Top 6 Bài văn phân tích Nắng mới của Lưu Trọng Lư (Ngữ văn 10) hay nhất

Thai Ha 117 0 Báo lỗi

Giữa những cung bậc rộn ràng của phong trào “Thơ mới” Lưu Trọng Lư chỉ ra “một nốt trầm xao xuyến”, vang lên rất nhẹ, rất êm nhưng lắng động và lan tỏa trong ... xem thêm...

  1. “Thơ là người thư kí chân thành của trái tim” (Duybralay). Rung lên từ tâm hồn người nghệ sĩ, thơ tựa như một bản hoà ca với những giai điệu trầm bổng khác nhau. Giữa những cung bậc rộn ràng của phong trào “Thơ mới” Lưu Trọng Lư chỉ ra “một nốt trầm xao xuyến”, vang lên rất nhẹ, rất êm nhưng lắng động và lan tỏa trong lòng người. Không thoát lên như Thế Lữ, không điên cuồng như Hàn Mặc Tử, Lưu Trọng Lư lặng lẽ tìm cho mình một lối rẽ về quá khứ, về những hồi ức lung linh, sâu lắng trong tâm hồn. “Nắng mới” là một trong những bài thơ như thế. Ta bắt gặp ở đây một tâm hồn đầm thắm, mỏng manh và một nỗi buồn sâu lắng khiến ai đọc qua dù chỉ một lần cùng không thề nào quên.


    Từ thửa bé thơ khi đọc Nắng mới của Lưu Trọng Lư, dù trí óc còn non nớt, chưa thể hiểu hết…nhưng lòng tôi lại rung lên, lại xao xác những nỗi niềm. Có lúc tôi tự hỏi: Tại sao tác phẩm lại tạo nên sự ám ảnh đến vậy? Phải chăng là sức mạnh của nghệ thuật bài thơ? Giờ đây, khi đối diện với văn bản tác phẩm, sau bao năm suy ngẫm, tôi muốn tìm cho lòng mình một sự lý giải. Hoài thanh khi nhận xét về thơ Lưu Trọng Lư đã giải bày: “…Dầu có ưa thơ người này người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư. Có những bài thơ cứ vương vẩn trong trí óc tôi hang tháng, lúc nào cũng như văng vẳng bên tai”.


    Bài thơ “Nắng mới” đã được vẻ đẹp nơi tâm hồn của Lưu Trọng Lư: Thành thực phiêu diêu trong cõi mộng, cứ để lòng mình tràn lan trên trang giấy. Tưởng như nhà thơ không hề làm nghệ thuật, chỉ là dòng chảy tự nhiên của cảm xúc.


    Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ. Không cần phải là “yên ba giang thượng” như của Thôi Hiệu, cùng không phải là cái ám ảnh “chiều chiều ra đứng ngõ sau trong ca dao – không gian – thời gian nghệ thuật ở đây chỉ là một buổi trưa buồn bên song cửa. Bình dị nhưng cũng đủ sức lay động lòng người con nhớ mẹ “ruột đau chín chiều”. Trong tiếng gà trưa xao xác, kỉ niệm chợt ùa về, đong đầy trong nỗi nhớ – khúc dạo đầu cất lên đã nghe dìu dắt vang ngân một nỗi buồn man mác, thiết tha:


    “Mỗi lần nắng mới hắt lên song

    Xao xác gà trưa gáy não nùng

    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

    Chập chờn sống lại những ngày không”.


    Một không gian sao quá đỗi hiu hắt, nắng không rực rỡ tươi vui mà chỉ “hắt” bên song. Chỉ một từ “hắt” cả không gian một màu ảm đạm, một màu hoài niệm…Ở đây nghệ thuật lấy động tả tĩnh đươc tác giả sử dụng rất thành công, cái động của tiếng gà trưa xao xác chỉ làm rõ thêm cái tĩnh, cái mông lung mà thôi.

    Nói là “Chập chờn sống lại” nhưng có lẽ nhà thơ nhớ rõ lắm, “màu áo đỏ tươi rực rỡ” trong nắng là chi tiết đặc sắc của bài thơ. Chính là sự kế tiếp của chi tiết nắng mới, là hệ quả của sự nhắc nhở và là màu lưu giữ những kỉ niệm không thể xóa nhòa trong lòng tác giả.


    Từ “nắng mới” trong tựa lại đề một lần nưa được chọn để mở đầu bài thơ như một sợi dây liên khúc, một nhịp cầu nối về quá khứ xa xưa. Nhưng “nắng mới” là nắng như thể nào? Người đọc chưa hiểu, chỉ cảm được rằng nắng ở đấy buồn lắm. Nắng không tươi tắn như trong thơ Hàn Mặc Tử; “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Dưới con mắt duyên của Xuân Diệu, nắng chỉ là một ảnh hình quen thuộc, soi rọi vào tiềm thức nhà thơ, gọi về những kỉ niệm xa xưa của một thời tươi đẹp. Cộng hưởng với màu sắc mới ấy còn có một âm thanh, cùng quen thuộc và buồn không kém là tiếng gà trưa xao xác não nùng. Từ hình ảnh “nắng mới hắt” có phần gắt với ba thanh trắc liền ở trên, câu thơ đến đây chợt chùng hẳn xuống, nặng trìu một nồi buồn qua các từ láy : “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” gợi một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng. “Mỗi lần” lại nhắc nhở “mỗi lần”. Lời thơ viết giản dị, tự nhiên, không một chút cầu kỳ, gọt giũa đúng như Hoài Thanh đã nhận định: “Lư để lòng mình tràn lan trên mặt giấy” nhưng vẫn sức lay động lạ kỳ. Kỷ niệm ùa vẽ, lung linh trong màu nắng mới, đánh thức dậy trong tâm hổn nhà thơ cả một thời dĩ vãng tưởng đã nhạt nhòa:


    “Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

    Chập chờn sống lại những ngày không”.


    Hiện tại trước mắt mờ dần, nhường chồ cho quá khứ tràn về. Nhịp cầu đã bắc, hoài niệm mênh mang… “Những ngày không” phải chăng là những ngày ấu thơ, khi tác giả còn nhỏ, lòng chưa vướng bận điều gì. Vậy tại sao nó lại khắc sâu trong tâm khảm nhà thơ đến vậy? Bởi vì “những ngày không” ấy đã in dấu một kỷ niệm hay hình ảnh một người nào?


    Mạch thơ liên tục, trái dài sang khổ hai để chuyển hoàn toàn về quá khứ. Thuyền hồn đã cập bến “ngày xưa”, câu chuyện cổ tích về một người mẹ đã bắt đầu:

    “Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời

    Lúc người còn sống, tôi lên mười

    Môi lần nắng mới reo ngoài nội

    Áo đỏ Người đưa trước giậu phơi”.


    Từ “nắng mới hắt bên song” gợi nhớ “nắng mới reo ngoài nội”, nhớ chiếc áo dẻ mẹ phơi trước giậu, bà mẹ lại mang áo rét ra phơi, để cất đi dành cho mùa rét tới. Cái nắng mới của hoài niệm này mới náo nức, mới tươi vui làm sao, đây nắng như bởi gắn với một cậu bé lên mười, với một người mẹ chăm chút, hiền dịu… cứ thế, nỗi nhớ này một thành hình, rõ nét hơn. Dù có tả nhưng khổ thơ thứ hai vẫn thiên về xác định thời điểm, địa điểm, chỉ đến khổ thơ cuối cảnh và tình mới thật quấn quít.


    Hình ảnh người mẹ thân yêu của tác giả hiện lên, lúc đầu còn mờ nhạt nhưng càng về sau càng rõ nét và choáng đầy tâm trí. Qua cách nói dường như đang cố nén niềm thương nhớ chỉ chực dâng trào, ta chợt hiểu ra và đồng cảm sâu sắc với nỗi buồn của tác giả: người mẹ ấy không còn nữa và tất cả những gì nhà thơ còn nhớ về mẹ chỉ là chút kỹ niệm nhạt nhòa đọng lại trong tâm hồn non nớt, thơ ngây của đứa trẻ lên mười. Từ “nắng mới” là cái nắng mỗi độ xuân về, khi mẹ tác giả thường mang áo ra phơi để áo thơm mùi nắng sau những ngày đông rét mướt. Nắng thì năm nào chẳng có, sao gọi là “mới”? Nhưng như người ta thường chờ ngày mùa để ăn “gạo mới”, lòng trẻ vần náo núc chờ mong ngày nắng lại về, để cùng mẹ phơi áo bên giậu thưa. Cũng là “nắng mới” nhưng cái nắng của quá khứ không “hắt bên song” buồn bà mà tràn đầy sức sống, niềm vui “reo ngoài nội” vì đó là nắng của những ngày còn mẹ. Từ “reo” như một nốt nhạc lành lót, tươi vui khiến câu thơ chợt bùng lên sức sống.


    Hình ảnh người mẹ chưa hiện lên trực tiếp mà chỉ thấp thoáng, lung linh sau màu áo đỏ, sau lưng giậu nhưng đã gây một ân tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc. Đó có lẽ cũng là hình ảnh đẹp đẽ nhất, trìu mến thương yêu nhất mà nhà thơ còn lưu giữ, khắc sâu trong tâm trí. Màu đỏ của chiếc áo trong tiếng nắng reo làm cho câu thơ sáng lên, ấm nóng hơn. Có lẽ cũng nhờ màu đỏ ấy mà việc phơi áo của mẹ càng trở thành một điểm son trong nỗi nhớ về tuổi thơ. Màu đỏ của chiếc áo là một chi tiết nghệ thuật rất đặc sắc, nó làm cho kỉ niệm trong sáng, làm ấm nóng một tâm hồn lạnh lẽo khi phiêu dạt về tuổi thơ lúc còn mẹ. Thử cắt màu đỏ đi: “Chiếc áo người đưa trước giậu phơi”, hình ảnh của kì niệm xám lại ngay.


    “Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ

    Hãy còn mường tượng lúc vào ra

    Nét cười đen nhánh sau tay áo

    Trong ánh trưa hè trước giậu thưa”.


    Mạch thơ lại quay về hiện tại, nhà thơ sực tỉnh nhưng vần chưa hết thổn thức, bồi hồi. Hình ánh người mẹ vẫn còn đó, nơi đồng nội, giậu phơi, nơi hiên nhà, song cửa… Dường như đâu đâu cũng in bóng dáng mẹ, vương hơi ấm của mẹ nên nỗi nhớ lúc nào cùng chỉ chực dâng trào. Và phải chăng “nắng mới” chỉ như cái cớ, chi là giọt nước làm tràn đầy ly thương nhớ.


    Bài thơ kết thúc bằng hình ảnh “nét cười đen nhánh”, như một nốt lặng cuối bàn nhạc đế dư ba, dư vị cùa ý thơ còn lan tỏa mài trong lòng người đọc. Dáng hình người mẹ như hiện lên rõ rệt trong tâm tưởng nhà thơ. Chi tiết gây ấn tượng nhất Nắng mới là “nét cười đên nhánh” của người mẹ. Câu thơ rất tạo hình.Chân dung bà mẹ hiện lên chỉ nơi trong hình ảnh ấy. Không phải “miệng” cười hay “nụ” cười mà là “nét”, lại “đen nhánh”! Hình ảnh thơ bỗng sắc, bỗng lấp lánh hơn. Đây là chi tiết duy nhất miêu tả người mẹ nhưng nó cũng là điểm son hội tụ tất cả cái hồn của bức chân dung. Không phải là “nụ cười” hay “miệng cười” mà là “nét cười” vì cái cười ấy rất kín đáo, rất nhẹ, rất nhanh, dường như chỉ lướt qua trên khuôn mặt chứ chưa kịp động lại thành một nụ cười, mà lại là “nét cười đen nhánh” nữa. Lưu Trọng Lư không nói thẳng như Hoàng cầm:

    “Nhưng cô hàng xén răng đen

    Cười như mùa thu tỏa nắng”.

    (Bên kia sông Đuống)


    Mà lại “đi tắt” để tạo nên một kết hợp từ độc đáo và thú vị, hay nói theo cách của Hoài Thanh: “câu thơ mất đi một tí rõ ràng để được thêm rất nhiều mơ mộng”. Hình ảnh “tay áo” đã đẩy “nét cười” ra phía sau, tạo nên độ sâu cho bức tranh, đồng thời tăng thêm sức duyên dáng, gợi cảm cho “nét cười”. Ta đã từng bắt gặp trong thơ Hàn Mặc Từ một hình ánh cùng đẹp và tinh tế như thế; “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” (Đây thôn Vĩ Dạ) nhưng có lẽ hình ảnh “nét cười” ở đây có hồn, có sức gợi cảm hơn nhiều vì đó là khoảnh khắc, là hình ảnh đẹp đẽ nhất mà ống kính tâm hồn nhà thơ đã chụp được và lưu trữ mãi. Hình ánh người mẹ quá cố của nhà thơ từ đầu đến cuối chỉ được phác họa qua ba chi tiết: “nắng mới”, “áo đỏ” và “nét cười”, trong những giây phút xuất thân của họa sĩ – thi sĩ Lưu Trọng Lư, nó đã để lại một ấn tượng đẹp và sâu sắc. Phải chăng là vì ta chợt bắt gặp trong hình ảnh đó một cái gì rất đổi thân quen như của mẹ ta mà cùng là của tất cả những người phụ nữ Việt Nam thầm lặng hy sinh, thương yêu, chăm sóc chồng con suốt cả cuộc đời.


    Không gian nghệ thuật ám ảnh không tách rời hình ảnh người mẹ… có thể hình ảnh ấy của bà mẹ đã đọng lại và lưu mãi trong tâm trí người đọc khi bài thơ đã hết, tạo một nỗi bùi ngùi thương cảm. Cũng là Hoài Thanh khi nói về nhà thơ: “…Trong khi làng thơ Việt Nam đương đi tìm một nghệ thuật mới lạ, những tình cảm khuất khá, những hình sắc phiền phức của thiên nhiên, thì Lư chỉ có một ít khúc đàn bình dị, một ít khúc đàn xưa, dầu có đổi xoay đổi điệu cũng vẫn là những khúc đàn xưa”.


    “Nắng mới” là một bài thơ thoạt đọc qua không có gì đặc biệt, nhưng nếu có một tâm hồn đồng cảm, một tình yêu sâu nặng với người đã sinh thành ra mình thì bài thơ thực sự là một tiếng đàn đồng điệu. Hoài Thanh đã từng nói: “Thơ Lưu Trọng Lư không phải là một bài thơ, nghĩa là không phải là một công trình nghệ thuật mà là tiếng lòng thốn thức hòa theo tiếng thổn thức của lòng ta”.


    Nghệ thuật của bài thơ sao quá thật bình dị, vẫn là thể thơ bảy chữ, ngôn ngữ cũng rất bình dị… không có những phá cách, những đột phá trong nhịp điệu, trong âm luật… vẫn là những khúc đàn bình dị nhưng sao lại ám ảnh đến vậy? Có thể nói, thành công đặc biệt của bài thơ là đã tạo nên được những chi tiết nghệ thuật – dù ít thôi nhưng rất đặc sắc, làm chói sáng cả bài thơ… thế mới biết, nghệ thuật nhiều khi không phải là những gì quá lớn lao, xa vời vượt qua tầm nắm của người thường, mà có lúc nó thật gần gũi và bình dị…Chính bởi cái bình dị, mộc mạc ấy đã khiến cho bài thơ có một sức sống trường tồn trong lòng độc giả.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. “Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ

    Gánh nặng cuộc đời, không ai khổ bằng cha.

    Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ

    Mây trời lồng lộng không phủ kín lòng cha

    Tần tảo sớm hôm mẹ nuôi con khôn lớn

    Mang cả tấm thân gầy cha che chở đời con

    Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc

    Đừng để buồn lên mắt mẹ nghe con.

    Đêm nay con ngủ giấc tròn

    Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”


    Tình mẫu tử có lẽ là tình cảm thiêng liêng nhất trên cuộc đời này. Mẹ là người sinh ra chúng ta, yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện. Có lẽ chính vì vậy, tình mẫu tử từ xa xưa đã trở thành đề tài sáng tác bất tận cho văn học và nghệ thuật. Trong vô số những tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử, không thể không nhắc đến bài thơ Nắng mới của nhà thơ Lưu Trọng Lư, trích từ tập “Tiếng thu”. Bài thơ là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của một tác giả, người con chỉ còn có thể gặp mẹ ở trong mơ.

    Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã đề dòng chữ “Tặng hương hồn mẹ”, đúng vậy, mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư không còn trên cõi đời này nữa, nhưng tình yêu mẹ của tác giả thì vẫn còn đó, những kỉ niệm khi xưa có mẹ vẫn sẽ theo tác giả đến hết cuộc đời. Khổ đầu tiên của bài thơ chính là bức tranh thiên “nắng mới” làm gợi nhớ những kí ức xưa của tác giả:


    “Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

    Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

    Chập chờn sống lại những ngày không.”


    Nắng mới chính là nắng đầu xuân, cái nắng nhẹ nhàng và êm dịu, xua tan đi cái lạnh và ẩm ướt của mùa đông. Nắng mới hắt “bên song” cửa, cùng với tiếng gà gáy trưa não nùng đã tạo nên một khung cảnh thật bình yên nhưng cũng vắng vẻ, cô liêu. Khung cảnh đó làm cho tác giả Lưu Trọng Lư “lòng rượi buồn” và đưa tâm hồn tác giả trở về miền kí ức xưa cũ, những kỉ niệm xưa “chập chờn” sống lại trong tác giả.

    Quay về với những kỉ niệm xưa, lòng tác giả dâng trào bao nỗi nhớ về người mẹ quá cố của mình:

    “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

    Lúc người còn sống, tôi lên mười;

    Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

    Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.


    Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ

    Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

    Nét cười đen nhánh sau tay áo

    Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”


    Nhà thơ Lưu Trọng Lư bộc lộ nỗi nhớ mẹ một cách trực tiếp “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời”. Tác giả vẫn nhớ rõ ràng, khi mẹ còn sống, tác giả “lên mười”. Khi nắng mới về, mẹ trong tà áo đỏ quen thuộc sẽ mang quần áo của nhà thơ ra phơi lên giậu, để cho con mặc chiếc áo thơm mùi nắng sạch sẽ, dễ chịu. Nắng khi đó còn “reo ngoài nội”, có lẽ bởi vì còn có mẹ, nên hương đồng cỏ nội cũng như tác giả đều vui sướng và hạnh phúc vô cùng. Hình ảnh mẹ hiện lên rõ nét hơn trong khổ thơ tiếp theo. Nhà thơ Lưu Trọng Lư khẳng định rằng hình dáng mẹ còn chưa “xóa mờ” trong tâm trí của mình, nó vẫn rõ nét và lúc nào cũng tồn tại trong tâm trí của tác giả. Ông vẫn “mường tượng” được hình ảnh của mẹ xung quanh, lúc vào, lúc ra, thật bận rộn làm sao để chăm lo cho gia đình của mình. Trong toàn bộ bài thơ, không có bất kì một câu nào nhận xét cụ thể mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Vũ, nhưng chắc chắn mẹ là một người phụ nữ rất đẹp và hiền dịu. Vì mẹ có “nét cười đen nhánh”, đây là kiểu cười nhẹ nhàng, dịu dàng và chỉ thoáng qua. Có lẽ đó là điều nhà thơ nhớ nhất về mẹ của mình. Và dù là mùa nắng đầu xuân hay nắng gắt trưa hè, trong kí ức của nhà thơ Lưu Trọng Lư, mẹ vẫn “đứng trước giậu phơi”, để làm một công việc bình dị đó là phơi đồ, nhưng đó sẽ mãi là hình ảnh ấm áp và an ủi tâm hồn tác giả nhất mỗi khi nhớ mẹ.


    Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu tha thiết dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Bài thơ như gửi gắm tới mỗi người một thông điệp ý nghĩa, đó là “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. “Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi nhớ mẹ khóc như trẻ con

    Mẹ ơi con đã già rồi con ngồi ngớ ngẩn nhớ ngôi nhà xưa

    Ngày xưa cha ngồi uống rượu, mẹ ngồi đan áo

    Ngoài hiên, mùa đông cây bàng lá đổ.

    ...

    Biển sóng thét gào một ngày nhớ mẹ sóng trào khơi xa

    Trời gió mây ngàn một ngày khóc mẹ trăm ngàn sao rơi

    Mẹ ơi thế giới mênh mông, mênh mông không bằng nhà mình

    Tuổi thơ như chiếc gối êm, êm cho tuổi già úp mặt...”


    Có lẽ những câu hát trên nằm trong bài hát Mẹ tôi của nhạc sĩ Trần Tiến rất đúng với tâm trạng của nhà thơ Lưu Trọng Lư khi sáng tác bài thơ Nắng mới, trích từ tập Tiếng thu. Bài thơ là nỗi lòng nhớ thương da diết và tình cảm yêu mẹ vô bờ của tác giả. Trong vô số những chủ đề sáng tác của văn học, tình mẫu tử và mẹ luôn là những chủ đề ý nghĩa nhất. Bởi tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng hơn cả trong cuộc sống này. Vậy nên, những tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử luôn có một sức hút lớn đối với em, bài thơ Nắng mới là một trong số đó. Sau khi đọc bài thơ, trong lòng em có rất nhiều cảm xúc đặc biệt.


    Mở đầu bài thơ, tác giả Lưu Trọng Lư đã đưa em đến với một khung cảnh thiên nhiên vô cùng bình yên và thơ mộng được bao quanh bởi “nắng mới”:


    “Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

    Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

    Chập chờn sống lại những ngày không.”


    Nắng mới theo em chính là ánh nắng những ngày đầu xuân, nhẹ nhàng nhưng cũng đủ để xua tan đi cái lạnh và ẩm ướt mà mùa đông để lại. Khi nắng mới về, chiếu sáng bên song cửa sổ tạo nên một khung cảnh thật bình yên làm sao nhưng lại cũng không kém phần buồn “não nùng” vì tiếng gió xao xác và gà gáy trưa trong không gian tĩnh lặng. “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, trong khung cảnh buồn man mác của mùa xuân đó, tác giả Lưu Trọng Lư lòng buồn nhớ lại những kí ức xưa cũ đã qua, những kí ức đó cứ “chập chờn” trở lại trong kí ức tác giả. Đọc đến đây, dù chưa biết những kỉ niệm đang quay lại trong đầu nhà thơ là gì, nhưng em cũng cảm thấy buồn theo nhà thơ, có lẽ bởi vì ngôn từ mà Lưu Trọng Lư sử dụng quá xuất sắc, nhờ có cách sử dụng từ điêu luyện đó, mà em như được lạc trong bức tranh thiên nhiên nắng mới tuy đẹp nhưng lại buồn rười rượi, khiến cho em đồng cảm sâu sắc với nhà thơ, vì cảnh sẽ sinh tình.


    Rồi sau đó, em đã được đến thăm miền kí ức xưa cũ đó, ở đây, em được cảm nhận nỗi nhớ khôn nguôi và tình yêu tha thiết của tác giả dành cho người mẹ quá cố của mình:


    “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

    Lúc người còn sống, tôi lên mười;

    Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

    Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

    Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ

    Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

    Nét cười đen nhánh sau tay áo

    Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”


    Nhà thơ Lưu Trọng Lư đã bày tỏ nỗi nhớ người mẹ hiền trực tiếp qua câu thơ “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời”, chắc bởi vì, nỗi nhớ mẹ của tác giả đã bị kìm nén quá lâu, đến khi gặp lại khung cảnh nắng mới khi xưa trong kí ức đã như chìa khóa mở cửa cho nỗi nhớ của nhà thơ xuất hiện và trực trào ngay lập tức. Khi mẹ còn sống, tác giả mới lên mười tuổi, trong kí ức của ông, mẹ thường hay mặc tà áo màu đỏ quen thuộc. Nắng mới về, mẹ sẽ mang đồ ra phơi để con mặc đồ được thơm tho, sạch sẽ. Khi ấy còn có mẹ, nên nắng mới về sẽ “reo” ở ngoài đồng nội, chắc nắng mới cũng như con, đều hạnh phúc vô cùng vì có mẹ ở bên. Khung cảnh mẹ xuất hiện trong kí ức nhà thơ thật hạnh phúc làm sao, em có thể cảm nhận được niềm hạnh phúc và sự an tâm của tác giả lúc mẹ còn sống. Tình yêu của nhà thơ Lưu Trọng Lư dành cho mẹ của mình sẽ theo nhà thơ đến hết cuộc đời này, nhà thơ khẳng định rằng “Hình dáng mẹ tôi chửa xóa mờ”. Nhà thơ vẫn còn thấy được hình dáng mẹ đang tất bật “vào ra”, để chăm lo cho mái ấm nhỏ. Và chi tiết đặc biệt nhất về mẹ được nhà thơ nhắc tới trong bài đó chính là mẹ có “nét cười đen nhánh”, không phải nụ cười mà là nét cười, cách miêu tả của nhà thơ khiến cho em cảm nhận được mẹ là một người phụ nữ vô cùng dịu dàng và ấm áp. Vì nét cười ở đây chính là kiểu cười vô cùng nhẹ nhàng, kín đáo và không hề lộ liễu, nhà thơ phải rất yêu mẹ của mình, mới có thể nhớ được nét cười đó của mẹ sau bao nhiêu năm như vậy. Mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư quả là một người phụ nữ Việt Nam truyền thống, luôn dịu dàng và tần tảo chăm sóc cho con cái cả cuộc đời.


    Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư đã mang tới cho em nhiều cảm xúc thật đặc biệt. Qua bài thơ, em cảm nhận được nỗi nhớ và tình yêu mẹ vô bờ của tác giả. Nhờ đó, em tự nhận thấy trách nhiệm phải hiếu thảo của mình đối với mẹ và càng yêu thương mẹ của mình nhiều hơn. Em tin rằng không chỉ riêng mình em, mà tất cả mọi người sau khi đọc xong bài thơ đều sẽ nhận được thông điệp ý nghĩa về tình mẫu tử mà tác giả Lưu Trọng Lư gửi gắm.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Tình mẫu tử có lẽ là tình cảm thiêng liêng nhất trên cuộc đời này. Mẹ là người sinh ra chúng ta, yêu thương và chăm sóc chúng ta vô điều kiện. Có lẽ chính vì vậy, tình mẫu tử từ xa xưa đã trở thành đề tài sáng tác bất tận cho văn học và nghệ thuật. Trong vô số những tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử, không thể không nhắc đến bài thơ Nắng mới của nhà thơ Lưu Trọng Lư, trích từ tập “Tiếng thu”. Bài thơ là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của một tác giả, người con chỉ còn có thể gặp mẹ ở trong mơ.


