Bài văn cảm nhận về bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương số 1

Thương Vợ là bài thơ mang nghệ thuật trào phúng sâu sắc, cả tác phẩm là tiếng lòng của tác giả về xã hội phong kiến xưa và Tú Xương đã sáng tác lên tác phẩm này để nói về hiện thực xã hội của chế độ phong kiến.


Ngay trong đoạn mở đầu của tác phẩm, tác giả đã nói đến sự vất vả của người vợ đó chính là bà tú, quanh năm phải làm việc chăm chỉ, nơi bà làm việc là mon sông, quanh năm ở đây đã thể hiện sự vất vả, bươn trải vì cuộc sống, bà làm nghề bon bán, nhưng số tiền kiếm được cũng chỉ đủ để nuôi năm con với một chồng. Đáng ra người vợ đi làm chỉ để nuôi con, nhưng bà Tú lại phải nuôi cả chồng:


“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng”


Buôn bán quanh năm vất vẩ ở mom sông, để nuôi nấng cả gia đình, bà Tú vất vả, đúng là qua đoạn này, tác giả đang thể hiện sự vất vả đó qua tác phẩm, đó là sự vất vả của người vợ, trong tác phẩm này, đoạn thơ này đã nói đến sự vất vả của người vợ trong tác phẩm.


Như trong xã hội cũ, người phụ nữ phải chịu những nỗi đau, khổ cực, sự vất vả của cuộc sống, luôn bị xã hội vùi dập, người phụ nữ trong xã hội cũ phải chịu nhiều bất công, vất vả trong cuộc sống, đoạn này đã thể hiện rõ sự vất vả đó. Tác giả đang mô tả những hy sinh, vất vả mà bà Tú đang gặp phải trong cuộc sống, đó là những nỗi đau thương, vất vả, khổ cực mà người phụ nữ xưa đang phải gánh chịu:


“Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông. ”

Thân phận của người phụ nữ đang so sánh với thân cò, lặng lội khi quãng vắng, với những khó khăn và vất vả đó, hình ảnh người phụ nữ ngày càng hiện lên rõ rệt với những khó khăn, vất vả mà con người đang gặp phải trong cuộc sống, lặn lội với những khó khăn, vất vả, eo sèo mặt nước và những buổi đò đông.

Người đàn ông phải là trụ cột và chăm lo cho đời sống của cả gia đình nhưng trong tác phẩm này, người phụ nữ phải chịu những gánh nặng đó, bà Tý lặn lội, bươn trải lo cho cuộc sống của cả gia đình. Những câu thơ tiếp theo tác giả nói đến những hy sinh vất vả của người vợ, không quản ngại, không quản công những ngày nắng gió, người phụ nữ vẫn hy sinh, chịu đựng để lo cho cả gia đình:

“Một duyên, hai nợ, âu đành phận,

Năm nắng, mười mưa, dám quản công. ”

Duyên số cũng đành phận, được làm vợ chồng ấy cũng là duyên số và ây phận đó là nợ mà hai người đến được với nhau. Thế nhưng bà Tú không hề than vãn gì, sự hy sinh thầm lặng của người phụ nữa được mô tả chi tiết, rõ nét trong tác phẩm, đó là nỗi đau khổ, vất vả của người phụ nữ trong gia đình và cuộc sống của mình:


“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!”

Những câu cuối tác giả đang tự trách mình không giúp đỡ được gì cho người vợ của mình, chồng hờ hững là những người chồng không giúp đỡ được gì với gia đình, mà chỉ là những người chồng hờ hững, không có ích gì với gia đình, bài thơ đã mang nặng sự phê phán với chế độ xưa, đề cao và ca ngợi người phụ nữ luôn hy sinh cao đẹp trong xã hội.

Bài thơ thương vợ đã mang nhiều yếu tố trào phúng sâu sắc, đó là những mô tả chân thực, khắc họa sâu sắc nhân vật cũng như hiện thực xã hội lúc bấy giờ.

Bài văn cảm nhận về bài thơ
Bài văn cảm nhận về bài thơ "Thương vợ" của Tú Xương số 1

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy