Bài văn phân tích ca dao "Làm trai cho đáng sức trai" - Ngữ văn 10 số 4

Làm trai cho đáng sức trai,

Khom lưng chống gối gánh hai hạt vừng.


Nằm trong chùm ca dao chấm biếm đó. Bài ca dao này chỉ vẻn vẹn có hai câu ngắn, nhưng đã phê phán, đả kích được về những chàng trai vốn dĩ được người đời nói là sức dài vai rộng nhưng trên thực tế lại rất lười nhác, vô dụng.


Trong quan niệm của người xưa, làm trai phải có chí lập nghiệp, phải đi đây đi đó “Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng” để học hỏi, hiểu biết nhiều, phải có khả năng: “Xuống Đông, Đông tĩnh, lên Đoài, Đoài tan…”. Hay sau này trong văn học viết cũng có rất nhiều nhà thơ nói về chí làm trai:


“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”

(Đặng Trần Côn)

Chí làm trai nam bắc đông tây

Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể

(Nguyễn Công Trứ)

Làm trai phải lạ ở trên đời

Há để càn khôn tự chuyển dời

(Phan Bội Châu)


Với quan niệm nam chi là phải khác người, phải làm nên được những công trạng lớn lao. Thế nên, các anh chàng lười biếng, vô dụng, yếu ớt trở thành đối tượng đả kích, cười cợt của dân gian. Trong bài ca dao này, đối tượng cũng là một chàng trai như vậy.


Chàng ta không đáng sức trai, vì vậy đã lọt vào tầm ngắm của tác giả dân gian. Ở đây, tác giả của bài ca sử dụng thủ pháp khoa trương và đối lập thật tài tình. Chàng trai trong bài ca dao lại xuất hiện với dáng vẻ mệt mỏi, yếu ớt một cách bất thường không thể chấp nhận được. Một chàng trai mà lại phải khom lưng uốn gối, một loạt các từ miêu tả một hình hình ảnh khó nhọc và phải vất vả lắm.


Động từ “gánh” dùng để chỉ một hành động phải mang một vật gì đó rất nặng trên hai đôi vai để đi một quãng đường dài. Động từ này thể hiện sự vất vả, khó nhọc của người thực hiện nó. Thế nhưng, hãy xem chàng trai trong bài ca dao gánh cái gì, “gánh hai hạt vừng”. Người ta thường gánh những gì nặng, mà tay không thể nào cầm được, ví dụ gánh hai gánh lúa, hai xô nước,… Tức là những vật đó hay đôi tay không thể một lúc làm được hết, nên cần đôi quang gánh hỗ trợ. Thế nhưng, hạt vừng, nhẹ tựa lông hồng mà người đàn ông phải gánh. Thì quả thực, chàng ta đã yếu ớt biết nhường nào.


Hơn nữa, lời ca dao lại còn làm cho người đọc thêm ngỡ ngàng khi chàng ấy gánh hai hạt vừng mà phải “khom lưng” , “uốn gối”. Một việc tưởng chừng nhẹ nhàng là thế nhưng vào tay chàng lại hết sức vất vả, khó nhọc. Và iếng cười như được bật vang lên từ những chi tiết đối lập ngoài sức tưởng tượng như thế. Và có thể nói sau tiếng cười đó chính là sự biểu lộ thái độ mỉa mai của người đời khi gặp những trường hợp dày ăn mỏng làm, lười biếng và hèn nhác.


Câu ca dao có thể được hiểu theo hai nét nghĩa. Nét nghĩa thứ nhất, dân gian muốn miêu tả một anh chàng từ lúc cha sinh mẹ đẻ ra đã có thể trạng ốm yếu nhưng không chịu tập luyện để cải thiện, để có một thân thể cường tráng, khỏe mạnh. Nét nghĩa thứ hai là chàng trai này quá lười biếng, nhu nhược, không có dũng khí trong cuộc sống, không dám gánh vác những trọng trách lớn lao trong gia đình và ngoài xã hội. Hạng đàn ông như vậy chỉ là gánh nặng cho mọi người mà thôi.

Bài ca dao phơi bày một hiện tượng trong cuộc sống. Đó là trong xã hội, ngoài những nông dân lam lũ, quanh năm chăm chỉ làm ăn, thì còn có những chàng trai sức dài vai rộng nhưng hay ăn, lười làm. Chỉ với hai câu ca ngắn, nhưng đem lại cho người đọc nhiều bài học quý giá. Trong cuộc sống này, không có gì là cho không, là có sẵn, tất cả đều phải được tạo ra từ hai bàn tay lao động chân chính. Vì vậy, muốn được hạnh phúc, sung sướng, không còn con đường nào khác là tự mình phải lao động mà thôi.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy