Các thực phẩm hỗ trợ tốt trong điều trị giang mai
Top 10 trong Top 10 Lưu ý quan trọng nhất về bệnh giang mai
Các thực phẩm giàu vitamin A
Vitamin A rất tốt cho cơ thể phòng ngừa các bệnh như: Bệnh khô mắt, quáng gà, trẻ em chậm lớn, dễ mắc bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, bệnh trứng cá, da tóc móng khô giòn, làm chóng lành vết thương vết bỏng... vì thế có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh giang mai rất tốt.
Các loại rau quả có màu đỏ, màu cam, màu vàng, màu xanh sẫm rất nhiều vitamin A như cà rốt, cà chua, bí ngô, bông cải, rau bina, rau ngót, khoai lang... đều chứa rất nhiều vitamin A. Các loại thực phẩm từ động vật như gan lợn, dầu cá, trứng, sữa...
Các thực phẩm có chứa nhiều vitamin B2
Vitamin B2 cần thiết cho nhiều quá trình xử lý tế bào và giúp cơ thể chuyển hóa chất béo, hydrat-cacbon, các thể ketone và protein một cách thuận tiện. Cũng giống như các vitamin dòng họ B, vitamin B6 đóng một vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi năng lượng. Ngoài ra, việc hấp thụ lượng vitamin B2 cần thiết mỗi ngày sẽ giúp bạn loại bỏ nhiều bệnh tật như bệnh thiếu máu, bệnh đục nhân mắt, chứng đau nửa đầu, hội chứng viêm ống cổ tay, viêm âm đạo và rosacea (bệnh tắc tuyến bã nhờn mãn tính). Những bệnh này đều là hệ lụy của bệnh giang mai.
Vitamin B2 có nhiều trong những thực phẩm màu xanh sẫm như rau đay, rau cải, rau bí,... Ngoài các loại rau lá có màu xanh đậm thì ớt, bông cải xanh, măng tây, cải bruxen và đậu đen, nắm sữa cũng là nguồn phong phú của B2. Từ các loại động vật như, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, tim cật của động vật.
Các thực phẩm giàu vitamin B6
Vitamin B6 có tác dụng chuyển hóa các a-xit amin có lưu huỳnh, a-xít glutamic và asparaginic, đây là những a-xít amin rất cần cho những hoạt động hệ thần kinh trung ương. Vitamin B6 giúp giảm lượng cholesterol huyết thanh ở người bị xơ vữa động mạch. Cơ thể thiếu vitamin B6 làm cho tổn thương niêm mạc miệng như viêm miệng, lưỡi, viêm da tăng tiết bã nhờn và bong vảy ở mặt, đầu, cổ, đôi khi ở lưng, cơ thể dễ bị kích thích, uể oải, mất ngủ, buồn nôn, rối loạn tâm thần.
Các loại thực phẩm nguồn gốc thực vật giàu vitamin B6, bao gồm: chuối, đậu đỏ, khoai tây, ngũ cốc nguyên hạt, pho mát, súp lơ, cà rốt, cải bắp, rau bina, đậu nành, đậu phộng,... Thực phẩm có nguồn từ động vật như ruốc, gan bê, gan lợn, thịt gà, cá, thịt gia cầm, thịt bò nạc, trứng...
Lưu ý: Đối với các bệnh nhân bị bệnh giang mai thì nên kiêng các đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các đồ uống có chất kích thích như rượu bia, cafe, chè... không hút thuốc lá, thuốc lào, thuốc lắc. Các loại thức ăn, đồ uống này làm cho các vết loét mủ, ngày càng nặng hơn, và lây lan nhanh hơn, rối loạn các chức năng của dây thần kinh dẫn đến bệnh giang mai ngày càng nặng hơn, đặc biệt làm cho sức khỏe người bệnh yếu đi nhanh chóng.