Top 7 Bệnh lý tai mũi họng thường gặp nhất hiện nay

Phương Kem 32 0 Báo lỗi

Tai mũi họng là nhóm bệnh lý thường gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là ở trẻ em. Thay đổi thời tiết, khí hậu, vệ sinh môi trường, khói bụi... là những yếu tố ... xem thêm...

  1. Các tác nhân virus, vi khuẩn hay nấm là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm tai giữa. Vi khuẩn gây bệnh viêm tai giữa thường gặp nhất là Streptococcus pneumoniae, ngoài ra còn có Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh nhiễm trùng tai ở thanh thiếu niên lớn tuổi hơn và người lớn trẻ tuổi là Haemophilus influenzae.


    Viêm tai giữa cũng có thể do các loại virus như virus hợp bào hô hấp (RSV) và những loại gây ra cảm lạnh thông thường bằng cách làm tổn hại đến hệ thống phòng thủ bình thường của các tế bào biểu mô đường hô hấp trên. Tỷ lệ trẻ em mắc viêm tai giữa chiếm khoảng 10 – 20%, thời điểm trẻ dễ bị mắc bệnh nhất là thời gian giao mùa sang mùa thu, tầm tháng 9 – tháng 10.


    Đau tai, sốt cao, đau nhức đầu, quấy khóc, chán ăn, tiêu chảy, ói mửa, kém phản ứng với âm thanh là những triệu chứng điển hình của viêm tai giữa. Bệnh dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khoẻ, nghiêm trọng nhất là biến chứng thủng màng nhĩ khiến người bệnh mất thính lực hoàn toàn.


    Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh viêm tai giữa, cần giữ ấm cơ thể khi trời lạnh, tránh xa khói thuốc lá, cho trẻ nhỏ bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời, cho trẻ bú bình ở tư thế thẳng lưng, tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng của quốc gia.

    Viêm tai giữa
    Viêm tai giữa
    Viêm tai giữa
    Viêm tai giữa

  2. Viêm mũi xoang (VMX) là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi, gây ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, vius, dị ứng, nấm, ... bệnh thường hay gặp ở trẻ em dưới 6 tuổi.


    Tùy theo thời gian diễn biến của bệnh, viêm mũi xoang được chia làm ba thể:

    • Viêm mũi xoang cấp tính kéo dài dưới 4 tuần
    • Viêm mũi xoang bán cấp kéo dài từ 4 - 8 tuần
    • Viêm mũi xoang mạn tính kéo dài ít nhất từ 8 - 12 tuần bất chấp việc điều trị

    Viêm mũi xoang trẻ em thường hay gặp ở các cháu dưới 6 tuổi, bị viêm mũi dị ứng, viêm VA, viêm amidan. Bệnh thường khởi đầu ở các cháu gầy yếu, suy dinh dưỡng, hay sốt vặt, có cơ địa dị ứng, thường mắc bệnh viêm đường hô hấp trên, điều trị không khỏi dẫn đến viêm mũi xoang.


    Còn ở người lớn hay mắc viêm mũi xoang mạn tính là viêm niêm mạc mũi xoang với các triệu chứng: Đau nhức âm ỉ vùng mặt, ngạt mũi, giảm ngửi, ho, khịt khạc đờm, soi mũi thấy khe giữa, đôi khi cả khe trên có mủ. Người bệnh có thể bị sốt, kém tập trung, người mệt mỏi. Các triệu chứng này kéo dài trên 12 tuần.

    Viêm xoang
    Viêm xoang
    Viêm xoang
    Viêm xoang
  3. Bệnh tai mũi họng dễ gặp nhất là viêm họng, có 3 loại viêm họng chính là viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét. Khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt khi trời trở lạnh rất dễ bị viêm họng, bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và tiến triển nhanh nếu không được điều trị. Virus là nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng, một vài trường hợp bệnh viêm họng do vi khuẩn gây nên do sự tác động của các yếu tố thuận lợi như thay đổi thời tiết, khói bụi, sức đề kháng kém.


    Viêm họng có triệu chứng như viêm đỏ niêm mạc họng màn hầu, trụ trước, trụ sau amidan, thành sau họng, giả mạc ở họng và amidan, đau rát họng, khát nước, đau nhức mình mẩy, hạnh viêm vùng góc hàm, sốt, ớn lạnh, nhức đầu.


    So với người lớn, viêm họng ở trẻ em phổ biến hơn do sức đề kháng của trẻ còn yếu, khả năng chống lại tác nhân gây bệnh chưa cao. Viêm họng thường gặp ở trẻ bao gồm:

    • Viêm họng cấp tính: Tình trạng bệnh được cải thiện sau vài ngày và bắt đầu thuyên giảm rõ rệt sau 7-10 ngày.
    • Viêm họng mãn tính (Viêm họng hạt, Viêm họng mủ): Bệnh kéo dài không khỏi, có xu hướng tái phát nhiều lầnViêm họng cấp là viêm toàn bộ lớp niêm mạc phủ bề mặt của họng. Ở cả người lớn lẫn trẻ em, nguyên nhân của viêm họng cấp thường là virus hoặc vi khuẩn. Viêm họng cấp thường tự hết sau 5-7 ngày ở người lớn và trẻ lớn, 1-2 tuần với trẻ nhỏ mà hiếm khi để lại biến chứng. Virus có thể là nguyên nhân gây ra viêm họng cấp hoặc viêm hô hấp trên, chẳng hạn như bệnh cảm lạnh thông thường, viêm họng gây ra bởi virus thì không cần điều trị bằng kháng sinh, bệnh sẽ tự khỏi, chỉ cần một vài điều trị hỗ trợ như: nghỉ ngơi, súc họng, giảm sốt, giảm đau.
    • Viêm họng mạn tính là viêm lan tỏa ở họng, rất hay gặp và thường phối hợp với các bệnh viêm mũi, viêm xoang mạn tính hay đôi khi với viêm thanh, khí phế quản mạn tính
    Viêm họng
    Viêm họng
    Viêm họng
    Viêm họng
  4. Với vai trò quan trọng trong việc giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây bệnh nên amidan có thể bị viêm khi có quá nhiều vi khuẩn, virus xâm nhập. Mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan nhưng trẻ em, thanh thiếu niên là đối tượng dễ bị viêm amidan nhất.


    Các triệu chứng khởi phát ở giai đoạn cấp tính viêm amidan sẽ là đau họng, sốt, chảy nước mũi, hai bên amidan sưng lớn, vùng họng viêm đỏ… triệu chứng sẽ càng nặng thêm khi bệnh chuyển qua giai đoạn mạn tính.


    Viêm amidan mạn tính sẽ gây nên những triệu chứng như đau nhói vùng họng, thỉnh thoảng ho khan, khàn tiếng, hơi thở hôi… Khi amidan tái đi tái lại nhiều lần trong năm sẽ sưng to cản trở đường ăn uống, gây khó thở và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm khác, giải pháp cuối cùng sẽ phải phẫu thuật cắt bỏ amidan.

    Viêm amidan
    Viêm amidan
    Viêm amidan
    Viêm amidan
  5. Hội chứng ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý thường gặp hiện nay, có khả năng gây nguy hiểm và cả những biến chứng tử vong. Tuy nhiên, hội chứng này lại thường không được chẩn đoán, hầu hết bệnh nhân đều không biết mình đang bệnh vì hiện tượng ngưng thở chỉ xảy ra trong lúc ngủ.


    Hầu hết bệnh nhân của hội chứng ngưng thở khi ngủ đi khám bệnh vì các triệu chứng thông thường như nhức đầu, mệt mỏi... Nếu các bác sĩ nếu không phải là những chuyên gia về giấc ngủ, thường ít nghĩ đến và không phát hiện được. Khi trẻ bị bệnh, các triệu chứng thường gặp nhất là khò khè, ngáy to, có cơn ngưng thở, bứt rứt, bồn chồn, thức giấc thường xuyên trong giấc ngủ. Một số trẻ có triệu chứng ác mộng hoặc đái dầm. Ban ngày trẻ thường có triệu chứng buồn ngủ, tăng hoạt động quá mức. Trẻ thường hay có bệnh lý đi kèm như béo phì hoặc chậm lớn suy dinh dưỡng.

    Hội chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea)
    Hội chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea)
    Hội chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea)
    Hội chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea)
  6. Viêm mũi dị ứng là bệnh tai mũi họng tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ những sẽ gây cảm giác khó chịu. Thời tiết, môi trường, nấm mốc, cơ địa… đều là những yếu tố dẫn đến viêm mũi dị ứng. Trong thời gian dài bị viêm mũi dị ứng sẽ trở thành tình trạng mạn tính, từ đó tình trạng nghẹt mũi xảy ra thường xuyên, khả năng bị ù tai kèm theo nhức đầu, đau nặng đầu (dễ nhầm lẫn với viêm xoang).


    Một số trường hợp người bị viêm mũi dị ứng mạn tính kéo dài bị loạn khứu giác (mất mùi), ngủ ngáy do bị nghẹt mũi. Viêm mũi dị ứng tuy không ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ người mắc nhưng luôn gây cảm giác khó chịu cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày.

    Viêm mũi dị ứng
    Viêm mũi dị ứng
    Viêm mũi dị ứng
    Viêm mũi dị ứng
  7. Rối loạn giọng nói (Voice Disorders hay Dysphonia) là tình trạng khiến giọng nói của người bệnh thay đổi khác thường so với trước đây. Khi gặp phải tình trạng này, người bệnh có thể nhận thấy những biến đổi của một hoặc nhiều đặc tính của giọng nói, như rối loạn tần số, cường độ, âm sắc hay chất lượng giọng nói.


    • Rối loạn giọng nói là chứng bệnh khó phát ra âm thanh. Triệu chứng của rối loạn giọng nói khá rõ ràng, bạn có thể nhận ra ngay những thay đổi bất thường ở giọng nói như:
    • Giọng nói run rẩy, ngắt quãng, kém ổn định
    • Giọng nói yếu, thều thào
    • Giọng nói nghe miễn cưỡng, căng thẳng hoặc bị rè
    • Giọng nói quá cao, quá trầm hoặc thay đổi giọng nói theo từng thời điểm trong ngày
    • Khàn giọng
    • Mất giọng.

    Khàn tiếng là triệu chứng biểu hiện sự suy yếu hay rối loạn giọng nói. Bất kỳ người bệnh bị khàn tiếng kéo dài hơn 3 tuần cần phải nội soi thanh quản tìm nguyên nhân để phát hiện các tổn thương dây thanh.

    Rối loạn giọng nói
    Rối loạn giọng nói
    Rối loạn giọng nói
    Rối loạn giọng nói




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy