Top 7 Bài văn phân tích bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu hay nhất

Thai Ha 3980 0 Báo lỗi

Bầm ơi là một bài thơ được rút ra từ tập Việt Bắc (1954) của nhà thơ Tố Hữu. Sau đây hãy cùng Toplist tham khảo các bài văn phân tích bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu ... xem thêm...

  1. Hình tượng người mẹ từ lâu đã đi vào thi ca như một huyền thoại. Rất nhiều thi sĩ đã viết nên những vần thơ về mẹ lay động lòng người. Trong đó, nhà thơ Tố Hữu đã có những bài đặc sắc như Bầm ơi, Mẹ Suốt…


    Theo ghi chép của tác giả, bài thơ Bầm ơi rút ra từ trong tập thơ Việt Bắc. Đó là vào những năm 1947 -1948, khi đoàn văn nghệ sĩ của tác giả đã chọn xã Gia Điền, của vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ) làm điểm dừng chân và tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật.


    Khi đó, ông cùng một số nhà văn nhà thơ khác như Nguyễn Đình Thi, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng đã ở trọ tại ngôi nhà của bà cụ Nguyễn Thị Gái. Lúc các nghệ sĩ tới, cụ Gái đã nhường giường và không gian nhà trên cho khách, còn mình thì xuống bếp ở. Được sống trong tình yêu thương của cụ, Tố Hữu đã nhen nhóm và cho ra đời tác phẩm “Bầm ơi” nổi tiếng.


    Mặc dù đã rời xa mảnh đất nghĩa tình ấy, nhưng trong lòng Tố Hữu vẫn mãi không quên hình ảnh người mẹ già tảo tần. Bởi thế ông mới đặt một câu hỏi tu từ và không cần lời giải đáp: “Ai về thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”. Mà có lẽ không chỉ riêng ông mà những nghệ sĩ khác cũng sẽ nhớ, chỉ là nỗi nhớ không thành lời, chỉ là thầm nhớ trong cõi lòng.


    Phân tích bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu, độc giả cảm giác như đang đọc một bài cao dao, một bài hát ru con hơn là một bài thơ. Bởi nhịp thơ lúc bát da diết, vừa thân thương vừa quen thuộc:


    Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

    Bầm ra ruộng cấy bầm run

    Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

    Mạ non bầm cấy mấy đon

    Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.
    Mưa phùn ướt áo tứ thân

    Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”


    Đầu đoạn thơ là một câu hỏi đong đầy cảm xúc thương xót. Tiếng kêu “bầm ơi” vừa xót xa vừa chan chứa tình yêu. Hình ảnh bầm run run lội dưới bùn trong thời tiết mưa phùn gió núi, sao mà chân thực mà sinh động mà thương đến thế. Với tuổi tác ấy, đáng nhẽ bầm được con cái phụng dưỡng.


    Thế nhưng bầm bây giờ lao động vì thương con, vì chiến tranh. Bởi thế, dù cho thâm tím chân tay, ruột gan bầm lại vì lạnh nhưng bầm vẫn không sợ hãi mà tiếp tục làm việc. Dù không chứng kiến cảnh bầm làm, nhưng chỉ nghĩ thôi, tưởng tượng thôi con những thương bầm nhiều như những hạt mưa ướt thấm áo bầm.


    Thật là một tình cảnh vừa trớ trêu vừa éo le. Thương người con 7,8 thì cũng thương người mẹ 9,10 phần. Hình ảnh tảo tần làm việc của bầm không chỉ nói riêng về cụ gái mà nó là đại diện cho vẻ đẹp đức tính hy sinh chịu thương chịu khó của những người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt là những người mẹ, người vợ trong chiến tranh.


    Thương bầm, mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với bầm nhưng vì hoàn cảnh đất nước chiến tranh nên con phải ra đi. Tuy nhiên, nhà thơ cũng như tất cả những người con đang có mẹ, có bầm, đều mong muốn tất cả các bà mẹ hãy cứ yên lòng, “Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe”. Đó là lời căn dặn tha thiết của người con dành cho mẹ.


    Vì người con biết rằng, dù con có như thế nào, có bao nhiêu tuổi thì đối với những người mẹ, con vẫn như một đứa trẻ. Người con hiểu, dù rằng mình đã trưởng thành, đã vượt “tram núi ngàn khe”, đã “đi đánh giặc mười năm” thì với mẹ, con vẫn còn thơ dại. Bầm vẫn tê tái khi nhớ tới con. Bầm vẫn dành cả cuộc đời, sau mươi năm để thương nhớ, lo lắng.


    Vì thế, để bầm yên tâm hơn, nhà thơ khẳng định. Dù “con ra tiền tuyến xa xôi” với bao nhiêu gian lao vất vả, nhưng quanh con là an hem đồng đội đồng chí. Và hơn cả còn có thêm những người mẹ vệ quốc quân như bầm. Những người mẹ ấy cũng “Bao bà cụ từ tâm như mẹ/ Yêu quý con như đẻ con ra/ Cho con nào áo nào quà/ Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi”.


    Phân tích bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu, độc giả mới càng thấm thía tình cảm quân và dân của trong thời chiến. Những nơi các chiến sĩ bộ đội đi qua luôn được người dân đón tiếp nồng hậu. Họ trân quý yêu thương những người con xa quê ấy như chính con cái mình. Có lẽ chính vì sự đùm bọc đoàn kết đó mới tạo nên sức mạnh làm nên những chiến thắng vẻ vang oai hùng của dân tộc.


    Ở đoạn thơ này, tác giả không hoàn toàn sử dụng thể thơ lục bát mà thêm vào đó những vần thơ 7 chữ. Đó là dụng ý nhằm nhấn mạnh hơn ý nghĩa tình yêu thương mà những người mẹ vệ quốc dành cho các chiến sĩ. Dù không đẻ ra nhưng họ mãi luôn dành trọn tình thương từ tâm như mẹ.


    Những người chiến sĩ ra đi chiến đấu, thường sẽ chẳng hẹn ước ngày trở về. Vì thế họ chỉ có thể nói bao giờ hết giặc, con sẽ trở về. Và ở đây, tác giả Tố Hữu cũng vậy. Ông cùng đồng đội sẽ không thể khẳng định bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng con sẽ trở về. Ông chỉ có thể gửi gắm những tâm tư để bầm yên lòng. Đồng thời, nhà thơ cũng khẳng định chắc nịch, sẽ có ngày “giặc tan”


    “Con đi, con lớn lên rồi

    Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!

    Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

    Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

    Mẹ già tóc bạc hoa râm

    Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…”


    Những người con ra đi, trải qua mưa bom bão đạn chắc hẳn sẽ lớn lơn, sẽ trưởng thành. Và có lúc quên mẹ. Nhưng bầm thì không. Bầm ở nhà nhìn chung quanh sẽ lại càng nhớ con da diết. Nỗi nhớ của người ở lại mới thấm thía, mới sầu bi làm sao. Thấu hiểu tâm trạng nỗi lòng của bầm nên nhà thơ khuyên bầm đừng buồn. Ông mong bầm có thể nghe thấy tiếng thì thầm của mình ở nơi phương xa.


    Có thể nói, phân tích bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu, mới thấy rõ trái tim yêu người, yêu đời của tác giả. Phải nhạy cảm lắm, phải sâu sắc lắm, nhà thơ mới có thể viết lên những dòng thơ xúc động, tuôn trào cảm xúc như vậy. Với thể thơ lục bát quen thuộc, tác giả càng khiến người đọc nghẹn ngào khi nhớ về mẹ.

    Tình cảm của người mẹ dành cho con luôn là tượng đài vĩ đại trong mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Dù ở hoàn cảnh nào, dù trong hòa bình hay lúc chiến tranh, những người mẹ luôn làm mọi thứ để mang tới cho con cái những điều tốt đẹp nhất.


    Với những người mẹ thời chiến lại càng cao đẹp hơn nữa. Họ không chỉ là hậu phương vững chắc, mà còn là nguồn động viên an ủi lớn nhất cho các chiến sĩ, bộ đội. Phân tích bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu, để một lần nữa tôn vinh và ca ngợi vẻ đẹp của những người mẹ ấy. Bằng những ca từ gần gũi thân thuộc, với nhịp thơ nhẹ nhàng, tác phẩm như một bài hát ru ngọt ngào đi vào lòng người.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Bầm ơi là một bài thơ được rút ra từ tập Việt Bắc (1954) của nhà thơ Tố Hữu. Vào những năm 1947, 1948 đoàn văn nghệ sĩ trong hành trình nhận đường dừng chân ở Gia Điền. Khi ấy những nhà văn như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Kim Lân và Nguyễn Huy Tưởng đã ở lại thôn Gốc Gạo xã Gia Điền.


    Và ngôi nhà mà các nhà thơ, nhà văn chọn chính là nhà bà cụ Nguyễn Thị Gái. Khi đó bà đã dọn xuống bếp để nhường chỗ cho khách. Bài thơ chính là những tình cảm chân thành nhất của nhà thơ đối với người mẹ.


    Bài thơ Bầm ơi được sáng tác kể về người mẹ Nguyễn Thị Gái. Đây là nơi một số nhà thơ trong đó có Tố Hữu đã dừng chân. Địa điểm nhắc tới trong bài chính là xã Gia Điền – một miền quê nghèo của vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ). Cảm nhận sâu sắc tình cảm bầm dành cho những thi sĩ, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Bầm ơi


    Đây chính là câu chuyện về người mẹ hết lòng thương con. Khi các thi sĩ dừng chân ở nhà bầm, bầm đã dành giường cho họ và chuyển xuống bếp ngủ. Tối về cụ dùng lá chuối khô bện lại để nàm nệm nằm cho đỡ lạnh. Tuy nhiên khi ấy cứ đêm đêm mọi người lại nghe thấy tiếng khóc nỉ non của cụ. Hỏi ra mới vỡ lẽ rằng, cụ nhớ đứa con trai của mình.


    Con trai của cụ tham gia vệ quốc quân nhưng lâu ngày không có tin tức. Chính vì vậy khi ấy các nhà thơ đã đề nghị Tố Hữu sáng tác một bài thơ như là một bức thư của người con trai để cụ an lòng. Đó cũng chính là hoàn cảnh ra đời của bài thơ.


    Ai về thăm mẹ quê ta

    Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…

    Bầm ơi có rét không bầm!

    Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

    Bầm ra ruộng cấy bầm run

    Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

    Mạ non bầm cấy mấy đon

    Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

    Mưa phùn ướt áo tứ thân

    Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!


    Khi sáng tác xong nhà thơ dã đọc cho cụ nghe và bảo đó chính là bài thơ mà con trai cụ gửi về nhà. tin là như vậy cụ mừng lắm và cũng hết lo lắng và cũng không còn nghe tiếng khóc thầm mỗi đêm. Và cụ luôn miệng nói với nhà thơ Tố Hữu rằng con trai của cụ nó thương cụ thế đấy. Từ đó hôm nào cụ cũng nhờ nhà thơ Tố Hữu đọc lại bài thơ nghe ít nhất một lần.


    Về sau bài thơ Bầm ơi được nhiều người biết tới hơn và các chiến sĩ đã chép bài thơ này vào lá thư để gửi cho mẹ của mình và báo rằng họ vẫn bình an. Sau này năm 1981 khi đang ở Hà Nội thì anh đại tá quân đội là con trai của cụ Gái đến thăm. Anh rất cảm kích bài thơ của nhà thơ đã làm vơi bớt sự nhớ nhung của mẹ. Và nhà thơ đã gửi 3m lụa làm quà để anh mang về làm quà cho mẹ của mình.


    Bài thơ Bầm ơi không chỉ là tình cảm riêng tư của một chàng trai nào đối với mẹ của mình nữa. Mà nó có sức lan tỏa và cũng chính là tình cảm thủy chung sâu nặng của những người chiến sĩ xa quê. Đó cũng chính là một cách báo bình an cho những người thân ở nhà. Qua đó ta có thể cảm nhân được hình ảnh người mẹ trung du bình dị nhưng lại có tình cảm sâu nặng dành cho đứa con đang chiến đấu cho Tổ quốc hôm nay.


    Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

    Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

    Con đi trăm núi ngàn khe

    Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

    Con đi đánh giặc mười năm

    Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.


    Hình ảnh người bầm hiện lên thật xúc động. Từng câu chữ như làm sống lại hình ảnh bà mẹ trung du nghèo khó nhọc. Nhất là trong một buổi sáng mưa phùn mẹ tay run cắm từng mảnh mạ xuống bùn mà làm con người ta thêm phần xót xa, quặn đau. Qua đó như muốn khuyên nhủ người mẹ hãy bớt những lo toan và bộn bề. Bởi rằng những khốc liệt nơi chiến trường cũng không thể nào đo được những nỗi vất vả của cuộc đời bầm. Và cũng không đổi lại được tình cảm mà bầm dành cho con.


    Con đi mỗi bước gian lao

    Xa bầm nhưng lại có bao nhiêu bầm!

    Bao bà cụ từ tâm như mẹ

    Yêu quý con như đẻ con ra.


    Tình cảm ấy đã nâng bước chân của những người con nơi chiến trường. Và cũng chính tình yêu đồng chí, yêu ước, hậu phương đã hòa thành một tình cảm lớn lao giúp người chiến sĩ vượt qua những thử thách và gian lao của cuộc chiến.


    Đó chính là giá trị mà bài Bầm ơi muốn nhắn nhủ. Bởi nó cũng thể hiện được những quyết tâm của các chiến sĩ luôn sẵn sàng vượt lên phía trước để tiêu diệt kẻ thù. Bởi vì sau lưng họ có bầm luôn theo dõi và dành tình cảm sâu nặng.


    Con ra tiền tuyến xa xôi

    Yêu bầm yêu nước, cả đôi mẹ hiền.

    Nhớ thương con bầm yên tâm nhé

    Bầm của con, mẹ Vệ quốc quân.

    Con đi xa cũng như gần

    Anh em đồng chí quây quần là con.


    Bầm ơi là một trong những sáng tác hay và gần gũi của nhà thơ Tố Hữu. Với bài thơ này ta có thể cảm nhận được sự chân thực của câu chuyện. Đó là hình ảnh người mẹ già tóc bạc hoa râm và Chiều này chắc cũng nghe thầm tiếng con. Dù không phải mẹ con ruột thịt nhưng tình cảm thiêng liêng đáng quý của mẹ đối với những người lính cách mạng thật khiến cho mọi người xúc động.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Từ bao đời nay hình tượng người mẹ được rất nhiều thi sĩ khai thác và trở thành một chủ đề nhận được nhiều sự đồng cảm từ độc giả. Trong đó không thể không kể đến bài thơ Bầm ơi của nhà thơ Tố Hữu bài thơ khắc họa vẻ đẹp của những người mẹ trong thời chiến.


    Ngay đầu bài thơ tác giả đã đặt một câu hỏi tu từ: “Ai về thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…” Mặc dù đã rời xa mảnh đất nghĩa tình ấy từ rất lâu thế nhưng tác giả chưa bao giờ quên được hình ảnh người mẹ già tần tảo sớm hôm của mình. Có lẽ không chỉ tác giả mà tất cả chúng ta cũng đều có nỗi nhớ mẹ như thế nhưng lại không biết biểu đạt như thế nào, cuối cùng chỉ dám thầm thương trong lòng.


    Bầm ơi có rét không bầm?

    Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

    Bầm ra ruộng cấy bầm run

    Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non


    Mạ non bầm cấy mấy đon

    Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

    Mưa phùn ướt áo tứ thân

    Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!


    Tiếng kêu “Bầm ơi” nghe thật xót xa làm sao, nó còn là tiếng gọi đầy thân thương của một người con. Hình ảnh người mẹ run rẩy lội dưới bùn trong thời tiết không thể khắc nghiệt hơn khiến cho người con không thể kiềm được nước mắt.


    Đáng lẽ ra tuổi ấy mẹ phải được con gái phụng dưỡng, nghỉ ngơi an dưỡng tuổi già ấy vậy mà vì thương các con, vì chiến tranh xảy ra triền miên nên mẹ không quản ngại khó khăn làm việc để cùng các con chiến đấu.


    Hình ảnh người mẹ Việt Nam với đức tính chịu thương chịu khó từ lâu đã in sâu vào trong tiềm thức của những người con, đặc biệt là hình ảnh người mẹ, người vợ trong cảnh chiến tranh.


    Thương bầm con luôn muốn mang đến những điều tốt đẹp nhất cho bầm, ấy vậy mà cảnh nước mất nhà tan con không đành lòng phải dứt áo ra đi. Nhà thơ hiểu được tâm trạng của những người con đang có mẹ, rằng các mẹ hãy yên lòng “Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe”. Đó là lời dặn dò dịu dàng nhất của người con dành cho mẹ. Dù con có khôn lớn như thế nào thì về nhà con vẫn là một đứa trẻ trong lòng mẹ.


    Dù “con ra tiền tuyến xa xôi” với nhiều gian khổ khó khăn thì bên cạnh con cũng là những đồng chí và còn có cả những hậu phương vững chắc như bầm. Những người mẹ ấy cũng “Bao bà cụ từ tâm như mẹ/ Yêu quý con như đẻ ra con/ Cho con nào áo nào quà/ Cho con củi sưởi, cho nhà con ngơi.”


    Những người chiến sĩ ra đi chiến đấu đôi khi chẳng còn ngày trở về thế nên lời hứa ấy chỉ đơn giản là bao giờ hết giặc, đất nước bình yên con sẽ về. Tố Hữu cũng vậy, ông chẳng thể biết được mình sẽ đi trong vòng bao lâu mà chỉ có thể gửi những câu nói động viên cho bầm yên lòng.


    “Con đi, con lớn lên rồi

    Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!

    Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

    Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

    Mẹ già tóc bạc hoa râm

    Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…”


    Những ai đã từng sống trong cảnh mưa bão của đạn chắc sẽ hiểu được cảm giác gia đình đoàn tụ nó thiêng liêng và ấm áp như thế nào. Bầm ở nhà với nỗi nhớ thương con da diết, liệu sau chuyến đi này con có trở về nhà nữa hay không? Nỗi nhớ của người mẹ cứ như thế, nó đau khổ, nó thật thảm thương làm sao.


    Có thể thấy được sự khéo léo và tài tình của nhà thơ Tố Hữu thông qua những câu thơ đầy nhẹ nhàng. Và phải có nhiều cảm xúc lắm tác giả mới có thể viết ra những dòng thơ xúc động đến vậy. Chắc hẳn rằng những chiến sĩ phải rời xa quê hương lúc bấy giờ khi đọc bài thơ này sẽ phải bật khóc vì quá cảm động.


    Thông qua bài thơ Bầm ơi của tác giả Tố Hữu chúng ta mới càng hiểu thêm về thời chiến tranh ngày xưa, tình cảm quân và dân ta ấm áp như thế nào. Ở những nơi mà bộ đội đi qua đều được người dân đón tiếp ra nhiệt tình, họ yêu thương và trân quý tình cảm của những người con đi xa nhà ấy, họ mong rằng tinh thần đoàn kết của mình sẽ làm nên sức mạnh với nhiều chiến thắng vẻ vang.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Để phân tích bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu được sâu sắc, các bạn cần hiểu rõ hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này. Theo ghi chép của tác giả, bài thơ rút ra từ trong tập thơ Việt Bắc. Đó là vào những năm 1947 -1948, khi đoàn văn nghệ sĩ của tác giả đã chọn xã Gia Điền, của vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ) làm điểm dừng chân và tổ chức các hoạt động văn học nghệ thuật. Khi đó, ông cùng một số nhà văn nhà thơ khác như Nguyễn Đình Thi, Kim Lân, Nguyễn Huy Tưởng đã ở trọ tại ngôi nhà của bà cụ Nguyễn Thị Gái. Lúc các nghệ sĩ tới, cụ Gái đã nhường giường và không gian nhà trên cho khách, còn mình thì xuống bếp ở.

    Được sống trong tình yêu thương của cụ, Tố Hữu đã nhen nhóm và cho ra đời tác phẩm “Bầm ơi” nổi tiếng. Sỡ dĩ bài thơ mang tên là “Bầm ơi” là bởi người dân quê nơi đây thường gọi mẹ là bầm, là bủ. Dù không phải là con, nhưng tình cảm mà Tố Hữu nhận được chẳng khác nào là tình cảm của người mẹ dành cho. Bởi thế, cái tên “bầm ơi” được thốt lên một cách tự nhiên như vốn có.


    Mặc dù đã rời xa mảnh đất nghĩa tình ấy, nhưng trong lòng Tố Hữu vẫn mãi không quên hình ảnh người mẹ già tảo tần. Bởi thế ông mới đặt một câu hỏi tu từ và không cần lời giải đáp: “Ai về thăm mẹ quê ta/ Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”. Mà có lẽ không chỉ riêng ông mà những nghệ sĩ khác cũng sẽ nhớ, chỉ là nỗi nhớ không thành lời, chỉ là thầm nhớ trong cõi lòng.


    Phân tích bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu, độc giả cảm giác như đang đọc một bài cao dao, một bài hát ru con hơn là một bài thơ. Bởi nhịp thơ lúc bát da diết, vừa thân thương vừa quen thuộc:


    “Bầm ơi có rét không bầm?

    Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

    Bầm ra ruộng cấy bầm run

    Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

    Mạ non bầm cấy mấy đon

    Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

    Mưa phùn ướt áo tứ thân

    Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”


    Đầu đoạn thơ là một câu hỏi đong đầy cảm xúc thương xót. Tiếng kêu “bầm ơi” vừa xót xa vừa chan chứa tình yêu. Hình ảnh bầm run run lội dưới bùn trong thời tiết mưa phùn gió núi, sao mà chân thực mà sinh động mà thương đến thế. Với tuổi tác ấy, đáng nhẽ bầm được con cái phụng dưỡng.Thế nhưng bầm bây giờ lao động vì thương con, vì chiến tranh. Bởi thế, dù cho thâm tím chân tay, ruột gan bầm lại vì lạnh nhưng bầm vẫn không sợ hãi mà tiếp tục làm việc. Dù không chứng kiến cảnh bầm làm, nhưng chỉ nghĩ thôi, tưởng tượng thôi con những thương bầm nhiều như những hạt mưa ướt thấm áo bầm.


    Thật là một tình cảnh vừa trớ trêu vừa éo le. Thương người con 7,8 thì cũng thương người mẹ 9,10 phần. Hình ảnh tảo tần làm việc của bầm không chỉ nói riêng về cụ gái mà nó là đại diện cho vẻ đẹp đức tính hy sinh chịu thương chịu khó của những người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt là những người mẹ, người vợ trong chiến tranh.


    Thương bầm, mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với bầm nhưng vì hoàn cảnh đất nước chiến tranh nên con phải ra đi. Tuy nhiên, nhà thơ cũng như tất cả những người con đang có mẹ, có bầm, đều mong muốn tất cả các bà mẹ hãy cứ yên lòng, “Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe”. Đó là lời căn dặn tha thiết của người con dành cho mẹ. Vì người con biết rằng, dù con có như thế nào, có bao nhiêu tuổi thì đối với những người mẹ, con vẫn như một đứa trẻ. Người con hiểu, dù rằng mình đã trưởng thành, đã vượt “tram núi ngàn khe”, đã “đi đánh giặc mười năm” thì với mẹ, con vẫn còn thơ dại. Bầm vẫn tê tái khi nhớ tới con. Bầm vẫn dành cả cuộc đời, sau mươi năm để thương nhớ, lo lắng.


    Vì thế, để bầm yên tâm hơn, nhà thơ khẳng định. Dù “con ra tiền tuyến xa xôi” với bao nhiêu gian lao vất vả, nhưng quanh con là an hem đồng đội đồng chí. Và hơn cả còn có thêm những người mẹ vệ quốc quân như bầm. Những người mẹ ấy cũng “Bao bà cụ từ tâm như mẹ/ Yêu quý con như đẻ con ra/ Cho con nào áo nào quà/ Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi”.


    Phân tích bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu, độc giả mới càng thấm thía tình cảm quân và dân của trong thời chiến. Những nơi các chiến sĩ bộ đội đi qua luôn được người dân đón tiếp nồng hậu. Họ trân quý yêu thương những người con xa quê ấy như chính con cái mình. Có lẽ chính vì sự đùm bọc đoàn kết đó mới tạo nên sức mạnh làm nên những chiến thắng vẻ vang oai hùng của dân tộc.


    Ở đoạn thơ này, tác giả không hoàn toàn sử dụng thể thơ lục bát mà thêm vào đó những vần thơ 7 chữ. Đó là dụng ý nhằm nhấn mạnh hơn ý nghĩa tình yêu thương mà những người mẹ vệ quốc dành cho các chiến sĩ. Dù không đẻ ra nhưng họ mãi luôn dành trọn tình thương từ tâm như mẹ.


    Những người chiến sĩ ra đi chiến đấu, thường sẽ chẳng hẹn ước ngày trở về. Vì thế họ chỉ có thể nói bao giờ hết giặc, con sẽ trở về. Và ở đây, tác giả Tố Hữu cũng vậy. Ông cùng đồng đội sẽ không thể khẳng định bao nhiêu năm, bao nhiêu tháng con sẽ trở về. Ông chỉ có thể gửi gắm những tâm tư để bầm yên lòng. Đồng thời, nhà thơ cũng khẳng định chắc nịch, sẽ có ngày “giặc tan”


    “Con đi, con lớn lên rồi

    Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!

    Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

    Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

    Mẹ già tóc bạc hoa râm

    Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…”


    Những người con ra đi, trải qua mưa bom bão đạn chắc hẳn sẽ lớn lơn, sẽ trưởng thành. Và có lúc quên mẹ. Nhưng bầm thì không. Bầm ở nhà nhìn chung quanh sẽ lại càng nhớ con da diết. Nỗi nhớ của người ở lại mới thấm thía, mới sầu bi làm sao. Thấu hiểu tâm trạng nỗi lòng của bầm nên nhà thơ khuyên bầm đừng buồn. Ông mong bầm có thể nghe thấy tiếng thì thầm của mình ở nơi phương xa.


    Có thể nói, phân tích bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu, mới thấy rõ trái tim yêu người, yêu đời của tác giả. Phải nhạy cảm lắm, phải sâu sắc lắm, nhà thơ mới có thể viết lên những dòng thơ xúc động, tuôn trào cảm xúc như vậy.


    Với thể thơ lục bát quen thuộc, tác giả càng khiến người đọc nghẹn ngào khi nhớ về mẹ.


    Tình cảm của người mẹ dành cho con luôn là tượng đài vĩ đại trong mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Dù ở hoàn cảnh nào, dù trong hòa bình hay lúc chiến tranh, những người mẹ luôn làm mọi thứ để mang tới cho con cái những điều tốt đẹp nhất.


    Với những người mẹ thời chiến lại càng cao đẹp hơn nữa. Họ không chỉ là hậu phương vững chắc, mà còn là nguồn động viên an ủi lớn nhất cho các chiến sĩ, bộ đội. Phân tích bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu, để một lần nữa tôn vinh và ca ngợi vẻ đẹp của những người mẹ ấy. Bằng những ca từ gần gũi thân thuộc, với nhịp thơ nhẹ nhàng, tác phẩm như một bài hát ru ngọt ngào đi vào lòng người.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. “Bầm ơi” một trong những sáng tác nổi tiếng của Tố Hữu, bài thơ được rút từ tác phẩm Việt Bắc, ra đời trong dịp tác giả có cơ hội cùng đoàn văn nghệ sĩ về công tác tại xã Gia Điền, Phú Thọ. Ở đây, cụ Gái- người dân địa phương, cụ đã tiếp đón đoàn của nhà thơ rất chân thành, cụ còn nhường giường và không gian trên nhà cho đoàn ở và sinh hoạt, còn mình thì chuyển xuống bếp ở. Cụ chăm sóc đoàn bằng cả tấm lòng và tình yêu thương, xúc động trước tình cảm của cụ, nhà thơ đã viết nên tác phẩm đề bày tỏ lòng biết ơn dành cho cụ.


    Ngay từ những câu thơ đầu tác giả đã đặt ra một câu hỏi tu từ:


    “Ai về thăm mẹ quê ta

    Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”


    Mặc dù đã rời xa mảnh đất quê hương ân nghĩa sâu nặng nhưng từ lâu nhưng trong tim tác giả chưa bao giờ thôi nhớ mong về người mẹ thân thương tần tảo sớm hôm nuôi dưỡng, che chở mình trong những ngày cách mạng khó khăn. Có lẽ không chỉ nhà thơ mà tất cả chúng ta khi đi xa cũng đều có nỗi nhớ mẹ tha thiết như thế nhưng lại chẳng biết biểu đạt như thế nào và cuối cùng cũng chỉ dám thầm thương trong lòng.


    “Bầm ơi có rét không bầm?

    Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

    Bầm ra ruộng cấy bầm run

    Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

    Mạ non bầm cấy mấy đon

    Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

    Mưa phùn ướt áo tứ thân

    Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”


    Không biết giờ này mẹ ở nhà ra sao, tiếng gọi “Bầm ơi” đầy thân thương, xúc động của một người con xa xứ. Nhớ về hình ảnh người mẹ già run rẩy “ra ruộng cấy”, chân thì “lội dưới bùn”, tay thì “cấy mạ non” trong tiết trời mùa đông lạnh lẽo, heo hút khiến cho người con không khỏi xót thương. Đáng lẽ ra sau cả đời khó nhọc, mẹ phải được con cái phụng dưỡng, được nghỉ ngơi an hưởng tuổi già ấy vậy mà vì cách mạng, vì thương những đứa con vất vả chiến đấu trên chiến trường khốc liệt, bởi vậy mẹ đã chẳng quản ngại khó khăn vất vả, mẹ vẫn chăm chỉ làm việc để cùng các con chiến đấu, vẫn một lòng vì tổ quốc thân yêu. Mẹ cũng chính là biểu tượng cho vẻ đẹp, cho đức tính hy sinh cao cả, chịu thương chịu khó cả một đời của người phụ nữ Việt Nam.


    Đặc biệt là trong chiến tranh, khi đất nước vẫn còn gian khổ, khó khăn, những người vợ, người mẹ đã trở thành hậu phương vô cùng vững chãi, là nguồn động lực to lớn cho các chiến sĩ yên tâm ra trận:


    “Bầm ơi, sớm sớm chiều chiều

    Thương con, bầm chớ lo nhiều bầm nghe!

    Con đi trăm núi ngàn khe

    Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm

    Con đi đánh giặc mười năm

    Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi.”


    Con ở nơi chiến trường xa xôi, ngày đêm vẫn thầm cầu nguyện cho bầm được yên vui. Thương bầm con chẳng muốn xa đâu nhưng cũng không thể ngồi yên chứng kiến cảnh nước mất nhà tan vậy nên con đành dứt áo ra đi cống hiến mình cho sự nghiệp nước nhà. Và bầm ơi, cho dù con có “đi trăm núi ngàn khe” nhưng cũng chẳng bằng “muôn nỗi tái tê lòng bầm”, con đi “đánh giặc mười năm” cũng chẳng bằng những “khó nhọc đời bầm sáu mươi”. Hiểu được tâm trạng của những con phải xa mẹ, nhà thơ thay lời để gửi gắm tới các mẹ rằng “Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe”. Đó là lời thủ thỉ, dặn dò dịu dàng mà nhà thơ muốn gửi tới những người mẹ già ngày ngày luôn mong mỏi đứa con của mình.


    Con ra “tiền tuyến xa xôi” mang theo cả tình yêu nước lẫn tình yêu bầm. Con biết là đoạn đường phía trước sẽ rất khó khăn, gian khổ nhưng bên cạnh vẫn luôn có những đồng đội cùng con đồng hành trên mọi nẻo đường, nên bầm cứ yên tâm bầm nhé!


    “Con đi, con lớn lên rồi

    Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con!

    Nhớ con, bầm nhé đừng buồn

    Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm.

    Mẹ già tóc bạc hoa râm

    Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con…”


    Con đi lần này cũng chẳng dám hứa bao giờ sẽ trở về, nhưng con dám hứa con sẽ chiến đấu hết mình, cố gắng đánh đuổi quân thù, mang tự do, hòa bình về cho đất nước. Bầm ơi bầm “nhớ con” bầm đừng buồn nhé, bởi “giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm”.


    Những ai đã từng phải sống trong cảnh nước mất nhà tan, mỗi người một phương chắc sẽ hiểu được cảm giác được đoàn tụ với gia đình thiêng liêng và ấm áp đến nhường nào. Bầm ở nhà với nỗi nhớ mỏi mòn, thương con da diết, và liệu sau chuyến đi này con có còn trở về nhà, về quê hương nữa hay không? Nỗi xót thương, tình yêu thương con của người mẹ vẫn luôn bao la rộng lớn làm sao.


    Ngôn từ gần gũi thân thuộc, nhịp thơ nhẹ nhàng, đầm ấm, tác phẩm như một bài hát ru dịu ngọt đi vào lòng người. Qua đó, Tố Hữu đã thành công khắc họa về những gian nan, vất vả mà người phụ nữ Việt Nam phải trải qua trong thời chiến. Dẫu vậy họ vẫn luôn kiên cường, là hậu phương vững chắc, tiếp thêm sức mạnh cho các chiến sĩ bộ đội anh dũng chiến đấu đánh đuổi kẻ thù.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Trong các tác phẩm viết về mẹ, em thích nhất là bài thơ Bầm ơi. Đây cũng là tác phẩm rút ra từ trong tập thơ Việt Bắc, được sáng tác nhân dịp Tố Hữu cùng đoàn văn nghệ sĩ có dịp về công tác tại xã Gia Điền, thuộc vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ). Tại đây, họ đã được cụ Gái - một người dân địa nhường giường và không gian nhà trên để tá túc, còn cụ thì xuống bếp ở. Được sống trong tình yêu thương của cụ, Tố Hữu đã nhen nhóm và cho ra đời tác phẩm “Bầm ơi” nổi tiếng. Bầm ơi bắt đầu với câu hỏi tu từ và không cần lời giải đáp:


    “Ai về thăm mẹ quê ta

    Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm…”.


    Nhịp thơ lục bát da diết, vừa thân thương, vừa quen thuộc khiến người đọc như được nghe một bài ca dao, một lời hát ru hơn là một bài thơ. Qua bài thơ, tác giả đã khắc họa hình ảnh Bầm - hình tượng huyền thoại về người mẹ Việt Nam anh hùng, vất vả, chịu thương, chịu khó lao động trong thời chiến. Qua bài thơ, em không chỉ cảm nhận được tình yêu thương, niềm xót xa của những đứa con ở nơi tiền tuyến đối với người mẹ ở quê nhà, mà còn hình dung rõ nét những năm tháng lịch sử khốc liệt và đau thương. Đó là khi người mẹ đã già nhưng vẫn phải lao động vất vả, là hình ảnh những người con với mái đầu xanh, trái tim nhiệt huyết, khoác lên mình bộ áo lính bạc màu, chiến đấu trên chiến trường bom đạn, nguy hiểm. Hình ảnh ấy mới thật xúc động làm sao!

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. “Bầm ơi có rét không bầm?

    Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

    Bầm ra ruộng cấy bầm run

    Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

    Mạ non bầm cấy mấy đon

    Ruột gan bầm lại thương con mấy lần.

    Mưa phùn ướt áo tứ thân

    Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!”


    Đầu đoạn thơ là một câu hỏi đong đầy cảm xúc thương xót. Tiếng kêu “bầm ơi” vừa xót xa vừa chan chứa tình yêu. Hình ảnh bầm run run lội dưới bùn trong thời tiết mưa phùn gió núi, sao mà chân thực mà sinh động mà thương đến thế. Với tuổi tác ấy, đáng nhẽ bầm được con cái phụng dưỡng.Thế nhưng bầm bây giờ lao động vì thương con, vì chiến tranh. Bởi thế, dù cho thâm tím chân tay, ruột gan bầm lại vì lạnh nhưng bầm vẫn không sợ hãi mà tiếp tục làm việc. Dù không chứng kiến cảnh bầm làm, nhưng chỉ nghĩ thôi, tưởng tượng thôi em đã thấy xót thương bầm hay những người phụ nữ Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Thật là một tình cảnh vừa trớ trêu, vừa éo le. Thương người con bảy, tám thì em cũng thương người mẹ chín, người phần. Hình ảnh tảo tần làm việc của bầm không chỉ nói riêng về cụ gái mà nó là đại diện cho vẻ đẹp, đức tính hy sinh, chịu thương chịu khó của những người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt là những người mẹ, người vợ trong chiến tranh.


    Tình cảm của người mẹ dành cho con luôn là tượng đài vĩ đại trong mọi thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Dù ở hoàn cảnh nào, dù trong hòa bình hay lúc chiến tranh, những người mẹ luôn làm mọi thứ để mang tới cho con cái những điều tốt đẹp nhất. Bài thơ Bầm ơi của Tố Hữu cũng vì thế trở thành áng thơ hay, nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam khi đã tôn vinh và ca ngợi vẻ đẹp của những người mẹ ấy. Bằng những ca từ gần gũi thân thuộc, với nhịp thơ nhẹ nhàng, Bầm ơi như một bài hát ru ngọt ngào đi vào lòng người. Khiến người đọc hình dung rõ nét về những gian nan, vất vả của những người phụ nữ Việt Nam trong thời chiến. Dù cuộc sống khó khăn, còn nhiều thiếu thốn, họ luôn kiên cường, là hậu phương vững chắc, là nguồn động viên an ủi lớn nhất cho các chiến sĩ, bộ đội chiến đấu và chiến thắng quân xâm lược.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy