Bài văn nghị luận về tự ti và tự phụ số 7
Tự ti là tự đánh giá thấp mình, cảm thấy mình luôn yếu kém trước người khác về một sự việc nào đó. Người tự ti luôn thu mình vào vỏ ốc nhỏ bé, không dám thể hiện mình trước người khác, càng không dám thể hiện trước đám đông. Người tự ti luôn sống khép kín, thu mình, không tin tưởng vào khả năng của bản thân. Họ sống thiếu ý chí, không dám nghĩ, không dám làm.
Tự ti hoàn toàn khác với khiêm tốn. Khiêm tốn là nhún nhường, không khoe khoang. Khiêm tốn là một đức tính tốt, giúp người ta được lòng mọi người, được mọi người ủng hộ nên rất dễ thành công trong công việc. Ngược lại, kẻ tự ti thường không dám tin tưởng vào năng lực, sở trường sự hiểu biết, kiến thức của mình. Họ nhút nhát thường tránh xa những chỗ đông người. Không dám mạnh dạn đám nhận trách nhiệm được giao. Vì thế họ thường lo sợ thất bại nên họ phải chịu nhiều hậu quả đáng tiếc.
Vì sợ thất bại nên họ thường không có sự mạnh dạn trong công việc nên không bao giờ họ thành công. Vì tính nhút nhát tránh xa chỗ đông người nên họ rất ít bạn và không nhận được sự giúp đỡ của mọi người khi thất bại. Chính điều đó không chỉ làm anh hưởng đến cá nhân mà còn ảnh hưởng đến tập thể.
Để khắc phục mặc cảm tự ti, ta phải giáp mặt với mặt cảm đó, ý thức được là ta mang mặc cảm, biết được vì sao mình có mặc cảm đó và cần có sự động viên về mặt tinh thần của mọi người xung quanh. Bản thân người mang mặc cảm phải nhận thức rằng: tất cả mọi người đều có giá trị, đối với ai đó, với cái gì đó, trong đó có bạn.
Để khắc phục được tính tự ti, nhút nhát, ta phải giáp mặt với mặt cảm đó, ý thức được là ta mang mặc cảm, biết được vì sao mình có mặc cảm đó và cần có sự động viên về mặt tinh thần của mọi người xung quanh. Bản thân người mang mặc cảm phải nhận thức rằng: tất cả mọi người đều có giá trị, đối với ai đó, với cái gì đó, trong đó có bạn.
Đầu tiên là bạn cần nghiêm khắc với chính bản thân mình, cần phải biết tự răn đe, giáo dục cá nhân mình nếu như chẳng may bạn đã mắc phải tính tự ti. Hãy lạc quan nghĩ rằng, trong chúng ta ít nhiều ai cũng có tính tự ti. Ta cần phải khắc phục mặc cảm tự ti, cần tìm ra cho chính bản thân mình một giải pháp với mặt cảm, cũng như tự ý thức được là cá nhân mình đang mặc cảm.
Cần tìm ra nguyên nhân vì sao mình mặc cảm, và cần phải học cách tự nhận thức với chính bản thân mình rằng : “tất cả mọi người đều có giá trị đối với ai đó, với cái gì đó, trong chính con người mình”.
Tự phụ là thái độ đề cao quá mức bản thân, tự cao tự đại đến mức xem thường người khác. Tự phụ hoàn toàn trái ngược với tự ti. Nếu người tự ti cứ xem mình thấp hơn người khác thì người tự phụ lại luôn tự đề cao bản thân mình, tự xem mình tài giỏi hơn người khác, trong mắt họ thế giới thật nhỏ bé.
Tự phụ cũng hoàn toàn khác với tự hào. Tự hào là niềm kiêu hãnh, hãnh diện về bản thân vì đã thành công, niềm vui sướng hạnh phúc khi giúp ích cho bản thân. Ngược lại kẻ tự phụ luôn tự đề cao quá mức bản thân nên rất dễ bị xa lánh, chủ quan và thường bị thất bại trong công việc kể cả học tập.
Người tự phụ luôn tự cho mình là đúng ở mọi việc thì họ không bao giờ nghe những ý kiến của người khác để khác phục thường hay bảo thủ. Khi làm được việc gì đó lớn lao thậm chí tỏ ra coi thường, lên mặt với người khác, tự cho mình là giỏi giang. Những tính xấu này thường có ảnh hướng rất lớn đến bản thân làm họ bị mọi người xa lánh tẩy chay, chủ quan nên dẫn đến thất bại, bảo thủ không nghe ý kiến người khác để khắc phục bản thân. Chia rẽ mất đoàn kết gây ảnh hướng xấu đến học tập và công việc.
Thật sự rất tai hại cho một người tự phụ sống trong tập thể. Bản chất chẳng xem ai ra gì rất dễ bị người khác ghét bỏ, không mến trọng. Do tự xem mình là tài giỏi nên chẳng quan tâm gì đến cách làm của người khác, sẽ không học hỏi được những bài học quý báu, dẫn đến tầm nhìn hạn hẹp, rất khó để có thể phát triển và vươn ra xa hơn.
Tóm lại, chúng ta cần phải đánh giá đúng khả năng bản thân. Tự tin nhưng không tự ti. Tự hào nhưng không tự phụ có như thể mới là con người văn minh tiến bộ và mỗi người mới phát huy tốt sở trường của mình.