là nhà thơ tài năng và sáng tạo.