Bài văn chứng minh rằng nói dối có hại cho bản thân số 9

Đất nước Việt Nam ta được biết đến là một đất nước có nhiều truyền thống văn hóa tốt đẹp, không chỉ vậy con người nơi đây cũng rất thiên thiện và trung thực. Trong cuộc sống có vô vàn những điều khó khăn, thử thách đang chờ đợi mỗi chúng ta ở phía trước, đôi lúc con người với nhau vẫn chưa thật sự trung thực, vẫn có người nói dối, chính vì vậy nói dối có hại cho con người.


Có một câu chuyện như thế này, chỉ vì một lời nói dối mà đã xảy ra những sự việc rất đau lòng và thiệt hại rất nhiều về vật chất của người khác. Có một cậu bé đi chăn cừu, khi đang đi trên cánh đồng cỏ, cậu nảy ra một ý định trêu mọi người là có sói đến bắt cừu thế là lúc mọi người đi đến nơi không thấy sói đâu, tất cả mọi người bảo cậu bé trêu quá rồi đó, ngày hôm sau có một con sói đến thật cậu chạy về báo tin, nhưng không ai tin cả chỉ vì họ nghĩ cậu đang nói dối, và những con sói đã ăn hết bầy cừu. Một câu chuyện ngắn nhưng nó thể hiện được tác hại của việc nói dối.


Nói dối không chỉ hại cho bản thân mà còn ảnh hưởng đến người xung quanh, nói dối được một lần chắc chắn sẽ có lần thứ 2, thứ 3, nếu ta không sửa đổi mà cứ tiếp tục nói dối như vậy. Ngay trong lớp học bình thường chúng ta đôi khi vẫn bắt gặp những tình huống nói dối, như sau mỗi bài kiểm tra có kết quả biết điểm thấp, lại sợ bố mẹ mắng nên khi về nhà bạn đó đã nói dối là không có bài kiểm tra. Những câu nói dối đó dần dần sẽ tạo ra một thói quen rất có hại cho con người, có hại nhưng vẫn rất nhiều người mắc phải.


Hay câu chuyện cậu bé bu-ra-ti-nô cứ mỗi lần nói dối mũi cậu bé lại dài ra, đó cách để chữa trị bệnh hay nói dối cho cậu bé người gỗ. Đó là một căn bệnh cần được chữa trị ngay.


Qua những câu chuyện trên các bạn có thể hiểu, nói dối là nói những điều sai sự thật, những chuyện không có thực được người khác bịa đặt ra hoặc kể lại bị sai lệch hoàn toàn với bản chất của sự việc.


Đất nước đang trong thời kỳ hội nhập và phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa như ngày nay, công nghệ trở nên thông minh và tinh vi hơn, dẫn đến tình trạng cạnh tranh cuộc sống cũng trở nên gay gắt nên nói dối cũng có bài bản và tinh vi hơn.


Một trong những cách nói dối xảy ra nhiều ở các gia đình đó chính là tình trạng con em chúng ta xin tiền đi học thêm, trong khi lại cầm tiền đi vào quán game chơi điện tử dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc xảy ra như các em xa đọa vào các con đường tệ nạn, bỏ bê việc học hành.


Chính vì vậy đẩy lùi và triệt để bệnh nói dối thì cần đến sự kết hợp trong nền giáo dục với gia đình. Như ta đã biết gia đình chính là nơi sinh thành dạy cho ta những điều mà chưa chắc trên lớp đã dạy cho chúng ta, các gia đình cần có các biện pháp trị triệt để căn bệnh nói dối này để các em có nhân cách của một con người trong sạch.


Sau qua tìm hiểu như vậy đặc biệt là các bậc cha mẹ cần quán triệt cho con em mình, dạy cho con mình không được nói dối, nó sẽ hại đầu tiên chính là bản thân mình và rồi ảnh hưởng đến mọi người, hạ thấp uy tín của bản thân xuống trước lòng tin của tập thể. Sự tín nhiệm đươc mọi người mới giao cho những công việc quan trọng, đừng chỉ vì một lời nói dối làm cho sự tín nhiệm ấy bị mất đi. Mỗi chúng ta không thể xây dựng ngày một ngày hai mà nó còn cần cả một quá trình, trong nháy mắt vì hành động sai trái đó mà phá vỡ sụp đổ mọi thứ.


Đôi khi nói dối chưa chắc đã có hại trong một số trường hợp, như trong bệnh viện khi chẩn đoán căn bệnh cho một bệnh nhân phát hiện họ chỉ sống được mấy tháng thôi thì các bác sỹ không dám nói tình trạng căn bệnh cho bệnh nhân biết mà chỉ dám nói với người nhà, để bệnh nhân có thêm tinh thần lạc quan hơn, không lo nghĩ cho bệnh tật trong quãng thời gian đó.


Ông cha ta có nhiều câu tục ngữ, ca dao để lại dạy cho con cháu những cách sống trung thực, thật thà như “Ăn mặn nói ngay còn hơn ăn chay nói dối”, “ăn cho ngay, ở cho lành”, “bán mướp đắng giả làm bầu, bán mạt cưa giả làm cám” chính là thói lừa lọc, dối gian trong cuộc sống hàng ngày đôi khi chúng ta bắt gặp. Cho thấy các cụ để lại trong kho tàng văn học vô số câu ca dao, tục ngữ hay. Đúng với bản chất mỗi con người trong xã hội, chúng ta hãy cùng nhau đấu tranh đẩy lùi mọi thói hư tật xấu để tiến tới một xã hội văn minh, trong sáng và lành mạnh.


Sống thế nào để cho mọi người tin tưởng và tín nhiệm cao, đừng để mọi người xung quanh chỉ trỏ, nói xấu sau lưng. Miệng đời độc ác lắm nó có thể đẩy con người ta vào chốn tối tăm, khiến mọi người kỳ thị, tránh né không muốn nói chuyện cùng.

Theo đạo phật ta có câu “người nói dối cũng giống như nước rửa chân không thể dùng uống được” qua câu đó thể hiện sự bẩn thỉu của những câu nói dối, nói dối vừa hại cho người khác, hại cho bản thân, và người nói trái với lương tâm, dần tạo ra một thế giới dối trá do mình tạo thành.


Hãy vì cuộc sống hiện tại và cả trong tương lai, xóa bỏ chứng nói dối để chúng không còn hại cho con người, để người và người tin tưởng, trung thực với nhau trong cuộc sống, một cuộc sống tươi đẹp, làm những điều thiện và tốt đẹp cho chính mình, cho cả mọi người xung quanh mỗi chúng ta.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy