Bình chữa cháy dạng bột
Bình chữa cháy bột khô hiệu quả rất cao khi chữa cháy và được công nhận và tin cậy rộng rãi. Thiết bị này trở nên nổi tiếng với chất lượng, sử dụng an toàn, hiệu quả cao, giá rẻ và độ tin cậy. Bình chứa bột khô đa năng làm cho các bình cứu hoả này trở thành một lựa chọn tốt cho các chủ dự án xây dựng. Cho tất cả các môi trường, công trình, gia đình khi có khả năng xử lý tất cả các loại lửa. Bình chữa cháy bột khô ABC được sử dụng nhiều cho ôtô, xe buýt nhỏ, taxi, đoàn lữ hành, thuyền nhỏ. Khu vực nhà bếp cho gia đình, nhà xưởng công nghiệp, sự kiện bên ngoài,xưởng cơ khí, nhà để xe & xưởng, xe cộ và nhiều hơn nữa.
Các loại rủi ro mà bình chữa cháy bột khô ABC sẽ được sử dụng để chữa cháy là. Các vật liệu A cơ bản như gỗ, bìa cứng, giấy, rơm, dệt, than, đường, nhựa rắn, cao su, đồ nội thất, v.v. , dầu, xăng, các loại sơn, chất lỏng dễ cháy và vật liệu lớp C như propan, hydro và khí tự nhiên. Bình chữa cháy bột hay còn thường được nghe dưới cái tên là bình chữa cháy hóa chất khô. Các loại thiết bị chữa cháy giá rẻ này khá thông dụng, chứa một loại hóa chất dưới hình thức bột mịn. Bình chữa cháy bột có công dụng là dập tắt đám cháy bằng cách phun loại bột mịn này vào đám lửa. khi tiếp xúc vào ngọn lửa, bột sẽ hấp thụ các phân tử nhiên liệu trong đám cháy và làm nó tắt nó từ bên trong. Các thiết bị PCCC bột được sử dụng như là bình chữa cháy đa năng. Vì chúng có thể dập tắt khá nhiều loại đám cháy trong thực tế. Một số đám cháy cơ bản gây ra bởi chất lỏng dễ cháy, hoặc một số hoả hoạn liên quan tới thiết bị điện, điện tử...
Cấu tạo bình phòng cháy chữa cháy dạng bột:
- Vỏ thiết bị này được đúc bằng thép, hình trụ đứng, thường được phủ một lớp màu sơn đỏ. Trên vỏ trang bị có ghi tên, kí hiệu loại bình, thông số kỹ thuật của sản phẩm. Phía trên thân thiết bị là cụm van, thường được chế tạo bởi hợp kim đồng. Bên trong thiết bị có van một chiều được nén bằng lò xo. Giữa tay xách và cò bóp được lắp đặt một khóa bằng chốt hãm, đầu được niêm phong kẹp chì. Trên cụp van cho riêng bình bột sẽ có đồng hồ áp kế đo áp suất khí đẩy trong thiết bị và được chia làm 3 vạch màu cơ bản
- Màu đỏ: Biểu thị cho áp suất trong thiết bị không đủ để đẩy bột ra ngoài.
- Màu xanh: Biểu thị cho áp suất trong bình đủ để đẩy bột ra ngoài.
- Màu vàng: Biểu thị cho áp suất khí đẩy trong bình vượt quá mức quy định.
Ưu điểm:
- Đầu tiên phải kể đến đó chính là giá bình PCCC bột luôn rẻ hơn so với các loại bình chữa cháy khí. Bình chữa cháy bột khô có thể sử dụng được an toàn cho các sự cố khi biết hoặc nghi ngờ có nguồn điện đang hoạt động trong một số thiết bị điện. Bình cứu hoả bột được sử dụng tốt đối với các đám cháy A, B, C và các đám cháy chất lỏng đặc biệt như xăng và dầu. Việc xả bột tạo cho một lá chắn hiệu quả chống lại bức xạ nhiệt. Trong các trường hợp xả một lượng bột lớn có khả năng sẽ chắn mọi người xung quanh khỏi tác hại của đám cháy.
