Top 8 Bài văn phân tích nhân vật dì Bảy trong Người ngồi đợi trước hiên nhà (Ngữ văn 7) hay nhất

Thai Ha 3005 0 Báo lỗi

Nếu như sử học đem đến cho chúng ta hiểu biết về thời gian, sự kiện của những cuộc chiến thì văn học lại mang tới những khía cạnh khác của chiến tranh. Văn học ... xem thêm...

  1. Hậu chiến vẫn luôn là một đề tài quen thuộc trong nền văn học Việt Nam. Đào sâu vào những nỗi đau, mất mát kể từ ngày đất nước thống nhất, tác giả Huỳnh Như Phương đã viết nên tác phẩm "Người ngồi đợi trước hiên nhà". Văn bản đã đem đến cho em những rung cảm, suy tư về sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ mà nổi bật là hình ảnh dì Bảy.


    Tác phẩm được kể qua điểm nhìn của nhân vật "tôi" về nhân vật dì Bảy. Câu chuyện của vợ chồng dì Bảy ẩn chứa đầy những đau thương, mất mát do chiến tranh để lại. Có thể nói, dì Bảy là một người phụ nữ rất đỗi chung thủy, sắt son. Kể từ ngày dượng Bảy xa nhà đi chiến đấu, dì luôn cầu nguyện cho dượng được bình an trở về. Dì không màng đến hạnh phúc của bản thân, chấp nhận hi sinh để chồng an tâm làm nhiệm vụ. Mặc dù ở nhà có người ngỏ ý nhưng dì kiên quyết không chấp nhận, luôn có niềm tin sẽ có ngày dượng trở về "Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về".


    Không những thế, dì vẫn luôn giữ thói quen ngồi trước hiên nhà nhìn ra con ngõ, "nơi ngày xưa dượng cùng những người đồng đội lần đầu đến nhà tôi xin chỗ trú quân". Có lẽ, trong dáng ngồi thầm lặng với ánh mắt xa xăm ấy là cả một sự buồn tủi, ngóng trông, xen lẫn những niềm hi vọng le lói. Và người đàn bà ấy vẫn một lòng trung trinh, "thủ tiết" đến hết đời. Ngay cả khi biết tin dượng Bảy qua đời, dì vẫn quyết định không tiến thêm bước nữa. Dì lầm lũi một mình, chăm mẹ già yếu trong ngôi nhà, "tiếp tục những bữa cơm vắng lặng như mười mấy năm trước. Và mỗi buổi chiều muộn, dì lại ra ngồi trước hiên nhà nhìn con đường kéo dài như nỗi chờ mong trong vô vọng". Hòa bình lập lại đồng nghĩa với cuộc sống vui tươi sẽ trở về. Ấy vậy mà, ở đâu đó giữa thế gian này vẫn còn một người đàn bà như dì Bảy. Dì vẫn đang ấp ôm những kỉ niệm xưa cũ với người chồng đã chết, vẫn lẻ loi, lủi thủi giữa cõi đời. Hình ảnh người đàn bà thầm lặng ấy khiến ai nấy đều phải thương cảm, xót xa.


    Hòa bình lập lại đồng nghĩa với cuộc sống vui tươi sẽ trở về. Ấy vậy mà, ở đâu đó giữa thế gian này vẫn còn một người đàn bà như dì Bảy. Dì vẫn đang ấp ôm những kỉ niệm xưa cũ với người chồng đã chết, vẫn lẻ loi, lủi thủi giữa cõi đời. Hình ảnh người đàn bà thầm lặng ấy khiến ai nấy đều phải thương cảm, xót xa.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ

  2. Nếu như sử học đem đến cho chúng ta hiểu biết về thời gian, sự kiện của những cuộc chiến thì văn học lại mang tới những khía cạnh khác của chiến tranh. Văn học đào sâu vào số phận của dân tộc, cá nhân và có sức lay động mãnh liệt đối với lòng người. Là một tác giả trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhà văn Huỳnh Như Phương đã sáng tác nên tác phẩm "Người ngồi đợi trước hiên nhà". Hình ảnh dì Bảy trong câu chuyện vẫn luôn để lại cho em nỗi ám ảnh, xót thương về số phận của người phụ nữ trong và sau cuộc chiến.


    Cuộc đời của nhân vật dì Bảy được quan sát, nhìn nhận thông qua điểm nhìn của nhân vật "tôi". Dì Bảy và dượng mới lấy nhau được một tháng thì phải rơi vào li tán khi dượng Bảy phải ra Bắc tập kết. Rất lâu sau, dì nhận được tin dượng Bảy đã hi sinh ở chiến trường. Lúc này, dì vẫn giữ thói quen cũ, ngồi trước hiên nhà và nhìn ra mặt đường như ngóng trông, chờ đợi dượng trở về. Kết thúc câu chuyện là hình ảnh người đàn bà 80 tuổi đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú, tỉnh Quảng Ngãi.


    Một người đàn bà như dì Bảy thật đáng để chúng ta cảm phục, noi gương. Dì sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình để dượng Bảy an tâm chiến đấu. Không những vậy, dì Bảy còn là một người vợ sắt son, thủy chung. Dì luôn chờ đợi, cầu nguyện cho dượng được bình an trở về "Hình như lời cầu nguyện của dì linh ứng để dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường". Dù có nhiều người ngỏ ý, dạm hỏi nhưng dì nhất quyết không đồng ý, chờ ngày đoàn tụ với dượng "Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về.". Mỗi ngày, dì thường ngồi ngoài hiên nhìn ra con ngõ đợi chồng. Khi nghe tin dượng mất, dì quyết tâm sống độc thân, không đi tìm hạnh phúc riêng mình mà sống cuộc đời lẻ loi, một mình, lầm lũi với những nỗi đau âm ỉ, không thể xóa nhòa. Hình ảnh người đàn bà ngồi trước hiên được lặp lại hai lần, một lần lúc trẻ và một lần về già đã khắc sâu hơn vào nỗi buồn ấy, khiến bất cứ ai cũng phải xót thương. Đó là một sự hi sinh vô cùng cao cả, thầm lặng mà những người phụ nữ như dì Bảy đã làm cho dân tộc Việt Nam.


    Rõ ràng, số phận của dì Bảy cũng giống biết bao thân phận của người phụ nữ Việt Nam. Sự hi sinh thầm lặng trong các cuộc chiến ấy thật sự đáng được mọi người trân trọng. Họ đã nuốt nước mắt vào trong, hi sinh hạnh phúc bản thân vì nghĩa lớn, vì nền độc lập, tự do, hạnh phúc của dân tộc. Mặc dù biết trước người chồng, người con có thể bỏ mạng nơi chiến trường nhưng họ vẫn chấp nhận, vận động, tiễn chồng, con ra trận. Để có được cuộc sống yên bình, ấm no ngày hôm nay, không chỉ có sự hi sinh xương máu của những người lính mà còn là công lao to lớn, biển trời của những người mẹ, người vợ Việt Nam Anh hùng. Bởi vậy, chúng ta cần phải biết ơn, chia sẻ với những nỗi đau, mất mát mà họ phải gánh chịu. Xã hội cũng cần chung tay san sẻ, giúp đỡ những người phụ nữ ấy. Đặc biệt, các cấp lãnh đạo, ban ngành, đoàn thể cần có hành động thiết thực, quan tâm, động viên những người mẹ, người vợ Việt Nam Anh hùng.


    Với giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng, tác giả Như Phương đã xây dựng nên nhân vật dì Bảy với những đức tính, phẩm chất tốt đẹp. Dì Bảy là hiện thân của người phụ nữ Việt Nam hồn hậu, chung thủy, kiên cường. Nhân vật đã để lại cho em niềm cảm phục, ấn tượng sâu đậm.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  3. Dân tộc Việt Nam để có được hòa bình như hôm nay đã phải trải qua biết bao nhiêu cuộc chiến. Trong những cuộc chiến đó, luôn có sự hi sinh của các anh hùng, liệt sĩ. Họ là những chiến sĩ trên chiến trường, nói cách khác là nơi tiền tuyến. Ở hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Nhắc đến đây, tôi nghĩ tới nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương.


    Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.


    Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.


    Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  4. Mỗi trận chiến đi qua, bên cạnh sự xót thương dành cho những người lính ra trận, những chiến sĩ mãi mãi nằm lại nơi chiến trường, người ta còn nhớ và cảm thương về nơi hậu phương, trong những năm tháng chiến tranh, cũng có biết bao là sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ. Một trong số đó phải kể đến nhân vật dì Bảy trong bài tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.


    Dì Bảy lấy chồng khi mới 20 tuổi. Sau đó, chồng của dì phải đi tập kết và chiến đấu. Hai vợ chồng chỉ gặp nhau qua những cánh thư mà chưa được ở cạnh nhau bao lâu. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những người đang chờ mong. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dì Bảy, nghe tin chồng mất, đã chở thành người phụ nữ góa chồng. Suốt hơn 20 năm chờ đợi, với biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dượng Bảy đã không thể cho dì được một hạnh phúc trọn vẹn.


    Có thể thấy rằng, Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Mất chồng, dì Bảy mất đi người thân yêu nhất bên cạnh mình. Dì cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì đó trong xa xăm. Trên dải đất hình chữ S này, có biết bao người phụ nữ cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.


    Dì Bảy đã cho tôi hiểu về đức hi sinh của con người. Tôi tin rằng thế hệ tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Nhưng tôi cũng mong sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  5. Chiến tranh đã qua đi những những hậu quả mà chiến tranh để lại thì vẫn còn mãi. Một trong những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại có là sự cô đơn, bơ vơ, chờ đợi trong mòn mỏi đến vô vọng của những người phụ nữ có chồng đi chiến trận và ở lại vĩnh viễn nơi chiến trường xa xôi kia.


    Dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương chính là người phụ nữ như thế. Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được chừng một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì đôi người đôi ngả. Dì ở nhà mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình qua những dòng thư ngắn, những lời hỏi thăm, những món quà nhỏ nhờ người quen gửi hộ. Mặc dù đang ở độ tuổi xuân sắc có biết bao người hỏi tới dì, muốn mang đến cho dì một mái ấm hạnh phúc, nhưng dì nhất quyết không chấp nhận, không bao giờ lung lạc. Dì luôn chờ đợi một ngày dượng sẽ chờ về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn không mở lòng, dì vẫn ôm vào lòng hình bóng dượng.


    Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ họ phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, cả đời họ là sự chờ đợi, ngóng chông để rồi thất vọng và cô đơn cứ bấu víu lấy mình. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ chính là những người anh hùng thầm lặng, không cần cầm súng, cầm gươm, giáo chiến đấu với kẻ thù. Họ âm thầm, lặng lẽ là hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia.


    Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  6. Đọc tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương, tôi mãi ấn tượng về nhân vật dì Bảy, người dì đại diện cho số phận biết bao người phụ nữ nơi hậu phương mòn mỏi chờ chồng, dành cả cuộc đời để hi sinh thầm lặng cho gia đình, cho quê hương, Tổ quốc.


    Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những ngày chờ mong dài đằng đẵng. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dượng Bảy đã mãi mãi ra đi nơi chiến trường, dì Bảy đã trở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dì vẫn không đợi được một hạnh phúc trọn vẹn.


    Bóng dáng dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì thật đáng thương. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.


    Tôi tin rằng lớp người trẻ chúng tôi tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Mong rằng chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại, sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  7. Tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà được viết theo ngôi kể thứ nhất, chất tự sự xen lẫn trữ tình, miêu tả giúp ta hình dung được sự hi sinh thầm lặng của những người phụ nữ.


    Mở đầu tản văn tác giả giới thiệu hoàn cảnh chia tay nhân vật Dượng Bảy, được tác giả giới thiệu rõ ràng: “Sau khi Hiệp định Geneve được kí kết, cuối năm 1954 ở quê tôi gần một nửa gia đình có người thân đi tập kết ra miền Bắc. Không khí làng quê chùng xuống vì tình cảnh kẻ Bắc người Nam”. Đó là một hoàn cảnh đặc biệt khi mà dượng Bảy và dì mới cưới, còn là vợ chồng son: “Mới một tháng trước đó, nhà tôi rộn rã với đám cưới của dì Bảy. Dượng Bảy người Tam Kid, mồ côi cả cha mẹ, đi bộ đội, đóng quân ở làng tôi, thầm yêu dì, rồi đơn vị đứng ra làm lễ cưới. Chỉ một tháng sau là đơn vị chuyển đi, đôi người đôi ngả.” Từ đây, suốt ngần ấy năm cuộc đời dì Bảy ở vậy chờ chồng trước hiên nhà. Dượng Bảy và dì Bảy gắn bó với nhau chỉ ít ngày và hạnh phúc cũng chỉ ngắn ngủi như vậy. Nhưng suốt cả một cuộc đời dì Bảy vẫn ngồi đợi chồng trước hiên nhà.


    Mạch cảm xúc nhẹ nhàng, dẫn dắt người đọc đi theo kí họa về cuộc đời dì Bảy. “Năm dượng đi, dì tròn 20 tuổi. Suốt 20 năm sau đó, có những người ngỏ ý, dạm hỏi, dì vẫn không lung lạc, với niềm tin sẽ có ngày dượng trở về. Gần cuối cuộc chiến tranh, tin nhắn của dượng về nhà thường xuyên hơn. Hình như lời cầu nguyện của dì linh ứng để dượng tránh hòn tên mũi đạn nơi chiến trường.”. Dì vẫn luôn cầu mong dượng còn sống, những tin tức truyền về thường xuyên trở thành niềm hi vọng lớn lao với dì Bảy. Khi những người em của dì lần lượt trở về nhưng dượng vẫn không có tin tức dì vẫn ngồi trước hiên nhà chờ đợi. “Dì Bảy tôi lại ngồi trước hiên nhà mỏi mắt nhìn ra đường cái. Nhưng hai cậu tôi lần lượt trở về mà dượng Bảy vẫn không tin tức”. Dì Bảy trở thành quả phụ, tác giả không miêu tả rõ sự đau khổ của dì Bảy, không đi sâu vào tâm lí nhân vật như trong truyện ngắn mà liên tưởng tới những câu chuyện cổ với hình ảnh người kị sĩ trong chiến trận – một sự liên tưởng độc đáo, hình tượng hóa dượng Bảy. Thế nhưng người thầm lặng nhất vẫn là dì Bảy: người phụ nữ ấy suốt hai mươi năm qua lặng lẽ đợi chồng, để giờ đây nén lại đau thương lập bàn thờ cho chồng.


    Hạnh phúc trong một tháng nhưng với dì Bảy có lẽ là duyên nợ cả đời – dì ở vậy. Có người đàn ông ưng dì, mặc dù dì đã ngoài bốn mươi. Dì ở vậy với mẹ già tới khi bà mất. Dì vẫn ngồi trước hiên vào mỗi buổi chiều để chờ đợi. Một sự khắc khoải đến đau lòng. Đọc đến đây, ta không khỏi liên tưởng tới hình ảnh kẻ chinh phụ đợi người chinh phu trong thơ cổ. Hay nàng Tô Thị ôm con chờ chồng hóa đá vọng phu…


    Đến cuối tản văn ta mới biết được tên gọi của người phụ nữ tên thật là Lê Thị Thỏa – một trong bao người phụ nữ bình dị đã đi qua chiến tranh, năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Việc giới thiệu tên gọi địa chỉ của dì Bảy khiến ta càng thêm trân trọng sự hi sinh vĩ đại của người phụ nữ Việt. Trải qua chiến tranh có biết bao thế hệ thanh niên lên đường nhập ngũ bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người vĩnh viễn nằm lại chiến trường, để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng bạn bè, người thân. Người mất là sự hi sinh vĩnh viễn nhưng đau xót hơn là người ở lại cùng nỗi trống vắng, cô đơn dài dằng dặc của thiếu phụ thờ chồng.


    Tản văn mượn hình ảnh người phụ nữ ngồi đợi trước hiên để nói về sự hi sinh thầm lặng của người phụ nữ trong chiến tranh. Tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà mang kết cấu hết sức tự do, với ngôn ngữ bình dân tự nhiên, chân thật gần gũi đã tác động đến cảm xúc của độc giả, tạo nên giá tri nhân văn sâu sắc.

    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ
  8. Văn bản kể về câu chuyện của vợ chồng dì Bảy, một câu chuyện buồn về một người vợ mòn mỏi đợi chồng đi kháng chiến rồi nhận hung tin chồng đã chết. Câu chuyện đã phản ánh sự tàn khốc của chiến tranh đã chia lìa biết bao gia đình, cướp đi những người con, người chồng, người cha của bao người phụ nữ.


    Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra Bắc tập kết. Ra miền Bắc rồi vào lại miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình.Mỗi ngày, sau khi đi làm đồng về, dì lại ngồi trên bộ phản gỗ ngoài hiên nhìn ra con ngõ, nơi ngày xưa dượng Bảy cùng đồng đội đến nhà xin trú quân. Những ngày sau đó, gia đình “tôi” háo hức trong niềm vui chờ đợi. Hai cậu của “tôi” lần lượt trở về, mà dượng Bảy vẫn không có tin tức. Mãi sau này mới nhận được giấy báo tử, Dượng Bảy đã ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. Đến khi hòa bình lặp lại, dì Bảy đã qua tuổi bốn mươi.


    Dì Bảy năm nay trong 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết. Mặc dù tình cảnh đáng thương, cô đơn như vậy nhưng dì Bảy vẫn luôn thủy chung, son sắt với dượng quyết không đi bước nữa mà chỉ ở vậy. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì, nhưng lòng dì không còn rung động. Qua đó thấy được trái tim và đức hi sinh cao thượng của dì Bảy dì đã hi sinh hạnh phúc cá nhân của mình, đóng góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp giải phóng đất nước.


    Tác phẩm phơi bày hiện thực tàn khốc của chiến tranh đẩy những gia đình vào cảnh chia ly, tan tác. Ca ngợi những người phụ nữa tần tảo, thủy chung, son sắt, họ chính là những người hi sinh âm thầm lặng lẽ, góp công lớn cho công cuộc giải phóng đất nước.


    Hình minh hoạ
    Hình minh hoạ




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy