Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày-tá tràng là căn bệnh gây tổn thương viêm và loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần đầu của ruột non). Những tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày hay thành ruột sẽ bị lộ ra. Vết loét ở tá tràng chiếm 95%, vết loét ở dạ dày chiếm 60%, trong đó vết loét ở bờ cong nhỏ dạ dày chiếm 25% các trường hợp.
Yếu tố nguy cơ của bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng:
- Thường xuyên hút thuốc lá và uống bia rượu (hoặc các loại nước uống có cồn khác): Bạn có biết rằng, trong khói thuốc lá có chứa hơn 200 loại chất gây hại cho sức khỏe của con người, trong đó đặc biệt là chất nicotine. Chất nicotine sẽ gây kích thích cơ chế để tiết ra nhiều cortisol – đây là tác nhân chính làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.
- Căng thẳng thần kinh (stress): Những người hay bị căng thẳng, lo lắng sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng, bởi các căng thẳng kéo dài có ảnh hưởng lớn đến quá trình bài tiết axit trong dạ dày. Căng thẳng thường xuyên là yếu tố nguy cơ dẫn tới bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.
- Thói quen ăn uống, sinh hoạt không điều độ: Việc sinh hoạt cá nhân không điều độ như thức khuya, bỏ bữa ăn sáng hay là việc ăn uống không đúng giờ giấc, thói quen ăn khuya, lười vận động... không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn là yếu tố thuận lợi dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng.
Các dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày:
- Đau vùng bụng trên rốn (hay còn gọi là đau vùng thượng vị)
- Đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn hay nôn.
- Mất ngủ, ngủ không ngon giấc
- Ợ hơi, ợ chua, hoặc nóng rát thượng vị
- Rối loạn tiêu hóa
Cách điều trị bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng:
- Bệnh viêm loét dạ dày-tá tràng ở thời kỳ sớm và được phát hiện kịp thời sẽ dễ dàng điều trị. Nếu để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì sẽ khó chữa khỏi dứt điểm và thường gây các biến chứng đáng tiếc. Do vậy, khi chúng ta phát hiện ra những dấu hiệu hay triệu chứng nghi ngờ mình có khả năng bị viêm loét dạ dày, ngoài việc điều chỉnh và duy trì các chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, hạn chế ăn các thức ăn có tính kích thích, người bệnh nên đến bệnh viện, phòng khám gần nhất để được chẩn đoán; đồng thời có các phương pháp, phác đồ điều trị bệnh thích hợp.