Dễ gãy xương
Ở tuổi 30, cơ thể chúng ta sẽ ngừng tạo xương. Khi đó, việc thiếu hụt vitamin D sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa và tăng nguy cơ mắc chứng loãng xương sớm. Mật độ khoáng trong xương thấp là một dấu hiệu nguy hiểm cho thấy calcium và các khoáng chất khác không được hấp thụ đầy đủ, do vitamin D nắm vai trò quan trọng việc hấp thụ calcium và chuyển hóa chất tạo xương. Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia thuộc Trung tâm Y khoa quốc gia về trẻ em ở Washington DC, Hoa Kỳ, thiếu vitamin D và giảm mật độ xương là yếu tố nguy cơ đối với tình trạng gãy xương cẳng tay.
Kết quả nghiên cứu với 150 bé người Mỹ gốc châu Phi từ 5 - 9 tuổi được chọn khảo sát, trong đó 76 bé bị gãy xương cẳng tay và số còn lại (74 bé) không bị gãy xương. Tất cả các bé được đo chiều cao và cân nặng, mật độ xương và mức 25 - hydroxvitamin D trong máu. Kết quả cho thấy các bé bị gãy xương có mật độ xương thấp hơn và tỉ lệ bé thiếu vitamin D nhiều hơn so với nhóm không gãy xương. Các nhà nghiên cứu cho biết tần suất gãy xương cẳng tay ở trẻ em đang gia tăng và tình trạng sức khỏe của xương lúc nhỏ ảnh hưởng quan trọng giai đoạn trưởng thành.