    Ngay từ đầu bài thơ, tác giả đã đề dòng chữ “Tặng hương hồn mẹ”, đúng vậy, mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư không còn trên cõi đời này nữa, nhưng tình yêu mẹ của tác giả thì vẫn còn đó, những kỉ niệm khi xưa có mẹ vẫn sẽ theo tác giả đến hết cuộc đời. Khổ đầu tiên của bài thơ chính là bức tranh thiên “nắng mới” làm gợi nhớ những kí ức xưa của tác giả:


    “Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

    Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

    Chập chờn sống lại những ngày không.”


    Nắng mới chính là nắng đầu xuân, cái nắng nhẹ nhàng và êm dịu, xua tan đi cái lạnh và ẩm ướt của mùa đông. Nắng mới hắt “bên song” cửa, cùng với tiếng gà gáy trưa não nùng đã tạo nên một khung cảnh thật bình yên nhưng cũng vắng vẻ, cô liêu. Khung cảnh đó làm cho tác giả Lưu Trọng Lư “lòng rượi buồn” và đưa tâm hồn tác giả trở về miền kí ức xưa cũ, những kỉ niệm xưa “chập chờn” sống lại trong tác giả.

    Quay về với những kỉ niệm xưa, lòng tác giả dâng trào bao nỗi nhớ về người mẹ quá cố của mình:


    “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

    Lúc người còn sống, tôi lên mười;

    Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

    Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.


    Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ

    Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

    Nét cười đen nhánh sau tay áo

    Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”


    Nhà thơ Lưu Trọng Lư bộc lộ nỗi nhớ mẹ một cách trực tiếp “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời”. Tác giả vẫn nhớ rõ ràng, khi mẹ còn sống, tác giả “lên mười”. Khi nắng mới về, mẹ trong tà áo đỏ quen thuộc sẽ mang quần áo của nhà thơ ra phơi lên giậu, để cho con mặc chiếc áo thơm mùi nắng sạch sẽ, dễ chịu. Nắng khi đó còn “reo ngoài nội”, có lẽ bởi vì còn có mẹ, nên hương đồng cỏ nội cũng như tác giả đều vui sướng và hạnh phúc vô cùng. Hình ảnh mẹ hiện lên rõ nét hơn trong khổ thơ tiếp theo. Nhà thơ Lưu Trọng Lư khẳng định rằng hình dáng mẹ còn chưa “xóa mờ” trong tâm trí của mình, nó vẫn rõ nét và lúc nào cũng tồn tại trong tâm trí của tác giả. Ông vẫn “mường tượng” được hình ảnh của mẹ xung quanh, lúc vào, lúc ra, thật bận rộn làm sao để chăm lo cho gia đình của mình. Trong toàn bộ bài thơ, không có bất kì một câu nào nhận xét cụ thể mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Vũ, nhưng chắc chắn mẹ là một người phụ nữ rất đẹp và hiền dịu. Vì mẹ có “nét cười đen nhánh”, đây là kiểu cười nhẹ nhàng, dịu dàng và chỉ thoáng qua. Có lẽ đó là điều nhà thơ nhớ nhất về mẹ của mình. Và dù là mùa nắng đầu xuân hay nắng gắt trưa hè, trong kí ức của nhà thơ Lưu Trọng Lư, mẹ vẫn “đứng trước giậu phơi”, để làm một công việc bình dị đó là phơi đồ, nhưng đó sẽ mãi là hình ảnh ấm áp và an ủi tâm hồn tác giả nhất mỗi khi nhớ mẹ.


    Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu tha thiết dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Bài thơ như gửi gắm tới mỗi người một thông điệp ý nghĩa, đó là “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Quả thật, tình mẫu tử luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả bởi chỉ bậc cha mẹ mới là người yêu thương chúng ta vô điều kiện. Người mẹ sinh ta ra đời, yêu thương, chăm sóc và nuôi dưỡng tâm hồn bé bỏng trở thành những chàng trai, cô gái có ích cho xã hội. Tình cảm thiêng liêng đó đã được thổi hồn vào những câu văn câu thơ dạt dào cảm xúc, trong đó không thể không kể đến bài thơ “Nắng mới” trích trong tậm “Tiếng thu” của nhà thơ Lưu Trọng Lư. Bài thơ nói về nỗi nhớ da diết và tình cảm dâng trào của người con dành cho mẹ mình, nhưng chỉ có thể gặp mẹ trong mơ.

    Mở đầu tác phẩm, tác giả đã thể hiện nỗi niềm tiếc thương da diết với mẹ của mình bởi dùng thơ “Tặng hương hồn mẹ”. Mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Lư đã rời xa trần thế nhưng tình yêu của bà vẫn còn đọng lại trong tâm trí của tác giả suốt đời. Khổ thơ đầu là khung cảnh thiên nhiên ẩn chứa nỗi nhớ về những kỷ niệm xưa cùng mẹ:


    “Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

    Xao xác, gà trưa gáy não nùng,

    Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,

    Chập chờn sống lại những ngày không.”


    Cứ hễ “nắng mới” lên là một mùa xuân lại đến. Nắng mới đẹp dịu dàng xua tan đi mùa Đông lạnh giá nhưng lại không thể xua tan đi kỷ niệm xưa. Nắng mới hắt bên song cùng tiếng gà gáy trưa như bản nhạc du dương nhẹ nhàng, yên bình. Nhưng chính cái yên bình đó lại làm cho Lưu Trọng Lư “lòng buồn rượi” nhớ về miền ký ức xưa, “chập chờn” sống lại những ngày còn bên mẹ:


    “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời

    Lúc người còn sống, tôi lên mười;

    Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội,

    Áo đỏ người đưa trước giậu phơi.

    Hình dáng mẹ tôi chửa xoá mờ

    Hãy còn mường tượng lúc vào ra:

    Nét cười đen nhánh sau tay áo

    Trong ánh trưa hè trước giậu thưa.”


    Nỗi nhớ mẹ lúc này không còn giấu mình trong ánh nắng mới mà được tác giả thổ lộ trực tiếp “Tôi nhớ mẹ tôi, thuở thiếu thời” Kí ức về chắc hẳn vẫn đọng lại rõ nét trong tâm trí của nhà thơ, ông vẫn còn nhớ khi ông lên mười, mẹ vẫn còn sống. Ông vẫn còn nhớ chiếc áo mẹ mặc màu đỏ tươi đang đứng phơi quần áo dưới ánh nắng mới êm dịu, dễ chịu. Hính bóng mẹ còn được lột tả rõ nét hơn ở khổ thơ thứ hai. Nhà thơ khẳng định rằng hình bóng của mẹ “chưa thể xóa mờ”, nó vẫn luôn hiện hữu như thể mẹ vẫn còn đang sống bên cạnh đứa con của mình. Ông vẫn còn “mường tượng” lúc được mẹ bận rộn với công việc nhà, bận rộn chăm sóc cho ông. Tuy không có câu thơ nào miêu tả rõ hình dáng của người mẹ nhưng chỉ với “nét cười đen nhánh” đã làm cho ta hình dung được mẹ của nhà thơ chắc hẳn là một người phụ nữ xinh đẹp, dịu dàng, hiền từ. Và có lẽ vì điều đó làm cho nhà thơ nhớ mãi về mẹ, nhớ cả những điều bình dị mẹ “đứng trước giậu phơi”.

    “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư với những ngôn từ bình dị nhưng đã gợi lên tình yêu tha thiết của người con đối với người mẹ của mình, từ đó ca ngợi tình mẫu tử cao cả, vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống Việt Nam luôn hết lòng vì gia đình.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Nếu như chúng ta từng cảm động với bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu viết về hình ảnh người mẹ tần tảo hi sinh trong thời kỳ kháng chiến thì Lưu Trọng Lư cũng đem đến cho chúng ta một mạch cảm xúc tương tự về hình ảnh người mẹ trong bài thơ Nắng mới. Nắng mới là một trong những bài thơ hay và tiêu biểu của nhà thơ Lưu Trọng Lư khi nói về người mẹ.


    Lưu Trọng Lư là một trong những nhà thơ đi đầu trong phong trào thơ mới. Là người biết tiếp thu những cái mới, biết thay đổi và thoát ra những giá trị cứng nhắc. Với thể thơ mới thì Lưu Trọng Lư có thể bày tỏ lên được nổi lòng của mình một cách tối đa nhất có thể. Nắng mới là một trong những tác phẩm thuộc vào tập thơ " Tiếng thu" . Đây là tác phẩm đề cập đến tình cảm gia đình, đặc biệt là tình yêu nỗi nhớ giành cho người mẹ. Khi viết về người mẹ thì đã có nhiều nhà thơ tái hiện rất thành công về hình ảnh người mẹ tần tảo hi sinh nhưng với Lưu Trọng Lư thì ông đã tái hiện lên một hình ảnh người mẹ ngoài sự hi sinh thì còn mang đậm nét của hình ảnh người phụ nữ Việt, gắn liền với hình ảnh thôn quê.


    Với một chủ đề về gia đình quá là quen thuộc thì tác giả vẫn giữ và tạo cho mình những nét riêng. Ông đã làm mới và đưa vào tác phẩm một cách khéo léo. Ngay ở phần đầu ông đã thể hiện lên sự nhớ thương và tình cảm sâu đậm giành cho người mẹ với lời đề từ" Tặng hương hồn thầy mẹ" Ở phần đầu thì tác giả đã mở đầu khung cảnh thiên nhiên làng quê bình dị với câu thơ:


    " Mỗi lần nắng mới hắt bên song

    Xao xác, gà trưa gáy não nùng"


    Với hai câu thơ đầu này tác giả đã tái hiện lên khung cảnh thôn quê vô cùng quen thuộc như là " nắng mới" " gà trưa" đây là hình ảnh mà chúng ta có thể thấy một cách quen thuộc và thường xuyên ở thôn quê Việt Nam. Gợi lên hình ảnh làng quê Việt Nam yên bình và nên thơ. Tuy nhiên với hai câu thơ đầu này thì các bạn đặc biệt chú ý đến với hai hình ảnh đối lập đó là nắng mới gợi lên sự tươi vui, đầy năng lượng thì từ xao xác hay não nùng lại gợi lên sự đối lập đến kỳ lạ. Trái ngược với sự tui vui là sự buồn hiu hắt và thanh vắng chỉ nghe tiếng xao xác của tiếng gà trưa hay là tiếng lá những âm thanh quen thuộc của làng quê. Nó không còn tươi vui hay nhộn nhịp như là nắng mới. Nhân vật trữ tình đã trực tiếp thể hiện nỗi buồn khi nhớ lại những hồi ức về quá khứ


    " Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng

    Chập chờn sống lại những ngày không"


    Hai câu thơ này đã tái hiện lên những ký ước thời dĩ vãng đã sống lại trong lòng của nhân vật trữ tình. Đặc biệt thì với từ láy " chập chờn" thì khiến chúng ta liên tưởng đến sự hồi tưởng không liên tục. Những kỷ niệm quay về lúc gần lúc xa, mơ hồ và không xác định. Nó thể hiện lên sự mông lung và chập chờn của tác giả. Bởi lẽ những hình ảnh quen thuộc và gợi nhớ như vậy thì nhân vật trữ tình đã theo dòng ký ức đấy mà nhớ về người mẹ của mình.


    " Tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời,

    Lúc người còn sống, tôi lên mười

    Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội

    Áo đỏ người đưa trước giậu phơi"


    Hình ảnh người mẹ được giải bầy vô cùng tự nhiên và chân thật gần gũi với mỗi chúng ta. Tác giả đã không hề ngần ngại khi nói về nỗi nhớ thương của mình giành cho người mẹ " tôi nhớ mẹ tôi thuở thiếu thời" , nhân vật đã nhớ đến với mẹ trong công việc hàng ngày quen thuộc như là mỗi lần nắng mới lên thì mẹ sẽ phơi áo. Hình ảnh chiếc áo đỏ đã sặc sỡ sắc màu đỏi tươi, mang một sắc màu tươi mới mà lại kết hợp với hình ảnh nắng mới thì tưởng chừng như cả không gian đang bừng lên sắc màu, đẹp đẽ. Nó hoàn toàn trái ngược với hình ảnh ánh nắng xác xơ ở phía trên, phải trăng thì tác giả đang muốn nói lên rằng khi có mẹ thì mọi thứ đều trở nên tươi sáng và đẹp đẽ khi không còn mẹ thì tất cả chỉ là nỗi nhớ khôn nguôi. Một phần nào đó ta cũng cảm nhận được sự hoài niệm quá khứ trong chính tác giả.


    " Nét cười đen nhánh sau tay áo

    Trong ánh trưa hè, trước giậu thưa"


    Đây là một hình ảnh thơ rất là hay, ở câu thơ này thì hình ảnh người mẹ lại được tái hiện lên với nét tiêu biểu của người phụ nữ Việt đó là phong tục nhuộm răng đen ngày xưa. Theo tiêu chuẩn cái đẹp ngày xưa thì răng đen chính là tiêu chuẩn của cái đẹp, một bộ răng đen óng thì mới được coi là đẹp. Nét cười ngại ngùng, dịu dàng được che bởi tay áo nhưng vẫn không che đi hết cái đẹp, cái duyên của người phụ nữ Việt. Không chỉ đề cập đến cái đẹp xưa về ngoại hình mà nhà thơ cũng rất tinh tế khi khen phụ nữ Việt những con người tần tảo sớm khuya dưới cái nắng chói chang của trưa hè thì người phụ nữ vẫn tần tảo lao động.


    Thông qua những hình ảnh thơ quen thuộc và rất đỗi bình dị và Lưu Trọng Lư đã tái hiện lên hình ảnh người mẹ đáng kính, tần tảo mang nét đẹp của người phụ nữ Việt. Thông qua bài thơ Nắng mới thì tác giả không chỉ thể hiện lên tình cảm sâu nặng với người mẹ còn thể hiện lên sự tinh tế và thành công trong sử dụng các biện pháp nghệ thuật. Ông đã đan xen những chi tiết ở hiện tại và quá khứ, giúp làm nổi bật nỗi nhớ khôn nguôi của người con, ngôn ngữ thơ giản dị tất cả đã làm nên một tác phẩm vô cùng ý nghĩa và dễ tiếp cận.


    Thông qua bài thơ nắng mới của Lưu Trọng Lư lại khiến tôi nhớ đến hình ảnh người mẹ trong bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu. Cũng là hình ảnh người mẹ tần tảo, sớm khuya những Tố Hữu lại chú tâm nói về sự cực khổ của người mẹ trong thời kì kháng chiến. Giẫu có lạnh buốt dưới cái thời tiết mùa đông thì người mẹ này vẫn tần tảo vẫn luôn cố gắng làm việc chăm chỉ, đó còn là nỗi khổ cực cô đơn của người mẹ khi có con đi kháng chiến đằng đẵng 10 năm trời. Tuy vậy thì Tố Hữu và Lưu Trọng Lư đều thể hiện rất thành công hinh ảnh người mẹ, mang đậm nét của phụ nữ Việt.


    Nắng mới là một trong những tác phẩm hay và đến nay vẫn được lưu truyền đến người đọc, bởi đây là tác phẩm được đánh giá là một tinh hoa trong nền văn học Việt Nam. Tuy viết về một chủ đề đã cũ nhưng bài thơ "Nắng mới" vẫn mang đến những giá trị sống vô cùng tốt đẹp. Đó chính là lí do tác phẩm sẽ mãi giữ vững vị trí của mình trong kho tàng văn học Việt Nam.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy