Bài văn phân tích hình ảnh chuyến tàu đêm số 9
Hai đứa trẻ là truyện ngắn hiện thực giàu chất thơ của Thạch Lam, qua câu chuyện về cuộc sống tẻ nhạt người dân phố huyện, nhà văn tái hiện chân thực về cuộc sống đời thường với những hoạt động đời thường và những số phận đau khổ, tối tắm trong xã hội cũ đồng thời thể hiện sự trân trọng, yêu thương của nhà văn với số phận con người. Trong truyện ngắn, hình ảnh chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện xuất hiện nhiều lần không chỉ gây ấn tượng cho cảm nhận của độc giả mà còn góp phần thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
Con người và không gian phố huyện hiện lên trong tác phẩm với sự nhạt nhòa, tẻ nhạt đơn điệu và cuối cùng bị bóng tối nhấn chìm. Bóng chiều buông xuống càng làm cho nhịp sống của người dân phố huyênj trở nên buôn tẻ, thê thảm đến đáng thương. Từ khung cảnh buồn, ảm đạm của phố huyện nhà văn Thạch Lam đã tập trung miêu tả cảnh đoàn tàu xuất hiện.
Cảnh đoàn tàu xuất hiện không chỉ là một chi tiết làm “đầy đặn” hơn cho nội dung tác phẩm mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, biểu tượng cho cái tươi sáng dẫu nhỏ bé cho không khí tù đọng, ngột ngạt của phố huyện. Cũng giống như những người dân phố huyện khác, chị em Liên và An đã sống những ngày tháng vô vị, tẻ nhạt. Ngày nào hai chị em cũng chờ đến giây phút đoàn tàu đi qua phố huyện không chỉ chỉ vì lí do chờ tàu đến để bán hàng cho khách xuống tàu mà còn nhằm thỏa mãn niềm khao khát, mong mỏi được ngắm nhìn đoàn tàu.
Chuyến tàu đêm trong truyện ngắn Hai đứa trẻAn và Liên cố thức để chờ chuyến tàu vì đó là hoạt động cuối cùng của đêm khuya, cũng là giây phút duy nhất trong ngày phố huyện trở nên nhộn nhịp hơn bởi ánh sáng và âm thanh sôi động, nó đối lập hoàn toàn với không khí tẻ nhạt của ban ngày. Và với hai đứa trẻ như Liên và An thì chuyến tàu là cả một thế giới khác, tươi sáng và rực rỡ hơn khác hẳn với cái lập lòe của ánh đèn của chị Tí và ngọn lửa của bác Siêu.
Trước khi đoàn tàu dừng lại nơi phố huyện là ánh đèn và tiếng thông báo vang vọng của người gác ghi, xa x a là tiếng còi tàu theo hướng gió vẳng lại. Nhà văn Thạch Lam đã rất tỉ mỉ miêu tả hình ảnh chuyến tàu thông theo trình tự thời gian và qua tâm trạng háo hức chờ mong của chị em Liên, An. Nhìn về phía đoàn tàu đang đến, Liên nhìn thấy ngọn lửa xanh biết sát mặt đất lập lòe, ảo diệu như ma trơi, tiếp đó là âm thanh tiếng còi xe lửa xé gió trong đêm khuya.
Đoàn tàu càng đến gần, mọi cảm nhận càng trở nên chân thực, hai chị em nghe thấy tiếng dồn dập, tiếng xe rít mạnh vào ghi, cùng với đó là làn khói trắng được tỏa ra trong không gian. Tiếng hành khách ồn ào dần đi tới, các toa tàu sáng trưng, tiếng cười nói vang vọng trong không gian phố huyện. Sau khi hành khách đã xuống hết, đoàn tàu bắt đầu chuyển bánh đi xa dần và cuối cùng là mất hút trong đêm tối mênh mông.
Có thể thấy Thạch Lam đã rất tinh tế trong việc miêu tả hình ảnh đoàn tàu. Sự chân thực trong hình ảnh và âm thanh khiến cho người đọc như từng bước đi vào tác phẩm và trở thành những người chứng kiến trực tiếp hình ảnh đoàn tàu và câu chuyện chờ tàu của chị em Liên.
Chuyến tàu chỉ dừng lại chốc lát nhưng lại mang đến cho những đứa trẻ bao cảm xúc từ háo hức, mong chờ đến chút nuối tiếc. Hình ảnh đoàn tàu như hình ảnh của tương lai, nó mang đến cho độc giả cảm nhận về một cuộc sống tươi đẹp hơi, nơi đông đúc, sôi nổi đầy âm thanh và ánh sáng.
Đối với độc giả, chuyến tàu đêm cùng tâm trạng mong chờ, háo hức của những đứa trẻ không chỉ man đến những nụ cười vui vẻ, nhẹ nhàng mà còn mang đến bao bâng khuâng, thương cảm cho những số phận, những con người nghèo khổ.
Đoàn tàu là hiện đây của một tương lai tươi sáng, là thế giới của ánh sáng và những niềm vui hiếm hoi trong cuộc sống tẻ nhạt đời thường. Hình ảnh ấy như mang đến âm hưởng lạc quan, gieo vào lòng người đọc niềm tin về tương lai tươi sáng cho những phận đời hẩm hiu, bất hạnh.