Top 5 Bài văn suy nghĩ về câu hỏi tuổi trẻ phải sống như thế nào?
Việc định hình phong cách sống và thái độ sống ngay từ khi còn trẻ là một việc quan trọng và cần thiết đối với mọi cá nhân. Tuổi trẻ cần phải sống như nào? Đây ... xem thêm...là câu hỏi khó với những người đang từng bước trưởng thành trong cuộc sống, mỗi người sẽ có những suy nghĩ và cách sống khác nhau? Còn bạn thì sao? Thử suy nghĩ để trả lời câu hỏi này nhé:
-
Bài văn nghị luận về câu hỏi tuổi trẻ phải sống như thế nào? số 1
Trong cuộc sống, việc định hình phong cách sống và thái độ sống ngay từ khi còn trẻ là một việc quan trọng và cần thiết đối với mọi cá nhân. Thật vậy, việc định hình phong cách sống và lối sống, lối làm việc sẽ ảnh hưởng đến thành công và cuộc sống sau này của mỗi người. Trên thực tế, tuổi trẻ có lẽ là lúc mà con người tràn ngập lòng dũng cảm, tự tin vào bản thân mình, luôn sẵn sàng dấn thân cũng như cháy hết mình vào đam mê phía trước. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ ngày nay có xu hướng làm việc và cống hiến để tạo nên những giá trị riêng biệt, khẳng định chính bản thân mình là ai trong mắt những người xung quanh.
Theo em, sự khác biệt và có phần hơi nổi loạn trong những năm tháng tuổi trẻ không phải là một cái gì đó quá xấu xa. Sự định hình phong cách không theo một quy chuẩn của những người bình thường hay thái độ sống khác biệt so với quy chuẩn có lẽ chưa chắc đó là một điều xấu xa. Bởi vì các em đang trong quá trình hình thành nhân cách và dũng cảm muốn thử sức mình trong nhiều phong cách sống, các em đang trong quá trình tìm ra bản thân mình là ai. Miễn là chỉ cần chúng ta không làm hại đến những người xung quanh, đến chính bản thân mình hay vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức thì điều đó sẽ không phải là điều gì đó quá nghiêm trọng. Sự khác biệt góp phần tạo nên chất tôi cá nhân mạnh mẽ. Mỗi cá nhân sẽ góp phần vào sự đa dạng muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Và rồi, trong những năm tháng tuổi trẻ đó, chúng ta sẽ không phải ân hận vì những năm tháng đã dám dũng cảm thử để tìm bản thân mình là ai, mình muốn gì để mà tìm ra giá trị riêng biệt mà bản thân đem đến cho cuộc sống này.
Thật ra, dù là khác biệt hay không khác biệt thì sự cảm nhận hạnh phúc trong cuộc sống xung quanh vẫn là điều quan trọng nhất. Bên trong mỗi người vẫn luôn có sức mạnh nội tại và những giá trị phẩm chất riêng biệt, những giá trị tâm hồn riêng biệt mà chỉ chúng ta mới có mà thôi. Nên việc sống thật hạnh phúc, luôn cháy hết mình vì đam mê và lí tưởng hoài bão thì đó cũng là sống đẹp trong những năm tháng tuổi trẻ mà không cần quá khác biệt, không cần quá nổi trội rồi. Điều quan trọng nhất có lẽ vẫn là chúng ta biết mình là ai, mình muốn làm việc gì và mình muốn trở thành người như thế nào mà thôi. Trong những năm tháng tuổi trẻ, hãy sống hết mình vì đam mê, hoài bão. Có thể chúng ta không thành công nhưng thứ tỏa sáng nhất có lẽ là quãng thời gian mà chúng ta theo đuổi những đam mê đó.
Tóm lại, việc sống khác biệt trong những năm tháng tuổi trẻ là điều cần thiết. Tuy nhiên quan trọng nhất trong những năm tháng tuổi trẻ có lẽ vẫn là biết mình là ai, biết đam mê của mình là gì và cháy hết mình vì đam mê ấy.
-
Bài văn nghị luận về câu hỏi tuổi trẻ phải sống như thế nào? số 2
Tuổi trẻ là tuổi đầy hăng say và nhiệt huyết, là lứa tuổi căng tràn những ước mơ và hoài bão cao đẹp. Nhà văn Tô Hoài cũng từng nói rằng: "Hỡi ơi! Còn chi buồn bằng, tuổi thì trẻ, gân thì cứng, máu thì cuộn cuồn với trái tim và tấm lòng tha thiết mà lại sống theo khuôn khổ bằng phẳng". Tuy nhiên hiện nay cũng có một số bạn trẻ chọn cho mình một lối sống vượt xa khỏi khuôn khổ. Chúng ta cùng đặt chân để tìm hiểu về vấn đề nan giải này.
Khi chúng ta được sinh ra, thì đã có sẵn những qui luật và khuôn khổ riêng của cuộc sống. Dần dần khôn lớn thì ta lại lần theo dấu vết của khuôn khổ ấy để tiếp tục sống. Vậy! Sống theo khuôn khổ là gì? Nhằm hiểu theo một cách ngắn gọn là sống theo những lề lối khuôn phép đã có sẵn để có được một cuộc sống êm đềm, nhưng lại rất buồn tẻ và sẽ không có được những trải nghiệm hay, thú vị của cuộc đời. Cũng như Tô Hoài đã nói ở trên "gân thì cứng, máu thì cuồn cuộn với trái tim mà lại sống theo lối sống bằng phẳng" hẳn ông cũng muốn nói lên chính tâm tư và nguyện vọng của chính mình. Tuổi trẻ – tuổi căng mọng những ước mơ, đầy ắp tương lai và khát vọng, đó chính là khoảng thời gian mà chúng ta cần phải sống sôi nổi, mạnh mẽ gan dạ trải nghiệm từng mảng màu chông gai trong cuộc sống. Vậy mà lại sống vùi mình trong khuôn khổ chật hẹp không thể hiện được những khát khao cháy bỏng của mình. Thật đáng tiếc có phải không, bởi lẽ khi tuổi trẻ đã trôi qua thì chúng ta sẽ không bao giờ tìm lại được những cảm xúc, sự hăng say sống lúc ấy.Cuộc sống là một trang lịch sử rất dài, chúng ta phải luôn tìm tòi, sáng tạo ra cái mới để hoàn thiện bản thân mình. Đồng thời xã hội cũng không chấp nhận được những lối sống khác khuôn khổ một cách lố lăng như thế…
Nói tóm lại chúng ta cần phải lựa chọn con đường thật đúng đắn, phải suy nghĩ thật chỉnh chu khi làm bất cứ một việc nào đó, nếu không thật sự chín chắn thì từ suy nghĩ ấy sẽ làm hư hại đi nhân cách của bản thân mình một cách trầm trọng.
-
Bài văn nghị luận về câu hỏi tuổi trẻ phải sống như thế nào? số 3
Có rất nhiều điều khiến chúng ta dần thay đổi cách nhìn cuộc sống. Nhưng tựu chung lại, đó là những trải nghiệm. Trải nghiệm về thất bại có lẽ tác động tới tôi sâu sắc và mạnh mẽ hơn cả.
20 tuổi, va vấp, gục ngã và nhiều khi muốn buông xuôi, tôi mới thực sự nhận ra rằng tôi chưa từng có một sự định hướng rõ ràng cho bản thân. Tôi để tuổi trẻ trôi đi vô nghĩa. Và sau những thất bại triền miên, khiến tôi nhận ra, mình cần thay đổi. Tôi cần sống một tuổi trẻ khác- tuổi trẻ theo đúng nghĩa. Thế nhưng:
Tuổi trẻ cần sống như thế nào?
Đó có lẽ là câu hỏi khiến tôi và không ít những bạn trẻ như tôi luôn trăn trở đi tìm câu trả lời. Khi không thể tìm được câu trả lời đúng đắn, ta dễ lạc hướng. Và thất bại chỉ như một lẽ tất yếu nếu ta đi sai đường.
Đã xa rồi cái thời tuổi trẻ gắn với lí tưởng cách mạng của Đảng Cộng Sản, cái thời mà “ mặt trời chân lí chói qua tim”, tuổi trẻ hôm nay mang những dự định, ước mơ, lẽ sống và hướng đi muôn vàn khác biệt. Từ sự quan sát, học hỏi và trải nghiệm, tôi nhận ra vài dòng quan điểm lớn về lẽ sống của tuổi trẻ. Tôi cũng có vài người bạn, là những đại diện manh mẽ cho những quan điểm ấy.
Quan điểm thứ nhất: “tuổi trẻ cần chăm chỉ lao động, học tập và trau dồi tri thức, kĩ năng để có một tương lai vững chắc. Cần học khi người khác ngủ…cần có những định hướng rõ ràng”. Cô bạn của tôi đại diện cho quan điểm này là một học sinh ưu tú với bảng điểm là niềm mơ ước của vô vàn sinh viên. Cô bạn ấy không quá thông minh vượt trội nhưng chăm chỉ, cần cù và chịu khó học hỏi. Thời gian của cô bạn hầu như dành cho việc học, lên thư viện và đọc sách. Có thể nói, kiến thức học thuật của cô bạn rất tốt. Vậy nhưng, điểm yếu của cô bạn là ít tham gia các hoạt động xã hôi, ít quảng giao và ít có thời gian vui chơi hưởng thụ cuộc sống. Cô bạn yếu trong việc kết bạn và giao tiếp.
Quan điểm thứ hai: “ tuổi trẻ cần đi đó đây, cần tận hưởng tuôi trẻ, cần sống cho đam mê, cần làm những việc mình yêu thích, sống cho bản thân. Tuổi trẻ cần trải nghiệm, thách thức, cần thử nghiệm mọi điều ta có thể để không phải hối tiếc…”. Và đại diện cho quan điểm này là một cô bạn vô cùng năng động. Cô ấy là đội phó của một câu lạc bộ tình nguyện. Là người đam mê xê dịch, cô bạn đã đi khá nhiều nơi hấp dẫn. Mối quan hệ của cô ấy cũng cực kì lớn, những cuộc vui chơi với nhóm bạn và tổ đội cuốn cô ấy vào cuộc sống nhộn nhịp. Cô ấy có kha khá những kinh nghiệm về cuộc sống và cách tạo dựng các mối quan hệ. Những điều cô ấy làm thực sự rất thú vị và khiến cuộc sống của cô ấy không khi nào buồn tẻ. Nhưng cũng chính bởi đam mê xê dịch, cô bạn bùng kha khá những tiết học để đi du lịch, “tạch” kha khá môn học bởi không đủ số lượng buổi tham gia. Ngoài ra, việc quan hệ rộng và duy trì các mối quan hệ chiếm của cô gái kha khá thời gian học tập. Tất nhiên, cô ấy vẫn hoàn thành việc học, nhưng với một cách không tốt như cách cô ấy muốn.
Đứng giữa hai dòng quan điểm trên, tôi như vị quan tòa ba phải, lúc bênh vực bênh nọ, lúc bảo về bên kia bởi bản thân tôi cũng chưa tìm được định nghĩa đúng đắn cho mình. Nhưng hai hướng lí lẽ ấy khiến tôi cần suy nghĩ rất nhiều. Dưới góc nhìn của bản thân, tôi đều nhận thấy đước sự tích cực và cả tiêu cực trong hai hướng suy nghĩ ấy. Đó đều là những lẽ sống tốt, tuy nhiên có thiếu sót. Trước hết, về quan điểm thứ nhất, tôi đồng ý rằng tuổi trẻ cần đi đó đây, cần có trải nghiệm, cần thử thách bản thân… Mỗi chúng ta, chỉ có một tuổi trẻ. Đó là lúc ta có mọi thứ, có sức khỏe, có đam mê để thực hiện những mơ ước của mình. Đi nhiều, va vấp nhiều, trải nghiệm nhiều sẽ giúp ta mở mang hiểu biết, có những kĩ năng và kinh nghiệm cho cuộc sống. Tuy nhiên, điều gì quá cũng không tốt. Việc tham gia hoạt động xã hội quá nhiều, có thể ảnh hưởng tới việc tích lũy kiến thức học thuật. Chúng ta không thể thành công nếu chỉ dựa vào kinh nghiệm hay quan hệ. Còn ở góc nhìn của quan điểm thứ hai, tôi cũng đồng ý rằng, việc học tập chăm chỉ và tích lũy tri thức rất quan trọng. Đó là nền móng để ta xây dựng tương lai. Tuy nhiên, nếu chỉ học như một cái máy, thì chúng ta đang tự biến mình thành con rô bốt, thiếu linh động và sáng tạo. Việc trải nghiệm và thử thách là cần thiết để ta biết áp dụng những kiến thức đúng nơi đúng lúc.Hai quan điểm trên, tưởng như đối lập, nhưng lại đan xen và bổ trợ cho nhau. Tôi nghĩ rằng, để thành công, ta cần cân bằng được cả hai quan điểm đó. Tôi đã từng ghen tị với cô bạn học giỏi thật giỏi. Nhìn những tấm bằng khen, những giải thưởng bạn đạt được, tôi cảm thấy mình kém cỏi. Tôi cũng từng rất ghen tị với cô gái năng động hoạt bát của tôi. Tôi đặt cho mình hàng nghìn câu hỏi: tại sao tôi không thể làm được như cô ấy? Nhưng rồi tôi nhận ra, định nghĩa về thành công và mục tiêu của mỗi người là khác nhau. Một người có thể mạnh điểm này, những sẽ yếu điểm khác. Sẽ rất khó để làm tốt nhiều việc một lúc. Ta chỉ cần có định hướng rõ ràng cho mình, can đảm tiến theo ước mơ và không quên cần bằng những yếu tố khác. Vậy là đủ. Nhận ra điều đó, là lúc tôi ngộ ra rằng, tôi không nhất thiết phải giỏi tất cả, tôi chỉ cần biết cân bằng để hướng đi của mình không lệch lạc. Tôi cảm thấy nhẹ nhàng hơn khi không cố để giỏi như một ai đó vì tôi hiểu mỗi người có một thế mạnh riêng. Tôi không áp đặt lên bản thân bằng việc so sánh mình với người khác. Tôi biết rẳng TÔI TRẺ và tôi cần nỗ lực cố gắng hết mình trong mọi việc để đạt được những điều mình mong muốn. Cách nhìn tích cực khiến cuộc sống của tôi nhẹ nhàng hơn, và mọi thứ dần thay đổi.
Tôi đã nhìn thấy sự tích cực và chút tiêu cực ở hai quan điểm trên, và quan điểm thứ ba mà tôi đề cập tới lại mang đến những cái nhìn theo tôi là không tốt những lại chiếm đa số. Nhìn vào thái độ và hành động của hầu hết sinh viên hiện nay, ta thấy một thái độ sống khá thờ ơ, hưởng thụ và vô trách nhiệm. Trong suy nghĩ của các bạn rằng: “ tuổi trẻ ta có quyền hưởng thụ, có quyền vô tâm. Vì ta còn trẻ. Ta có quyền sai, “tạch” vài môn cũng đâu có gì ghê gớm…” Và cùng với những suy nghĩ ấy, ta thấy gì? Ta thấy sự thờ ơ trong thái độ sống, thờ ơ với những cái xấu và cả những điều tốt. Ta thấy sự vô trách nhiệm với gia đình, xã hội và chính bản thân của họ. Ta thấy ngày ngày họ lướt đi lướt lại những trang giải trí tiêu khiển, vô bổ. Ta thấy sự hưởng thụ, ăn chơi mà không hề áy náy của họ. Tôi xin phép không bình luận thêm về cách sống này vì theo tôi nó hoàn toàn không phải một lẽ sống đẹp.
Trước đây, tôi vẫn tiêu cực mà nghĩ rằng, tại sao họ chơi bời, tại sao họ không lo lắng gì, họ vẫn họ tương lai? Họ dựa vào gia đình, quan hệ hay chăng?… Tôi trách cuộc sống bất công. Nhưng giờ tôi nhận ra rằng: Cuộc sống bất công theo một cách rất công bằng. Mọi thứ đều có giá của nó. Và TUỔI TRẺ thì không nên đánh đổi bằng bất cứ giá nào. Tôi ngừng phán xét, than vãn, thay vào đó, tôi gắng sống hết mình để có một tuổi trẻ không hối tiếc. -
Bài văn nghị luận về câu hỏi tuổi trẻ phải sống như thế nào? số 4
Tuổi trẻ không phải để chơi, tuổi trẻ là để học tập. Tuổi trưởng thành thì để làm việc. Tuổi trung niên là để dậy dỗ con cái. Tuổi già là để nghỉ ngơi.
Nếu ngày trẻ bạn không học, thì lớn không đi làm được. Không dậy dỗ con trẻ thì lúc già không được nghỉ ngơi vui chơi đâu.
Bạn buồn nên mô tả cuộc đời của bạn nó buồn. Chứ thực tế cuộc đời của mọi người cũng vậy à. Hoàn cảnh của bạn không phải sung sướng, nhưng cũng không đến nỗi quá bi đát. Bạn tự làm dramma nó lên để nó trở thành bi đát mà thôi.
Bạn có đủ cha me, có anh chị. Như vậy là vui rồi. Bản thân bạn sức khỏe có chút vấn đề nên khiến bản thân khó lạc quan.
Cuộc đời tăm tối mà lại chơi bời thì tương lai nó sẽ về đâu? Mỗi thứ luôn có hai mặt của nó. Bạn hãy học cách nhìn vào mặt tích cực, lạc quan của một vấn đề nhiều hơn nhé. Nếu bạc lạc quan thì dù cuộc sống có như thế nào bạn vẫn sẽ tìm cách đi lên. Nếu bạn bi quan thì dù nhà giầu, tiền thừa bạn vẫn có thể đi tự tử đấy. Mình không kiểm soát được những điều sảy ra bên ngoài, nhưng hãy kiểm soát bản thân mình, góc nhìn và tư duy của mình.
Vậy tuổi trẻ cần sống như thế nào? Hãy cứ sống lạc quan và tiến lên.
-
Bài văn nghị luận về câu hỏi tuổi trẻ phải sống như thế nào? số 5
“Nếu biết trăm năm là hữu hạn, cớ gì ta không sống thật sâu”. Thời gian là vô hạn, nhưng cuộc đời con người là hữu hạn, bởi thế ta cần sống trọn vẹn từng khoảnh khắc có mặt trên cuộc đời, và “làm thế nào để có thể tận hưởng một cuộc sống thật sự” lại là một câu hỏi lớn mà chúng ta cần cả một hành trình mới có thể lí giải được.
Tận hưởng cuộc sống là khi ta thỏa mãn với những thứ mình có, hài lòng với những hành động mình làm. Để có được điều ấy trước hết, ta cần phải trau dồi, làm giàu vốn hiểu biết của bản thân, luôn nỗ lực hết mình với ước mơ khát vọng-điều tiên quyết cho một cuộc sống đầy ý nghĩa. Mọi hành động phải xuất phát từ trái tim, từ niềm đam mê cháy bỏng, chỉ khi đó con người mới bộc phát hết thảy khả năng tiềm ẩn trong bản thân mình.Hơn thế nữa, ta phải luôn biết suy nghĩ thấu đáo, biết yêu thương, sẻ chia với mọi người xung quanh, biết thứ tha cho những lỗi lầm có thể sửa chữa, biết cho đi mà không trông chờ phần thưởng bởi:” Sống là cho, chết cũng là cho”. Có lẽ nhận thức được điều ấy mà cô gái Thạch Trang- nữ du học sinh Đức nổi tiếng với kênh Youtube “My20s” với hơn 500.000 lượt đăng kí với những thước phim truyền cảm hứng về hành trình du học và cuộc sống tự lập nơi đất khách quê người. Chỉ khi muốn “cháy” hết mình với sức trẻ, với ước mơ, mới hun đúc cho chị ý chí để tạo nên một cuộc sống ý nghĩa như thế. Ấy vậy mà một số bộ phận- những mầm non, lại không biết cách sống và tận hưởng một cuộc sống thật sự, luôn chỉ biết nghĩ cho bản thân, sống không có ước mơ khát vọng, đó không phải là đang sống mà chỉ đang tồn tại mà thôi.
Những năm tháng tuổi trẻ, tôi trân trọng từ những điều nhỏ bé nhất, trân trọng từng giây phút mình có trong cuộc đời, cống hiến tuổi thanh xuân cho quê hương đất nước để có thể tận hưởng một cuộc sống thật sự bởi “Nếu tuổi trẻ không phát ra ánh sáng rực rỡ, mọi thứ sẽ mất đi sức hút”.