Điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu như thế nào?
Top 7 trong Top 10 Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch
Giãn tĩnh mạch sâu nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tính mạng người bệnh như:
- Hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu, gây tắc mạch tại chỗ hay theo đường mạch máu trở về tim và gây ra biến chứng tắc mạch, nguy hiểm nhất là thuyên tắc phổi, nhồi máu não, nguy cơ tử vong rất cao;
- Đau mạn tính và loét chân;
- Xuất huyết do vỡ tĩnh mạch, thường là do chấn thương.
Một số cách điều trị giãn tĩnh mạch sâu:
- Điều trị nội khoa: Là phương pháp điều trị chủ yếu nhằm bảo tồn tĩnh mạch bị suy, hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng. Phương pháp này bao gồm:
- Mang vớ áp lực, thun cuộn: Đeo liên tục ban ngày để hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề;
- Dùng thuốc: Các thuốc được dùng thông thường gồm giảm đau, chống viêm, tăng trương lực thành mạch, tan cục máu đông...
- Chích xơ: Áp dụng trong trường hợp giãn tĩnh mạch nhỏ và khu trú.
- Phẫu thuật: Cắt bỏ các tĩnh mạch giãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da....
- Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần hay laser: Kỹ thuật mới dùng nhiệt để đốt tĩnh mạch giãn, ít đau, mau hồi phục và đảm bảo thẩm mỹ, có thể dùng để thay cho phẫu thuật lột tĩnh mạch kinh điển trước đây.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt hạn chế đứng lâu hay ngồi lâu, tăng cường tập thể dục thể thao;
- Thay đổi tư thế thường xuyên, tránh đứng lâu ngồi nhiều;
- Uống đầy đủ nước, duy trì trọng lượng hợp lý, chế độ ăn uống nhiều chất xơ.