Hăm tã

Có nhiều lý do gây ra chứng hăm tã, nhưng thông thường nhất là do nước tiểu của bé hoặc phần “lưu trú” lâu trong tã do các mẹ ít thay tã, để cho tã bẩn tiếp xúc với da quá lâu và từ các dấu hiệu hăm, tấy đỏ, nếu để nguyên không chữa trị, lớp da trở nên căng bóng và có thể sinh ra mụn mủ.


Cách phòng ngừa: Giữ cho bé luôn sạch sẽ và khô ráo bằng cách thay tã thường xuyên. Vệ sinh, rửa sạch, kỹ càng cho bé mỗi lần thay tã. Khi quấn tã cho bé, mẹ nên chú ý để tã của bé lỏng một chút, sử dụng tã có lỗ thoáng khí như vậy sẽ làm cho không khí xung quanh vùng đóng tã của bé lưu thông tốt hơn.
Bôi thuốc Bephanthen theo hình quần đùi ngày 2-3 lần / ngày sau mỗi lần vệ sinh. Không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của bé vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn. Mặc cho bé loại quần rộng, chất liệu mỏng, dễ thấm nước.


Lưu ý, nếu đã thực hiện theo cách trên mà bé vẫn không khỏi, bị sốt, nổi nhiều mụn mủ hay vùng hăm tã lan rộng hoặc tiêu chảy, cần đưa bé đến bác sĩ ngay mẹ nhé.

Hăm tã
Hăm tã

Top 10 Bệnh thường gặp nhất ở trẻ dưới 1 tuổi

  1. top 1 Bệnh ngoài da
  2. top 2 Sốt
  3. top 3 Nhiễm vi rút
  4. top 4 Các bệnh về đường hô hấp
  5. top 5 Nôn trớ
  6. top 6 Rối loạn tiêu hóa
  7. top 7 Viêm phổi
  8. top 8 Hăm tã
  9. top 9 Tưa lưỡi
  10. top 10 Rôm sảy

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy