Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

  1. top 1 Câu 1
  2. top 2 Câu 2
  3. top 3 Câu 3
  4. top 4 Câu 4
  5. top 5 Câu 5

Câu 5

Câu hỏi: Em hãy so sánh cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930 với luận cương chính trị 10/1930 của Đảng.


Gợi ý trả lời:

  • Nội dung cương lĩnh chính trị đầu tiên 2/1930 của Đảng
  • Nội dung luận cương chính trị 10/1930 của Đảng

Giống nhau:

  • Đều xác định được tính chất của cách mạng Việt Nam (Đông Dương) là: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa, đây là hai nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau không có bức tường ngăn cách
  • Đều xác định mục tiêu của cách mạng Việt Nam (Đông Dương) là độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày
  • Khẳng định lực lượng lãnh đạo cách mạng Việt Nam là đảng cộng sản, đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng mà đội quân tiên phong là giai cấp công nhân
  • Khẳng định cách mạng Việt Nam (Đông Dương) là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, giai cấp vô sản Việt Nam phải đoàn kết với vô sản thế giới nhất là vô sản Pháp
  • Xác định vai trò và sức mạnh của giai cấp công nhân
  • Như vậy sở dĩ có sự giống nhau đó là do cả hai văn kiện đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản chịu ảnh hưởng của cách mạng tháng 10 Nga.

Khác nhau:

  • Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt Nam còn Luận cương rộng hơn (Đông Dương) cụ thể:
    • Xác định kẻ thù và nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng: trong cương lĩnh chính trị xác định kẻ thù, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đổ đế quốc và bọn phong kiến tư sản, tay sai phản cách mạng (nhiệm vụ dân tộc và dân chủ).
    • Nhiệm vụ dân tộc được coi là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng, nhiệm vụ dân chủ cũng dựa vào vấn đề dân tộc để giải quyết.
    • Như vậy mục tiêu của cương lĩnh xác định: làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự do, dân chủ, bình đẳng, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc Việt gian chia cho dân cày nghèo, thành lập chính phủ công nông binh và tổ chức cho quân đội công nông, thi hành chính sách tự do dân chủ bình đẳng.
  • Luận cương chính trị thì xác định nhiệm vụ: đánh đổ phong kiến đế quốc để làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập, đưa lại ruộng đất cho dân cày, nhiệm vụ dân chủ và dân tộc được tiến hành cùng một lúc có quan hệ khăng khít với nhau.
    • Việc xác định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khách quan đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc.
    • Tuy nhiên luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một nước thuộc địa nửa phong kiến.
    • Như vậy mục tiêu của luận cương hướng tới giải quyết được quyền lợi của giai cấp công nhân Việt Nam chứ không phải là toàn bộ giai cấp trong xã hội.
    • Lực lượng cách mạng: giai cấp công nhân và nông dân nhưng bên cạnh đó cũng phải liên minh đoàn kết với tiểu tư sản, lợi dụng hoặc trung lập Phú nông trung tiểu địa chủ, tư sản dân tộc chưa ra mặt phản cách mạng. Như vậy ngoài việc xác định lực lượng nòng cốt của cách mạng là giai cấp công nhân thì cương lĩnh cũng phát huy được sức mạnh của cả khối đoàn kết dân tộc, hướng vào nhiệm vụ hàng đầu là giải phóng dân tộc còn trong luận cương thì xác định động lực của cách mạng là công nhân và nông dân, chưa phát huy được khối đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của tư sản, tiểu tư sản, trung tiểu địa chủ.
    • Tóm lại luận cương đã thể hiện là một văn kiện tiếp thu được những quan điểm chủ yếu của chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt, điều lệ tóm tắt xác định được nhiệm vụ nòng cốt của cách mạng.
    • Tuy nhiên luận cương cũng có những mặt hạn chế nhất định: sử dụng một cách rập khuôn máy móc chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, còn quá nhấn mạnh đấu tranh giai cấp,đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, tư sản lại chủ yêu nước, chưa xác định nhiệm vụ hàng đầu của một nước thuộc địa nửa phong kiến là giải phóng dân tộc còn cương lĩnh tuy còn sơ lược vắn tắt nhưng nhưng nó đã vạch ra phương hướng cơ bản của cách mạng nước ta, phát triển từ cách mạng giải phóng dân tộc thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
    • Cương lĩnh thể hiện sự vận dụng đúng đắn sáng tạo nhạy bén chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam, kết hợp nhuần nhuyễn chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, giữa tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản và thực tiễn cách mạng Việt Nam nó thể hiện sự thấm nhuần giữa quảng đại giai cấp trong cách mạng
  • Hạn chế của luận cương chính trị nói ngắn gọn:Không nhấn mạnh được nhiệm vụ giải phóng dân tộc mà nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất
    • Không đề ra được một chiến lược liên minh giữa dân tộc và giai cấp rộng rãi
    • Chưa đánh giá đúng mức vai trò cách mạng của gc tiểu tư sản, phủ nhận mặt tích cực của bộ phận tư sản dân tộc
    • Chưa nhận thấy được khả năng phân hóa và lôi kéo một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ trong cách mạng giải phóng dân tộc
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Đường lối cách mạng của Đảng Cộng Sản Việt Nam

  1. top 1 Câu 1
  2. top 2 Câu 2
  3. top 3 Câu 3
  4. top 4 Câu 4
  5. top 5 Câu 5

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy