Top 5 Bài soạn "Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách" (Ngữ văn 6 - SGK Kết nối tri thức) hay nhất

Hà Ngô 451 0 Báo lỗi

Đọc sách không chỉ cung cấp nguồn kiến thức to lớn để phục vụ cho quá trình học tập và làm việc, ngoài ra còn được người đọc xem nhưng là một phương thức để ... xem thêm...

  1. Phần I: Trước khi đọc

    Câu 1

    Cùng thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp học. Hãy mang đến lớp một vài cuốn sách mà em muốn cùng đọc với các bạn.

    Phương pháp giải:

    • Em và các bạn thiết kế một không gian nhỏ trong lớp để chưa sách.
    • Có thể mang đến lớp vài cuốn sách em yêu thích và muốn các bạn cùng đọc.


    Lời giải chi tiết:

    • Em và các bạn thiết kế một không gian nhỏ trong lớp để chưa sách.
    • Có thể mang đến lớp vài cuốn sách em yêu thích và muốn các bạn cùng đọc.

    Câu 2

    Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách mới đọc.

    Phương pháp giải:

    Em chọn một cuốn sách ý nghĩ mà mình vừa đọc: Hạt giống tâm hồn, Tôi là Bê-tô, Nếu biết trăm năm là hữu hạn,…


    Lời giải chi tiết:

    Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách Hạt giống tâm hồn: Cuốn sách là tổng hợp những câu chuyện để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người, bất cứ ai cũng có thể tìm thấy bản thân mình trong những mẩu chuyện giản dị, bình thường nhưng đầy triết lí nhân sinh.


    Câu 3

    Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc.

    Phương pháp giải:

    Chọn cuốn sách mà em đã đọc và cảm thấy bổ ích.


    Lời giải chi tiết:

    Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc: Hoàng tử bé.


    Phần II: Cùng đọc và trải nghiệm

    Hoạt động 1: SÁCH HAY CÙNG ĐỌC

    Câu hỏi

    Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất - ngôi nhà chung.


    Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và viết lời giới thiệu ngắn về cuốn sách đó bằng pô-xtơ (hoặc phiếu đọc tự thiết kế), với các yêu cầu sau:

    Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản;

    Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chỉ tiết;

    Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách,

    Phương pháp giải:

    - Bược 1: Trong số các chủ đề đã học, em chọn ra 2 chủ đề mà mình thích nhất.

    - Bước 2: Tìm một cuốn sách có nội dung liên quan với chủ đề mà em đã chọn.

    - Bước 3: Thực hiện các yêu cầu a, b, c trong đề bài.


    Lời giải chi tiết:

    Em chọn hai chủ đề: Quê hương yêu dấu, Thế giới cổ tích.

    Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan:

    - Thế giới cổ tích: Cây tre trăm đốt

    • Tác giả Minh Lâm, NXB Hồng Đức
    • Tóm tắt nội dung: Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho". Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra. Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.
    • Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách: ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.

    - Quê hương yêu dấu: Quê hương bé nhỏ

    • Tác giả Gael Faye, NXB Trẻ
    • Tóm tắt nội dung: Mỗi đứa trẻ đều có một quê hương để yêu thương. Quê hương của cậu bé Gaby 11 tuổi ở đất nước Burundi cũng đẹp và quyến rũ như mọi quê hương trên đời, nơi cậu sống cùng em gái, với người mẹ của cậu di cư từ nước Rwanda láng giềng và người cha gốc Pháp. Ở khu phố của cậu là nhóm bạn có những đứa con lai Âu chơi với nhau, những bữa tiệc ngoài vườn vui vẻ giữa các gia đình, và những người hàng xóm đủ chủng tộc đến ngạc nhiên. Nhưng rồi đất nước bé nhỏ rơi vào loạn lạc, xung đột sắc tộc bùng phát, những người hàng xóm bỗng chốc thành sát thủ của nhau, và cậu bé rơi vào dòng xoáy của những bạo lực và thảm sát hàng loạt. Giữa ngập tràn bạo lực, cái chết và nỗi sa đọa của phẩm giá con người, Gaby tìm cách giữ lấy cho mình phần người còn lại, nhưng thương tích tâm hồn còn mãi...
    • Nhận định về cuốn sách: Câu chuyện đầy cảm xúc viết về số phận nhỏ bé của con người trong quá trình xung đột cũng như hóa giải hậu xung đột của một thảm họa nhân đạo lớn nhất thập niên 1990, khi các quốc gia phương Tây gần như đứng ngoài bỏ mặc mọi sự diễn ra. Nhân vật chính là bản phóng chiếu của tác giả, đứa trẻ đã tới Pháp để thoát khỏi cuộc xung đột, để lại cha mẹ nơi đó, và rồi kể lại câu chuyện hai mươi năm sau... Câu chuyện trải từ trong trẻo đến dữ dội viết bằng bút pháp xuất sắc đã giúp tác phẩm đoạt giải Goncourt Thiếu niên 2016 và nhiều giải thưởng khác của Pháp, góp phần đưa tác giả thành một trong 50 người Pháp nổi bật.

    Hoạt động 2: CUỐN SÁCH YÊU THÍCH

    Câu hỏi

    Chọn một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học, đọc và ghi chép những điều thu hoạch được vào nhật kí đọc sách theo các nội dung gợi ý sau:

    Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?

    Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?

    Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?

    Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?

    Phương pháp giải:

    Em chọn cuốn sách mình đã đọc và thực hiện các yêu cầu trên.

    Lời giải chi tiết:

    - Chọn một cuốn sách yêu thích: Hạt giống tâm hồn

    + Nhan đề: Cuốn sách là hạt giống nuôi dưỡng tâm hồn cho bất kỳ ai. Với những tác phẩm này, mọi người sẽ có thêm những cái nhìn tuyệt vời về cuộc sống. Từ đó khám phá những điều mới lạ, chinh phục những điều đặc biệt. Nếu bạn đang tìm một bộ sách hay, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về nó trong bài viết này.

    + Mở đầu: Ngay từ phần mở đầu, cuốn sách đã cho chúng ta những bài học quý giá. Mỗi câu chuyện là một trải nghiệm, một lời khuyên. Nó sẽ giúp bạn đương đầu với những thử thách trong cuộc đời mình một cách dễ dàng hơn. Từ đó, sống mạnh mẽ và trải nghiệm cuộc đời theo cách tuyệt nhất.

    + Thế giới từ trang sách: Người con người bình thường và cuộc sống bình thường của họ. Đó là những điều bình dị mà đoi khi chúng ta đã lãng quên.

    + Bài học từ trang sách: mỗi thử thách, trở ngại đều cần thiết. Nó giúp bạn sống ý nghĩa hơn. Và chính những khó khăn ấy sẽ giúp bạn mỉm cười thật tươi khi đã bước lên vinh quang trong cuộc sống của mình.


    Hoạt động 3: GẶP GỠ TÁC GIẢ

    Câu hỏi

    Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?

    Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.

    Những câu thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?

    Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với những câu mở đầu?


    Phương pháp giải:

    Em đọc kĩ văn bản trên và lần lượt trả lời câu hỏi.


    Lời giải chi tiết:

    Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủn khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.


    Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?


    Những câu thơ được dẫn đóng vai trò minh họa rõ nét thể hiện chủ đề chính được nói đên trong bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn thật sự là “người con của núi”.


    Câu cuối cùng của bài viết tạo nên sự liên kết và giải thích lý do cho những câu mở đầu.

    Bài soạn
    Bài soạn "Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách" số 1

  2. Trước khi đọc

    Câu 1. Cùng thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp. Hãy mang đến lớp một vài cuốn sách mà em muốn cùng đọc với các bạn.

    Gợi ý

    • Học sinh thiết kế góc đọc sách có thể trong lớp học, sảnh hoặc hành lang,…
    • Các em mang đến lớp một vài cuốn sách mà em muốn cùng đọc với các bạn.

    Câu 2. Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách mới đọc.

    Gợi ý

    • Chia sẻ những điều thú vị mà em cảm nhận được từ cuốn sách mới đọc: thế giới các loài côn trùng, ẩm thực xưa, những người anh hùng …

    Câu 3. Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc.

    Gợi ý

    - Học sinh kể tên một vài cuốn sách:

    • Hai vạn dặm dưới đáy biển.
    • Dế Mèn phiêu lưu kí.
    • Gió lạnh đầu mùa.
    • Những điều kì diệu về Trái Đất và sự sống.

    Cùng đọc và trải nghiệm

    Sách hay cùng đọc


    Câu 1. Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, gõ cửa trái tim, yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, thế giới cổ tích, khác biệt và gần gũi, Trái Đất - ngôi nhà chung.

    Trả lời

    - Chọn 2 chủ đề:

    • Thế giới cổ tích
    • Gõ cửa trái tim

    Câu 2. Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và giới thiệu về cuốn sách đó bằng poster theo gợi ý.

    Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản...

    Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chi tiết,...

    Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách.


    Trả lời

    * Chủ đề Thế giới cổ tích

    - Quyển 1: Thánh Gióng

    • Thông tin sách: SGK Ngữ Văn 6 tập 1, trang 19, NXB Giáo dục.
    • Tóm tắt nội dung: Theo nội dung soạn bài Mỗi ngày một cuốn sách Kết nối tri thức, các em tóm tắt văn bản Thánh Gióng đơn giản như sau.

    Hai vợ chồng ông lão ao ước có một đứa con. Bà ra đồng thấy một vết chân to ướm thử. Bà sinh ra Gióng, lên ba vẫn không biết nói. Giặc Ân xâm lược, vua sai sứ giả rao tìm người tài cứu nước. Nghe tiếng rao, Gióng liền nói được ngỏ lời xin đi đánh giặc. Gióng lớn nhanh như thổi, bà con làng xóm phải góp gạo nuôi. Vua cho mang ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt đến, Gióng vươn vai cao hơn trượng, phi ngựa xông vào trận, giặc tan. Gióng cùng ngựa sắt lên núi Sóc Sơn và bay lên trời. Vua nhớ công ơn, lập đền thờ.

    • Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn Thánh Gióng đánh giặc Ân.

    - Quyển 2: Sự tích hồ Gươm

    • Thông tin sách: SGK Ngữ Văn 6 tập 1, trang 19, NXB Giáo dục.
    • Tóm tắt nội dung:

    Giặc Minh đô hộ, nghĩa quân Lam Sơn nổi dậy nhưng thất bại, Long Quân quyết định cho mượn gươm thần. Lê Thận được lưỡi gươm dưới nước. Lê Lợi được chuôi gươm trên rừng, tra vào nhau vừa như in. Từ đó nghĩa quân nhanh chóng quét sạch giặc ngoại xâm. Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên làm vua, Long Quân cho đòi lại gươm thần. Vua trả gươm, từ đó hồ Tả Vọng mang tên hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm.

    + Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn văn miêu tả cảnh Lê Lợi trả gươm thần cho thần Rùa.

    * Chủ đề Gõ cửa trái tim

    - Quyển 1: Bố con cá gai

    • Thông tin sách: In năm 2000, NXB Nhã Nam, tác giả Cho Chang-In.
    • Tóm tắt nội dung:

    Nội dung tác phẩm là câu chuyện về hai bố con kiên cường, dũng cảm chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo của đứa con, từ lúc em còn 3 tuổi cho đến giờ em đã lên 10. Thế nhưng em bé Daum lại rất giỏi, em chịu đau không hề khóc, em suy nghĩ lạc quan về cuộc sống. Em rất thông minh, quan tâm đến bố, rất hiểu chuyện vì em không muốn bố phải lo lắng. Còn người bố, dành cả tuổi trẻ để bên con, chăm sóc đứa con bị bệnh. Hơn ai hết bố hiểu chỉ cần bố vẫn còn niềm tin, sức sống thì sẽ truyền cảm hứng cho đứa con nhỏ tội nghiệp chiến thắng bệnh tật.

    • Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn cuối truyện khiến em khóc vì quá cảm động.

    - Quyển 2: Chiếc lược ngà

    • Thông tin sách: Tác giả Nguyễn Quang Sáng, trích trong 25 truyện ngắn Nguyễn Quang Sáng, NXB Thông tin, Hà Nội, 1990.
    • Tóm tắt nội dung:

    Truyện kể về gia đình anh Sáu – một cán bộ kháng chiến. Anh Sáu xa nhà đi kháng chiến lúc bé Thu, con gái anh, chưa đầy một tuổi. Tám năm sau, anh mới có dịp trở về thăm nhà, thăm con. Nỗi vui mừng, niềm phấn khởi sắp được gặp lại con gái yêu khiến anh sung sướng vô cùng. Nhưng trớ trêu thay, bé Thu không chịu nhận anh là cha, một mực cự tuyệt dù mọi người đã hết lời giải thích. Nguyên nhân là do vết sẹo trên mặt anh Sáu khiến anh không giống với bức hình mà bé Thu đã giữ từ lâu. Nhờ bé Thu tâm sự với ngoại điều ấy mà mọi việc mới vỡ lẽ ra. Cha con nhận ra nhau cũng là lúc anh Sáu phải trở về chiến khu. Buổi sáng chia tay trên bến sông thật cảm động. Bé Thu ôm chặt anh Sáu không muốn rời. Dù rất yêu con nhưng vì nhiệm vụ chiến đấu, anh Sáu phải lên đường. Anh Sáu hứa sẽ trở về và tặng con một chiếc lược. Trên chiến khu, anh Sáu ngày đêm mong nhớ con. Anh dành hết tình yêu con vào việc làm chiếc lược ngà. Mỗi chiếc răng lược chất chứa muôn vàn nỗi nhớ và tình yêu mến con. Thật không may, trong một trận càn ác liệt của địch, anh Sáu đã hi sinh. Trước lúc ra đi, anh kịp gửi lại chiếc lược cho người đồng đội và nhờ trao lại cho con bé. Câu chuyện còn tiếp tục khi mười mấy năm sau, trong một chuyến đi công tác, người đồng đội của anh Sáu năm xưa bất ngờ gặp được bé Thu. Ông đã trao lại cây lược và kể về anh Sáu cho bé Thu nghe khiến bé Thu vô cùng xúc động. Tình cha con được gắn kết trong niềm hạnh phúc lẫn đau thương vô tận.


    • Những câu văn, đoạn văn yêu thích hoặc những nhận định về cuốn sách: Đoạn trích nhận cha con của bé Thu và ba đã gây cho em nhiều xúc cảm.

    Cuốn sách yêu thích

    Khi soạn bài Mỗi ngày một cuốn sách Kết nối tri thức, các em chọn đọc một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sach khoa học. Trong quá trình đọc, suy nghĩ về những điều sau:


    Câu 1. Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?

    Trả lời

    Cuốn sách yêu thích: Bố con cá gai.

    • Nhan đề nêu ra hai nhân vật chính trong câu chuyện: người bố - người con.
    • Nhan đề so sánh bố con nhà họ với cá gai. So sánh như vậy mang dụng ý của tác giả về những con người nhỏ bé nhưng kiên cường.

    Câu 2. Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý.

    Trả lời

    Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Tại sao?

    • Phần mở đầu của cuốn sách ta thấy ngay lời trách yêu của người con với bố "Bố thật là một tên ngốc". Câu chuyện bắt ngay vào giọng kể của người con, xưng "tôi" mang tính chân thực cho câu chuyện. Mặc dù là lời trách nhưng người con ngay sau đó đã thể hiện rằng mình hiểu hết sự quan tâm và tình yêu của bố.

    Câu 3. Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?

    Trả lời

    • Em đã được gặp những con người kiên cường, đi đến khắp nơi của đất nước Hàn Quốc nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn là bệnh viện.

    Câu 4. Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?

    Trả lời

    Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?

    • Đọng lại trong tâm trí em là cái kết đau thương mà tác giả đã viết. Người bố cùng con mình đã chiến thắng căn bệnh quái ác, trải qua bao nhiêu đau khổ. Người con cuối cùng cũng khỏi bệnh nhưng người bố lại chính vì căn bệnh ấy mà qua đời.
    • Em thích cuốn sách vì nó thể hiện tình cảm cha con thiêng liêng, sức mạnh phi thường của cả hai cha con. Bên cạnh đó cũng nhắc nhở mọi người phải yêu thương người thân trong gia đình, quý trọng thời gian bên cạnh họ. Em đặc biệt ấn tượng với câu này: "Nhưng mà con trai à, con là tất cả của bố. Dù bố có chết nhưng không phải là chết đâu."
    • Gặp gỡ tác giả: Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi
    • Đọc văn bản
    • Theo dõi: Vấn đề được nêu ra để bàn luận.

    Gợi ý

    - Điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt của núi trong thơ Lò Ngân Sủn.

    Theo dõi: Những bằng chứng để làm rõ vấn đề.

    Gợi ý

    • Nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và từ nhỏ đã đắm mình trong hơi thở của núi rừng.
    • Khi lớn lên, thế giới của nhà thơ rộng mở hơn nhưng vùng đất Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, miền biên cương phía Bắc của Tổ quốc vẫn là mảnh đất mẹ, nuôi dưỡng, bồi đắp tâm hồn nhà thơ,….

    *Sau khi đọc

    Tìm hiểu văn bản

    Tác giả: Minh Khoa.

    Tác phẩm: Theo báo điện tử Giáo dục Việt Nam, 12/2020.


    Nội dung

    Nhà thơ Lò Ngân Sủn - người con của núi là văn bản nghị luận về hồn thơ núi rừng của Lò Ngân Sủn. Hồn thơ ấy xuất phát từ chính nơi sinh thành cũng như tình yêu của tác giả với vùng đất quê hương mình.

    Nghệ thuật

    Văn bản nghị luận với luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục.


    Trả lời câu hỏi

    Câu a. Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là "người con của núi"?

    Trả lời

    • Nhà thơ sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và từ nhỏ đã đắm mình trong hơi thở của núi rừng.

    Câu b. Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.

    Trả lời

    Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài là:

    “Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông?”

    Câu c. Những đoạn thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?

    Trả lời

    • Những đoạn thơ được dẫn trong bài đóng vai trò làm bằng chứng để làm rõ vấn đề.
    • Câu d. Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với câu nêu vấn đề ở phần mở đầu?
    • Trả lời
    • Tổng hợp và kết luận về vấn đề đã được nêu ra bàn luận.


    Phiêu lưu cùng trang sách

    Câu 1. Cùng xem một bộ phim được chuyển thể từ một cuốn sách hoặc tác phẩm văn học có nội dung liên quan đến các chủ đề đã học.

    Trả lời

    Bộ phim được chuyển thể từ một cuốn sách hoặc tác phẩm văn học có nội dung liên quan chủ đề đã học: Thần thoại sử Việt - Truyền thuyết Thánh Gióng.

    Câu 2. Thảo luận và so sánh để thấy những điểm tương đồng, khác biệt giữa nội dung, hình thức của phim và sách (hoặc các tác phẩm đã đọc)

    Trả lời

    So sánh điểm tương đồng, khác biệt giữa nội dung, hình thức của phim và sách.

    • Tương đồng: Cốt truyện giống nhau.
    • Khác biệt:
      • Hình thức:
      • Truyện: Ngôn ngữ.
      • Nội dung: Có một số điểm lệch nhất định trong 2 hình thức. Bộ phim có nhiều từ ngữ thêm thắt như các lời thoại của nhân vật, chưa có phần chỉ ra các địa danh mà Thánh Gióng để lại vết tích.
      • Phim: Hình ảnh, âm thanh.

    Câu 3. Cùng thiết kế một poster nhằm giới thiệu bộ phim đã xem hoặc vẽ lại bìa cuốn sách yêu thích.

    Trả lời

    Thiết kế pô-xtơ giới thiệu bộ phim đã xem hoặc vẽ lại bìa cuốn sách yêu thích.

    Bài soạn
    Bài soạn "Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách" số 2
  3. TRƯỚC KHI ĐỌC

    Câu 1: Cùng thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp học. Hãy mang đến lớp một vài cuốn sách mà em muốn cùng đọc với các bạn.

    Lời giải chi tiết:

    Em cùng các bạn trong lớp sẽ thiết kế một không gian nhỏ trong lớp để chứa sách và mang một số cuốn sách yêu thích đến để đọc cùng nhau.


    Câu 2: Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách mới đọc. (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 115)

    Lời giải chi tiết:

    Điều thú vị nhất em cảm nhận được từ cuốn sách Hạt giống tâm hồn đó là: đây là cuốn sách tổng hợp những câu chuyện để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người, bất cứ ai cũng có thể tìm thấy bản thân mình trong những mẩu chuyện giản dị và bình thường nhưng đầy triết lý nhân sinh.


    Câu 3: Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc. (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 115)

    Lời giải chi tiết:

    Cuốn sách: Hoàng tử bé.


    ĐỌC VÀ TRẢI NGHIỆM

    Hoạt động 1: SÁCH HAY CHUNG ĐỌC

    Câu hỏi:

    Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất - ngôi nhà chung.


    Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và viết lời giới thiệu ngắn về cuốn sách đó bằng pô-xtơ (hoặc phiếu đọc tự thiết kế), với các yêu cầu sau:


    • Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản;
    • Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chỉ tiết;
    • Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách,

    Lời giải chi tiết:

    • Hai chủ đề mà em chọn là: Quê hương yêu dấu, Thế giới cổ tích.
    • Cuốn sách liên quan đến chủ đề thế giới cổ tích là: Cây tre trăm đốt - Minh Lâm, NXB Hồng Đức.

    Tóm tắt: Ngày xưa có một chàng trai hiền lành và khoẻ mạnh đi cày thuê cho vợ chồng nhà ông phú hộ. Họ có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho". Vì tin vào lời hứa nên anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc nhưng ba năm sau khi vợ chồng phú hộ đã có mọi thứ của cải liền trở mặt đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Muốn có cơ hội cưới con gái của phú ông anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt nhưng tim mãi vẫn không thấy nên thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm và chặt cho đủ 100 đốt tre rời sau đó giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra. Nhờ vậy anh có thể dễ dàng gánh được các khúc tre về làng, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào mắt mình ông đi đếm từng đốt tre và phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý rằng sẽ giữ lời hứa gả con gái thì anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Vì quá sợ hãi mà ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân cuối cùng anh và con gái của ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

    Những câu văn, đoạn văn mà em thích nhất được trích từ cuốn sách là: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.

    • Cuốn sách liên quan đến chủ đề quê hương yêu dấu là: Quê hương nhỏ bé - Gael Faye, NXB Trẻ.

    Tóm tắt: Mỗi một đứa trẻ đều có quê hương để yêu thương và quê hương của cậu bé Gaby 11 tuổi ở đất nước Burundi cũng đẹp và quyến rũ như mọi quê hương trên đời. Đây là nơi cậu sống cùng với em gái, với mẹ di cư từ nước Rwanda láng giềng và người cha gốc Pháp. Trong khu phố của cậu có một nhóm bạn những đứa con lai Âu chơi với nhau, nơi đó có những bữa tiệc ngoài vườn vui vẻ giữa các gia đình và những người hàng xóm đủ chủng tộc đến ngạc nhiên. Nhưng rồi đất nước bé nhỏ rơi vào loạn lạc, xung đột sắc tộc bùng phát, những người hàng xóm bỗng chốc lại trở thành sát thủ của nhau khiến cậu bé rơi vào dòng xoáy của những bạo lực và thảm sát hàng loạt. Bạo lực ngập tràn, cái chết cùng nỗi sa đọa của phẩm giá con người khiến Gaby phải tìm cách giữ lấy cho mình phần người còn lại, nhưng thương tích tâm hồn còn mãi.


    Nhận định về cuốn sách: Đây là câu chuyện đầy cảm xúc về số phận nhỏ bé của con người trong quá trình xung đột của một thảm họa nhân đạo lớn nhất thập niên 1990, khi các quốc gia phương Tây gần như đứng ngoài bỏ mặc cho mọi thứ diễn ra.


    Hoạt động 2: CUỐN SÁCH YÊU THÍCH

    Câu hỏi: Chọn một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học, đọc và ghi chép những điều thu hoạch được vào nhật kí đọc sách theo các nội dung gợi ý sau: (SGK Ngữ văn 6 tập 2- trang 115)
    Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?

    Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?

    Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?

    Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?


    Lời giải chi tiết:

    • Cuốn sách mà em chọn là: Hạt giống tâm hồn
    • Nhan đề: Đây là hạt giống nuôi dưỡng tâm hồn của bất kỳ ai, với tác phẩm mọi người sẽ có thêm những cái nhìn tuyệt vời về cuộc sống từ đó khám phá những điều mới lạ và chinh phục được những điều đặc biệt.
    • Mở đầu: Ngay từ đầu cuốn sách đã mang lại cho chúng ta những bài học quý giá, mỗi một câu chuyện là một trải nghiệm và một lời khuyên. Nó sẽ giúp bạn đương đầu với những thử thách trong cuộc đời mình một cách dễ dàng hơn từ đó sống mạnh mẽ và trải nghiệm cuộc sống theo cách tuyệt vời nhất.
    • Thế giới từ trang sách: mang lại những điều bình dị nhất mà đôi khi chúng ta đã lãng quên.
    • Bài học từ trang sách: Mỗi một thử thách và trở ngại đều cần thiết nó giúp chúng ta sống ý nghĩa hơn và chính những khó khăn thử thách ấy sẽ giúp bạn mỉm cười thật tươi khi đã bước lên vinh quang trong cuộc sống của mình.


    Hoạt động 3: GẶP GỠ TÁC GIẢ

    Câu hỏi:

    Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?

    Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.

    Những câu thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?

    Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với những câu mở đầu?


    Lời giải chi tiết:

    • Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì các tác phẩm thơ của ông khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.
    • Câu văn nêu lên vấn đề chính được bàn luận trong bài là: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?
    • Những câu thơ ấy có vai trò minh họa rõ nét thể hiện chủ đề chính được nói đến trong bài.
    • Câu cuối cùng của bài đã tạo nên sự liên kết đồng thời giải thích lý do cho những câu mở đầu.
    Bài soạn
    Bài soạn "Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách" số 3
  4. Tri thức Ngữ Văn

    • Văn bản nghị luận văn học là một loại của văn bản nghị luận, có nội dung bàn về một vấn đề văn học như tác giả, tác phẩm, thể loại… Nghị luận văn học sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ vấn đề văn học được nói tới.
    • Lí lẽ trong nghị luận văn học chính là những nhận xét cụ thể của người viết về tác giả, tác phẩm, thể loại… Bằng chứng thường được lấy từ tác phẩm văn học.

    Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách

    1. Trước khi đọc

    Câu 1. Cùng thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp học. Hãy mang đến lớp một vài cuốn sách mà em muốn cùng đọc với các bạn.

    Học sinh tự tổ chức thiết kế tại lớp học.


    Câu 2. Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách mới đọc.

    Cuốn sách mới đọc: Tôi là Bê-tô (Nguyễn Nhật Ánh). Truyện đã giúp người đọc có một cái nhìn mới mẻ về thế giới loài vật, sự gắn bó với loài vật với con người.


    Câu 3. Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc.

    Một số cuốn sách như: Tôi là Bê-tô (Nguyễn Nhật Ánh), Hạt giống tâm hồn, Tiếng gọi nơi hoang dã (Jack London)...


    2. Cùng đọc và trải nghiệm

    Phần 1: Sách hay cùng đọc

    Câu 1. Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất - ngôi nhà chung.

    Gợi ý: Thế giới cổ tích, Yêu thương và chia sẻ.


    Câu 2. Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và viết lời giới thiệu ngắn về cuốn sách đó bằng pô-xtơ (hoặc phiếu đọc tự thiết kế), với các yêu cầu sau:

    • Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản;
    • Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chi tiết;
    • Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách.
    • Tự thiết kế một sản phẩm minh họa cho cuốn sách: tranh vẽ, sơ đồ...

    Gợi ý:

    * Thế giới cổ tích:

    Tên sách: Tấm Cám, NXB Trẻ.

    Tóm tắt nội dung: Tấm và Cám là hai chị em cùng cha khác mẹ. Tấm vốn hiền lành, xinh đẹp lại chăm chỉ. Cha mẹ mất sớm, Tấm phải sống cùng dì ghẻ và Cám. Mọi công việc trong nhà đều đến tay nhưng vẫn bị mẹ con Cám ngược đãi, tìm cách hãm hại. Một hôm nọ, dì ghẻ đưa cho hai chị em một cái giỏ và bảo rằng: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ!”. Tấm làm việc chăm chỉ để lấy được chiếc yếm. Còn Cám chỉ mải chơi nên đến cuối buổi chẳng bắt được gì. Cám bèn lừa nói với Tấm rằng: “Chị Tấm ơi chị Tấm, đầu chị lấm, chị hụp cho sâu kẻo về mẹ mắng”. Tấm nghe lời Cám, đến khi lên bờ, nhìn vào rổ thì không còn thấy tép đâu. Tấm chỉ biết ngồi khóc. Bỗng nhiên, Bụt hiện lên bảo Tấm rằng hãy nhìn vào trong gió xem có thấy gì không. Thì ra, trong giỏ vẫn còn một con cá bống. Tấm đem cá bống về nuôi, ngày ngày cho ăn. Mẹ con Cám biết được liền lừa Tấm đi chăn trâu đồng xa để bắt lên giết thịt. Tấm trở về không thấy cá bống đâu, liền bật khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm lấy xương cá bống bỏ vào bốn chiếc lọ, chôn vào bốn chân giường. Ít lâu sau, vua mở hội, mẹ con Cám sắm sắm sửa quần áo đẹp để đi chơi hội. Dì ghẻ không cho Tấm đi, nghĩa ra cách lấy thóc và gạo trộn lẫn với nhau, bắt Tấm nhặt thóc ra thóc, gạo ra gạo rồi mới được đi. Tấm không biết làm thế nào chỉ ngồi khóc. Bụt lại hiện lên sai chim sẻ nhặt thóc giúp. Chim sẻ nhặt một thoáng đã xong. Sau đó, Bụt liền bảo Tấm đào bốn chiếc lọ ở bốn chân giường lên. Bốn chiếc lọ biến thành quần áo đẹp giúp Tấm đi dự hội. Trên đường đi, Tấm đánh rơi chiếc hài xuống nước. Khi ngựa của vua đi ngang qua cứ đứng lại không chịu đi tiếp. Vua sai người xuống nước thì thấy chiếc hài. Vua truyền lệnh cho toàn dân ai đi vừa hài sẽ được làm vợ vua. Tấm đi vừa đôi hài và trở thành vợ vua. Đến ngày giỗ cha, Tấm về nhà thì bị mẹ con Cám giết chết. Tấm chết đi lần lượt hóa thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi, quả thị, cuối cùng trở lại làm người sống cùng bà hàng nước. Một hôm, vua tình cờ đi quá liền ghé vào hàng nước. Nhìn thấy miếng trầu têm cánh phượng liền dò hỏi bà lão. Cuối cùng, vua và Tấm đã gặp lại nhau.


    Câu văn, đoạn văn được yêu thích: “Bống bống bang bang/Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta/Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”...

    Học sinh tự thiết kế tranh vẽ, sơ đồ…

    * Yêu thương và chia sẻ:

    Tên sách: Gió lạnh đầu mùa; Tên tác giả: Thạch Lam; NXB Đời nay, 1937.

    Nội dung chính: Buổi sáng hôm nay, khi thức dậy, Sơn cảm nhận rõ cái rét của mùa đông đã đến. Chị và mẹ của Sơn đều đã dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều đã mặc áo ấm cả. Sơn được mẹ cho mặc một cái áo vệ sinh màu nâu sẫm với một cái áo dạ khâu chỉ đỏ. Sau đó, hai chị em chạy ra chợ chơi cùng với lũ trẻ con trong làng. Chúng đều là những đứa trẻ nhà nghèo không có áo ấm để mặc. Khi nhìn thấy chị em Sơn với những chiếc áo ấm thì liền đến gần xuýt xoa khen ngợi. Hiên là một cô bé nhà nghèo, không có áo ấm để mặc. Sơn nhìn thấy động lòng thường, bàn với chị về nhà lấy chiếc áo bông cũ đem cho Hiên. Về đến nhà, hai chị em lo sợ mẹ biết được, định sang nhà Hiên đòi áo nhưng không thấy đâu. Khi về nhà thì liền thấy mẹ Hiên đang ngồi nói chuyện với mẹ mình. Mẹ Sơn thấy nhà Hiên nghèo khổ bèn cho mẹ Hiên mượn năm hào may áo ấm cho con.


    Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách: “Gió heo may sẽ làm cho họ buồn rầu lo sợ, vì mùa đông sắp tới, mùa đông giá lạnh và lầy lội phủ trên lưng họ cái màn lặng lẽ của sương mù. Và lòng tôi se lại khi nghĩ rằng chỉ một chút âu yếm, một chút tình thương, cũng đủ nâng đỡ an ủi những người cùng khốn ấy…”

    (Trích Lời nói đầu Thạch Lam viết trong tập truyện ngắn “Gió đầu mùa”)

    Học sinh tự thiết kế tranh vẽ, sơ đồ…


    Phần 2: Cuốn sách yêu thích

    Chọn một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học, đọc và ghi chép những điều thu hoạch được vào nhật ký đọc sách theo các nội dung gợi ý sau:

    Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?

    Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?

    Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?

    Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?


    Gợi ý:

    Cuốn sách có nhan đề: Tôi là Bê-tô (Nguyễn Nhật Ánh). Đây là nhân tên nhân vật chính của câu chuyện.

    Phần mở đầu cuốn sách đã giới thiệu về nhân vật chính - một chú chó tên là Bê-tô. Từ đó gợi sự tò mò cho người đọc về những tình huống xảy ra sau này.

    Qua trang sách, người đọc đã gặp được gia đình chủ của Bê-tô gồm có Ni, ba, mẹ. Ngoài ra còn có những người bạn của Bê-tô: Lai-ca, Bi-nô…


    d.Sau khi đọc xong câu chuyện, người đọc còn nhớ đến tình bạn của Bê-tô và Lai-ca hay Bi-nô.

    Lí do yêu thích cuốn sách: Một câu chuyện hài hước, thú vị dưới cái nhìn của một chú chó. Truyện cũng chứa đựng nhiều bài học nhân văn sâu sắc.


    Phần 3: Gặp gỡ tác giả

    Câu 1. Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?

    • Ông sinh ra và lớn lên ở Bản Qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Từ nhỏ ông đã đắm mình trong hơi thở của cỏ cây, hoa lá núi rừng biên cương, đã biết thả hồn cùng vẻ đẹp thanh thoát, hùng vĩ của dốc dựng, thác đổ, suối tuân… nơi “tận cùng bờ cõi”.
    • Các tác phẩm của ông chủ yếu viết về núi rừng, quê hương với tình yêu tha thiết, sâu nặng.

    Câu 2. Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.

    Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?


    Câu 3. Những câu thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?

    Những câu thơ được dẫn là dẫn chứng dùng để chứng minh cho nội dung của bài viết.


    Câu 4. Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với những câu mở đầu?

    Câu cuối cùng của bài viết như một lời giải thích cho những câu mở đầu.


    Phần 4. Phiêu lưu cùng trang sách

    Câu 1. Cùng xem một bộ phim được chuyển thể từ một cuốn sách hoặc tác phẩm văn học có nội dung liên quan đến các chủ đề đã học.

    Bộ phim: Hoàng tử bé, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh…

    Câu 2. Thảo luận và so sánh để thấy những điểm tương đồng, khác biệt giữa nội dung, hình thức của phim và sách (hoặc tác phẩm đã đọc).

    • Điểm tượng đồng: Cốt truyện
    • Điểm khác biệt:

    Sách: Thể hiện qua bằng ngôn ngữ viết, cảm nhận các nhân vật, hình ảnh, âm thanh, hành động… bằng cách tưởng tượng

    Phim: Thể hiện qua ngôn ngữ nói, cảm nhận nhân vật, hình ảnh, âm thanh, hành động… trực tiếp.


    Câu 3. Cùng thiết kế một pô-xtơ nhằm giới thiệu bộ phim đã xem hoặc vẽ lại bìa cuốn sách yêu thích.

    Học sinh tự thiết kế theo khả năng của bản thân.

    Bài soạn
    Bài soạn "Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách" số 4
  5. Trước khi đọc

    Cùng thiết kế một góc đọc sách nhỏ trong lớp học. Hãy mang đến lớp một vài cuốn sách mà em muốn cùng đọc với các bạn.

    Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách mới đọc.

    Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc.


    Bài làm:

    Chia sẻ những điều thú vị nhất mà em cảm nhận được từ cuốn sách Hạt giống tâm hồn: Cuốn sách là tổng hợp những câu chuyện để nuôi dưỡng tâm hồn của mỗi người, bất cứ ai cũng có thể tìm thấy bản thân mình trong những mẩu chuyện giản dị, bình thường nhưng đầy triết lí nhân sinh.


    Kể tên một cuốn sách mà em cho là cần đọc trong tuần này và thuyết phục các bạn cùng đọc: Hoàng tử bé.


    Đọc

    Hoạt động 1: Sách hay chung đọc

    Chọn hai trong số các chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Tôi và các bạn, Gõ cửa trái tim, Yêu thương và chia sẻ, Quê hương yêu dấu, Những nẻo đường xứ sở, Chuyện kể về những người anh hùng, Thế giới cổ tích, Khác biệt và gần gũi, Trái Đất - ngôi nhà chung.


    Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và viết lời giới thiệu ngắn về cuốn sách đó bằng pô-xtơ (hoặc phiếu đọc tự thiết kế), với các yêu cầu sau:


    • Nêu rõ tên sách, tên tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản hoặc tái bản;
    • Tóm tắt nội dung: đề tài, chủ đề, bố cục, nhân vật, sự kiện, chỉ tiết;
    • Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách,
    • Tự thiết kế một sản phẩm minh hoạ cho cuốn sách: tranh vẽ, sơ đồ,...


    Bài làm:

    Hoạt động 1: Sách hay chung đọc

    Em chọn hai chủ đề sau để định hướng cho việc đọc sách: Quê hương yêu dấu, Thế giới cổ tích.

    Với mỗi chủ đề đã chọn, tìm một cuốn sách có nội dung liên quan, cùng đọc và viết lời giới thiệu ngắn về cuốn sách đó bằng pô-xtơ (hoặc phiếu đọc tự thiết kế), với các yêu cầu sau:


    Thế giới cổ tích: Cây tre trăm đốt

    Tác giả Minh Lâm, NXB Hồng Đức


    Tóm tắt nội dung: Ngày xưa có một chàng trai hiền lành, khỏe mạnh đi cày thuê cho vợ chồng ông phú hộ. Hai người này có hứa: "Con chịu khó làm lụng giúp ta, ba năm nữa ta sẽ gả con gái ta cho". Tin vào lời hứa, anh ra sức làm việc không ngại khó nhọc. Nhưng ba năm sau, khi mà ông nhà giàu đã có mọi thứ của cải, ông bèn trở mặt, ông đưa ra một điều kiện là phải tìm được một cây tre trăm đốt để làm nhà cưới vợ thì ông mới gả con gái cho. Vì muốn có cơ hội để cưới con gái của chủ, anh bèn lên rừng quyết tâm tìm được một cây tre trăm đốt. Tìm mãi không thấy, anh thất vọng ngồi khóc. Bỗng Bụt hiện lên và bảo anh đi tìm, chặt cho đủ 100 đốt tre rời rồi giúp anh bằng hai câu thần chú: "khắc nhập, khắc nhập!" để gắn kết 100 đốt tre rời thành một cây tre trăm đốt và "khắc xuất, khắc xuất!" để tách các đốt tre ra. Nhờ là các khúc tre rời nên anh cũng dễ dàng gánh về làng được. Về nhà, anh cho cha vợ tương lai của mình xem cây tre trăm đốt. Không tin vào điều mắt mình nhìn thấy, ông nhà giàu sờ tay vào cây đếm từng khúc tre. Phép màu của Bụt đã hút ông dính luôn vào cây tre. Khi ông đồng ý giữ lời hứa, anh mới sực nhớ ra câu "khắc xuất" để giải thoát cho cha vợ của mình. Sợ hãi, ông phú hộ phải giữ lời hứa, gả con gái cho anh nông dân. Cuối cùng, anh và con gái ông phú hộ sống với nhau hạnh phúc mãi mãi.

    Liệt kê những câu văn, đoạn văn yêu thích được trích dẫn từ cuốn sách hoặc những câu nhận định về cuốn sách: ông dạy nó đọc: “Khắc nhập, khắc nhập” (vào ngay, vào ngay) đủ ba lần, thì một trăm khúc tre tự nhiên dính lại với nhau thành một cây trẻ đủ một trăm đốt. Nó mừng quá, định vác về, nhưng cây tre dài quá, vướng không đi được. Ông lão bảo nó đọc: “Khắc xuất, khắc xuất” (ra ngay, ra ngay) đúng ba lần thì cây tre trăm đốt lại rời ra ngay từng khúc.


    Quê hương yêu dấu: Quê hương bé nhỏ

    Tác giả Gael Faye, NXB Trẻ


    Tóm tắt nội dung: Mỗi đứa trẻ đều có một quê hương để yêu thương. Quê hương của cậu bé Gaby 11 tuổi ở đất nước Burundi cũng đẹp và quyến rũ như mọi quê hương trên đời, nơi cậu sống cùng em gái, với người mẹ của cậu di cư từ nước Rwanda láng giềng và người cha gốc Pháp. Ở khu phố của cậu là nhóm bạn có những đứa con lai Âu chơi với nhau, những bữa tiệc ngoài vườn vui vẻ giữa các gia đình, và những người hàng xóm đủ chủng tộc đến ngạc nhiên. Nhưng rồi đất nước bé nhỏ rơi vào loạn lạc, xung đột sắc tộc bùng phát, những người hàng xóm bỗng chốc thành sát thủ của nhau, và cậu bé rơi vào dòng xoáy của những bạo lực và thảm sát hàng loạt. Giữa ngập tràn bạo lực, cái chết và nỗi sa đọa của phẩm giá con người, Gaby tìm cách giữ lấy cho mình phần người còn lại, nhưng thương tích tâm hồn còn mãi...


    Nhận định về cuốn sách: Câu chuyện đầy cảm xúc viết về số phận nhỏ bé của con người trong quá trình xung đột cũng như hóa giải hậu xung đột của một thảm họa nhân đạo lớn nhất thập niên 1990, khi các quốc gia phương Tây gần như đứng ngoài bỏ mặc mọi sự diễn ra. Nhân vật chính là bản phóng chiếu của tác giả, đứa trẻ đã tới Pháp để thoát khỏi cuộc xung đột, để lại cha mẹ nơi đó, và rồi kể lại câu chuyện hai mươi năm sau... Câu chuyện trải từ trong trẻo đến dữ dội viết bằng bút pháp xuất sắc đã giúp tác phẩm đoạt giải Goncourt Thiếu niên 2016 và nhiều giải thưởng khác của Pháp, góp phần đưa tác giả thành một trong 50 người Pháp nổi bật.


    Hoạt động 2: Cuốn sách yêu thích

    Chọn một cuốn sách yêu thích, có thể là sách văn học hoặc sách khoa học, đọc và ghi chép những điều thu hoạch được vào nhật kí đọc sách theo các nội dung gợi ý sau:

    • Nhan đề: Vì sao cuốn sách có nhan đề như vậy?
    • Mở đầu: Phần mở đầu của cuốn sách có điều gì đáng chú ý? Vì sao?
    • Thế giới từ trang sách: Em đã gặp những ai và đến nơi đâu qua trang sách đã đọc?
    • Bài học từ trang sách: Những gì còn đọng trong tâm trí em? Vì sao em thích cuốn sách này?

    Bài làm

    Mở đầu: Ngay từ phần mở đầu, cuốn sách đã cho chúng ta những bài học quý giá. Mỗi câu chuyện là một trải nghiệm, một lời khuyên. Nó sẽ giúp bạn đương đầu với những thử thách trong cuộc đời mình một cách dễ dàng hơn. Từ đó, sống mạnh mẽ và trải nghiệm cuộc đời theo cách tuyệt nhất.


    Thế giới từ trang sách: Người con người bình thường và cuộc sống bình thường của họ. Đó là những điều bình dị mà đoi khi chúng ta đã lãng quên.


    Bài học từ trang sách: mỗi thử thách, trở ngại đều cần thiết. Nó giúp bạn sống ý nghĩa hơn. Và chính những khó khăn ấy sẽ giúp bạn mỉm cười thật tươi khi đã bước lên vinh quang trong cuộc sống của mình.


    Hoạt động 3 - Gặp gỡ tác giả

    Trả lời câu hỏi:

    • Vì sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi”?
    • Xác định câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài.
    • Những câu thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?
    • Câu cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với những câu mở đầu?
    • Tìm kiếm thông tin về một tác giả mà em yêu thích để giới thiệu với các bạn.


    Bài làm:

    Nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là “người con của núi” vì những bài thơ của Lò Ngân Sủ khiến người đọc như được khám phá những đỉnh núi xa thơ mộng và mãnh liệt.


    Câu văn nêu vấn đề chính được bàn luận trong bài: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong ông?


    Những câu thơ được dẫn đóng vai trò minh họa rõ nét thể hiện chủ đề chính được nói đên trong bài Nhà thơ Lò Ngân Sủn thật sự là “người con của núi”


    Câu cuối cùng của bài viết giải thích lý do cho những câu mở đầu?


    Tìm kiếm thông tin về một tác giả mà em yêu thích để giới thiệu với các bạn: Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955) được biết đến qua nhiều tác phẩm văn học về đề tài tuổi mới lớn, các tác phẩm của ông rất được độc giả ưa chuộng và nhiều tác phẩm đã được chuyển thể thành phim. Ông lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải phóng Chủ nhật với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra, ông còn có những bút danh khác như Anh Bồ Câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,...Ông nổi tiếng với các tác phẩm: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Tôi là Bê tô, Kính vạn hoa,...


    Hoạt động 4: Đọc văn bản: nhà thơ Lò Ngân Sủng- người con của núi

    Trả lời câu hỏi:

    • Cuối cùng của bài viết có mối quan hệ như thế nào với câu nêu vấn để ở phần mở đầu?
    • Vi sao nhà thơ Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là "người con của núi”?
    • Xác định câu vấn nêu vần đề chinh được bản luận trong bải.
    • Những đoạn thơ được dẫn đóng vai trò gì trong bài viết?

    Bài làm:

    Lò Ngân Sủn được tác giả bài viết gọi là "người con của núi” bởi ông sinh ra và lớn lên đắm mình trong hơi thở của cỏ cây, hoa lá núi rừng biên cương


    Câu văn nêu vấn đề chính: Vậy điều gì đã nuôi dưỡng và bồi đắp nên vẻ đẹp thơ mộng và mãnh liệt ấy trong thơ ông

    Những câu thơ đóng vai trò dẫn chứng trong bài biết


    Câu cuối cùng của bài viết tổng hợp kiến thức và kết luận về vấn đề đã được nêu ra để bàn luận


    Hoạt động 5: Phiêu lưu cùng trang sách

    • Cùng xem một bộ phim được chuyển thể từ một cuốn sách hoặc tác phẩm văn học có nội dung liên quan đến các chủ đề đã học.
    • Thảo luận và so sánh để thấy những điểm tương đồng. khác biệt giữa nội dung. hinh thức của phim và sách (hoặc tác phẩm đã đọc).
    • Cùng thiết kế một pô-xtơ nhằm giới thiệu bộ phim đã xem hoặc vẽ lại bìa cuốn sách yêu thích.

    Bài làm:

    HS tự thực hiện nhóm cùng nhau hoàn thành câu hỏ

    Bài soạn
    Bài soạn "Thách thức đầu tiên: Mỗi ngày một cuốn sách" số 5




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy