Bài tham khảo số 9
Bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu của Tú Xương đã khắc họa khung cảnh trường thi nhốn nháo, để làm bật lên tiếng cười chua chát về cảnh ngộ mất nước trong buổi đầu của xã hội thực dân nửa phong kiến. Trong bài thơ, tôi đặc biệt ấn tượng với chi tiết về sự xuất hiện của ông Tây và mụ đầm: “Lọng cắm rợp trời: quan sứ đến;/Váy lê quét đất, mụ đầm ra.”. Một kì thi mang tính trọng đại của đất nước. Nhưng hình ảnh xuất hiện ở đây - “lọng cắm rợp trời” gợi tả cảnh đón tiếp dành cho “quan sứ” - lũ cướp nước đầy long trọng. Không chỉ vậy, từ xưa, chốn trường thi là nơi tôn nghiêm, lễ giáo phong kiến vốn trọng nam khinh nữ, phụ nữ không được đến. Vậy mà bây giờ lại có hình ảnh “mụ đầm ra” với “váy lê quét đất” càng làm tăng thêm sự nực cười. Qua chi tiết này, chúng ta thấy được sự suy thoái của đất nước lúc bấy giờ. Tiếng cười trước cảnh tượng lố lăng nơi trường thi nhưng cũng là tiếc khóc cho cảnh ngộ mất nước lúc bấy giờ.