Hagia Sophia - Thổ Nhĩ Kỳ
Cái tên Hagia Sophia có nghĩa là “Trí tuệ Thánh”. Đây là công trình tôn giáo ở phía đông Bosporus của Istanbul-Thổ Nhĩ Kỳ. Ban đầu nó là một nhà thờ Chính thống Đông phương, rồi trở thành nhà thờ Hồi giáo sau sự sụp đổ của Đế chế Byzantine và bảo tàng như hiện nay. Các bức tường, sàn nhà đều có từ thời Hậu Cổ đại; cùng các đồ trang trí bao gồm tranh khảm và bích họa, hầu hết có từ thời Trung cổ. Nơi đây tự hào với lối kiến trúc tuyệt đẹp, được các du khách khắp nơi đều muốn đến khám phá. Là một trong những nơi thờ cúng lâu đời nhất, cũng như có kiến trúc đẹp nhất thế giới, Hagia Sophia khoác lên mình cảnh tượng đáng để chiêm ngưỡng, lưu giữ. Đặc biệt được biết đến với mái vòm khổng lồ, chính là một trong những ví dụ điển hình nhất về kiến trúc đặc trưng của nó, đã trở thành nguồn cảm hứng cho nhiều người.
Được xây dựng từ năm 532-537 theo lệnh của Byzantine Justinian đại đế, với tư cách là nhà thờ lớn của Constantinople, thủ đô đế chế Đông La Mã. Các kiến trúc sư đóng góp là Anthemius của Tralles và Isidore của Miletus. Mái vòm lớn từng bị đổ cũng như được xây dựng lại nhiều lần. Một trận động đất vào năm 994 đã làm hư hại nhà thờ, sau đó nó được xây dựng lại bởi Kiến trúc sư Trdat. Cho đến năm 1453, ngoại trừ thời đế chế Latinh, khi Hagia Sophia trở thành nhà thờ Công giáo La Mã; thì sau sự sụp đổ của Constantinople, Ottoman Sultan Mehmed the Conqueror đã biến nó thành một nhà thờ Hồi giáo.
Hagia Sophia trở thành bảo tàng vào năm 1935, khi quyết định của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ theo chủ nghĩa thế tục dưới thời Kemal Ataturk năm 1934. Tháng 7 năm 2020, chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ theo chủ nghĩa Hồi giáo dưới thời Tayyip Erdogan đã ra lệnh cho nó trở lại với tư cách là nhà thờ Hồi giáo như trước đây, sau khi tòa án tối cao hủy bỏ một hiệp ước năm 1934. Nhưng do sắc lệnh của tổng thống nên nó vẫn được giữ là bảo tàng.