Nhược điểm:
- Trong một số trường hợp khả năng chữa cháy sẽ kém hơn so với bình khí CO2. Bột khô có trong thiết bị cứu hoả này có thể gây ngợp thở nếu hít phải bột khô có thể gây kích ứng các cơ quan hô hấp. Khi sử dụng bình bột sẽ lưu loại chất chữa cháy mất công phải dọn dẹp tàn dư sau khi dập tắt đám cháy. Ngoài ra khi bột trong bình phun ra sẽ tạo một khoảng không gian mờ, đục bột dày đặc làm giảm đáng kể tầm quan sát của người chữa cháy. Chúng ta không nên sử dụng bình bột chữa cháy đối với các đám cháy chứa nhiều thiết bị điện tử bởi bột chữa cháy có tính oxi hóa cao dễ gây hư hỏng thiết bị.
Cách bảo quản thiết bị chữa cháy dạng bột:
- Cần đặt thiết bị chữa cháy này ở nơi thuận tiện và dễ quan sát thấy từ xa và mọi hướng. nếu lắp đặt thiết bị ngoài trời phải có mái che tráng mưa, nắng. Nhiệt độ bảo quản đảm bảo an toàn cho thiết bị là từ -10ºC đến 55ºC. Phải luôn luôn kiểm tra trang bị theo quy định của nhà sản xuất, hoặc trung bình là 3 tháng/lần. Trong trường hợp kim trên đồng hồ đo áp suất mà chỉ sang vạch đỏ thì cần đưa đi nạp lại khí. Cần tháo và kiểm tra lại tình trạng bên trong của thiết bị khi đưa đi nạp lại bình. Mục đích là đảm bảo thiết bị luôn ở trong tình trạng tốt an toàn để dập tắt các vụ hoả hoạn khi cần thiết.
- Chù kỳ nạp và bảo trì thiết bị: 1 năm/1 lần áp dụng cho các thiết bị còn mới. Trường hợp là với thiết bị đã qua nạp lại một số lần thì nên là 6 tháng/1 lần. Trước mỗi lần nạp bột mới và thiết bị đã qua sử dụng 5 năm, thì vỏ trang bị cứu hoả này phải được kiểm tra, đánh giá thủy lực, sau khi đạt cường độ quy định mới được phép nạp sạc lại.
Cách sử dụng thiết bị cứu hoả dạng bột:
- Khi có đám cháy xảy ra trước hết chúng ta phải thật bình tĩnh, không nên hốt hoảng, kết hợp việc hô hoán báo động cho mọi người xung quanh… Xác định vị trí của đám cháy và tiếp cận bình chữa cháy nhanh nhất có thể. Dùng ngón tay giật chốt an toàn trên đỉnh bình. 1 tay xách bình, một tay cầm vòi phun hướng về phía ngọn gốc đám lửa, sau đó bóp chặt cò bóp để xả hoá chất.
- Chú ý khi sử dụng: Chúng ta phải lắc, xóc thiết bị trước khi phun. Khi xả hoá chất ra, chúng ta phải giữ thiết bị ở tư thế thẳng đứng, luôn đứng ở đầu hướng gió (nếu là đám cháy ngoài trời), và đứng gần cửa ra vào (nếu là đám cháy trong phòng). Khi chữa cháy các đám cháy là chất lỏng thì phải phun bao phủ lên bề mặt chất cháy, tuyệt đối tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng điều này dễ gây bắn tung toé chất đang cháy ra ngoài gây cháy lan hoặc bắn vào người đang chữa cháy. Nếu thiết bị chữa cháy đã được sử dụng và không còn niêm chì thì nên làm dấu và để riêng tránh gây nhầm lẫn.