Đoạn văn trình bày quan điểm của em về ý kiến: "Rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải" số 2
"Rẽ trái" là một hướng đi bên cạnh việc "rẽ phải" hay "đi thẳng". Việc chọn hướng đi khác thói quen hay khác số đông thường dễ tìm ra cái độc đáo hơn, nhưng cũng chứa đựng rủi ro nhiều hơn. Và khi đã có những người dám "rẽ trái" thành công, thì tại sao chúng ta không thử... thay đổi tư duy của mình?Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác "bóc hết, lột sạch" khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ "xin việc", mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen lười.. cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa... rồi chết.Những nhà lãnh đạo tương lai trong bất kỳ ngành công nghiệp nào đều cần phải thấu hiểu một sự thật hiển nhiên rằng bạn không thể trở thành một nhà lãnh đạo bằng cách chỉ theo chân những người đi trước. Phải thừa nhận rằng, rất khó để làm cách này trong khi những người khác lại muốn làm cách khác. Con người là những động vật có tổ chức xã hội - và lẽ dĩ nhiên xu hướng tự nhiên của chúng ta là đi theo số đông. Tuy nhiên, sự sáng tạo yêu cầu tạo được sự đối lập. Nó đòi hỏi hành động không tuân theo những quy tắc thông thường. Để đạt được sự sáng tạo, chúng ta cần từ bỏ thói quen và lý do chấp thuận với các đồng nghiệp để đề xuất phương hướng mới. Tóm lại: "Rẽ trái khi mọi người rẽ phải" là dám nghĩ, dám làm, dám nói với đám đông rằng tôi mang một sự lựa chọn khác nhưng nó không sai, nó đúng theo một hệ qui chiếu khác, và nếu các bạn làm như tôi, bạn cũng sẽ thấy điều đó.