Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi - Bài 3

I. Đọc – hiểu văn bản:


Câu 1:


Văn bản là một bức thư của người bố gửi cho con, nhưng tác giả đặt nhan đề “Mẹ tôi” là vì qua bức thư của người bố, hình ảnh người mẹ hiện lên với những chi tiết thể hiện sự lớn lao, cao cả, sự thầm lặng của người mẹ dành cho đứa con của mình. Từ đó, người viết có điều kiện bộc lộ trọn vẹn thái độ, cảm xúc của mình mà không làm cho đứa con phải xấu hổ mà còn góp phần làm cho nó hiểu nhanh vấn đề hơn.


Câu 2:


*Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ: giận, buồn bã và nghiêm khắc.

*Những câu văn thể hiện thái độ đó:

- Việc như thế không bao giờ được tái phạm nữa.

- Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy.

- Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con.

- Từ nay, không bao giờ được thốt ra một lời nói nặng với mẹ.

- Thà rằng bố không có con , còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.

- Trong một thời gian con đừng hôn bố.

*Lí do: En-ri-cô đã phạm lỗi lúc cô giáo đến thăm, khi nói với mẹ, En-ri-cô đã nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ.

Câu 3:


*Những hình ảnh, chi tiết nói về người mẹ của En-ri-cô:

- Người mẹ thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con.

- Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi xin ăn để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con.

=> Những chi tiết này cho thấy, mẹ En-ri-cô là một người dịu dàng, nhẹ nhàng, hiền từ, giàu tình thương và hi sinh vì con. Đó là tấm lòng cao cả và đẹp đẽ của người mẹ.


Câu 4:


En-ri-cô xúc động vô cùng khi đọc thư của bố là vì:

- Vì bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.

-Vì thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.

- Vì những lời nói rất chân tình và sâu sắc của bố.

- Vì En-ri-cô thấy xấu hổ vì việc mình đã làm với mẹ.


Câu 5: Người bố không nói trực tiếp với con mà lại viết thư là bởi vì:


Trước hết là vì người bố tế nhị, kín đáo và tôn trọng En-ri-cô, viết thứ để mình En-ri-cô biết.

Tiếp theo, nhắc nhở trực tiếp thường rất khó kiềm được sự nóng giận, khó bày tỏ được cảm xúc còn có thể khiến người mắc lỗi bị xúc phạm. Từ đó dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực ở đứa trẻ, khiến cho lời nhắc nhở không phát huy được.


II. LUYỆN TẬP:


1. Chọn 1 đoạn thể hiện vai trò to lớn của người mẹ đối với con và học thuộc.

2. Kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố, mẹ em phiền lòng.

Khi mẹ nhắc em thu dọn quần áo vào tủ, em đã cãi lại mẹ và mẹ rất giận.

Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi -  Bài 3
Soạn bài: Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ A-mi-xi - Bài 3

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy