Top 10 Tình huống khó xử cô giáo mầm non thường gặp phải và cách xử lý hay nhất
Trong môi trường sư phạm mầm non, chắc hẳn có không ít lần các cô giáo đã gặp phải những tình huống trớ trêu, bế tắc. Các tình huống thường xuyên xảy ra muôn ... xem thêm...màu, muôn vẻ khiến cho nhiều cô giáo lúng túng, không tìm ra được hướng giải quyết thích hợp. Vậy thì hôm nay, các bạn hãy cùng Toplist tìm hiểu về những tình huống khó xử mà cô giáo mầm non thường gặp phải và cách xử lý hay nhất nhé!
-
Tình huống: Trong giờ hoạt động vui chơi, cả lớp đang chơi rất vui vẻ, bỗng dưng có 2 bé trai tranh giành nhau một chiếc ô tô đồ chơi không ai chịu nhường ai, nếu bạn là cô giáo thì trong tình huống này sẽ xử lý như thế nào?
Cách xử lý: Cô có thể xử lý tình huống này theo 3 cách giải quyết sau:- Cách 1: Cô tới bên 2 bé hỏi nguyên do vì sao các con lại cãi nhau, tranh giành nhau. Sau đó, cô hãy thật nhẹ nhàng khuyên bảo 2 bé rằng: ''Chúng mình chơi với nhau thì phải biết nhường nhịn nhau chia sẻ với nhau, thế mới là bạn tốt các con ạ!'', rồi cô có thể ngồi cạnh 2 bé và chơi cùng với 2 bé.
- Cách 2: Cô lại gần 2 bé và dỗ dành các con đang chơi trò gì vậy? Sau đó gợi ý rằng, cô có thể chơi chung với các con không và hướng dẫn các bé một trò chơi đơn giản chẳng hạn như đố về màu sắc của xe và các bộ phận của xe nhưng 2 bé sẽ phải oẳn tù tì trước để phân định ai thắng sẽ được cầm ô tô chỉ và hỏi bạn và nếu bạn đoán đúng sẽ đổi chỗ cho nhau và cô sẽ giữ vai trò là trọng tài. Khi các con đã có thể vui vẻ trở lại thì 2 bé sẽ tự chơi.
- Cách 3: Cô nên nhẹ nhàng hỏi xem các con đang chơi trò gì mà lại tranh giành nhau một thứ đồ chơi như vậy. Sau đó, cô hãy xoa đầu trẻ và nói với các con không nên tranh giành nhau như thế, nên nhường nhịn, đoàn kết 2 bạn cùng chơi, như vậy thì trò chơi cũng sẽ được vui hơn và như thế thì các con mới được cô giáo, ông bà, bố mẹ yêu quý, các bạn cũng sẽ cùng chơi với 2 con.
-
Tình huống: Bạn là giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. Phụ huynh muốn cho con đi học thêm với mục đích chuẩn bị cho bé vào lớp một, nên một số cha mẹ học sinh đã gặp riêng và đề nghị bạn dạy thêm cho con họ để các cháu biết đọc, biết viết và làm tính được thành thạo hơn. Cha mẹ có thể chuẩn bị sách vở riêng cho các con. Bạn sẽ giải quyết tình huống này như thế nào?
Cách xử lý: Trong trường hợp này, cô giáo hãy nói với phụ huynh rằng cô sẽ làm tròn trách nhiệm về chương trình giáo dục mầm non. Đồng thời cũng nên giải thích cho phụ huynh biết rằng trong lứa tuổi mầm non trẻ không nên học quá nhiều, hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên cũng như hãy để chúng chơi, vận động đúng với lứa tuổi của mình. Đồng thời đưa ra các lý do như:- Dạy trẻ đọc, viết sớm chưa phù hợp với tâm, sinh lý của trẻ vì trẻ mầm non hoạt động chủ đạo là hoạt động vui chơi.
- Nếu trẻ được học trước, thì trong quá trình học lớp 1 trẻ sẽ chủ quan, nhàm chán, không tập trung.
- Giáo viên mầm non không có chuyên môn dạy chương trình của tiểu học nên kết quả đạt được sẽ không cao.
- Chương trình giáo dục mầm non 5 tuổi đã đáp ứng được về kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị tâm thế cho trẻ sẵn sàng đi học lớp 1.
-
Tình huống: Giả sử khi có một trẻ bị ốm, mệt thế nhưng phụ huynh cứ mang con đến lớp gửi, nếu là giáo viên lớp đó thì bạn sẽ xử trí trường hợp này như thế nào?
Cách xử lý: Ở tình huống này, cô giáo phải dựa vào tình hình thực tế sức khoẻ của trẻ để giải quyết:- Cô phải giải thích để phụ huynh đưa con bị ốm mệt về nhà chăm sóc (Trường mầm non chỉ nhận chăm sóc khi các cháu thật sự khoẻ mạnh)
- Trường hợp đặc biệt chỉ mệt nhẹ (không có sốt) mà gia đình trẻ lại không có người trông và muốn được gửi con thì giáo viên vẫn có thể nhận trẻ, thế nhưng phải theo dõi trẻ thường xuyên trong ngày.
- Trường hợp khi đã nhận trẻ và sau một khoảng thời gian học thì diễn biến của trẻ nặng lên thì cần đưa ngay sang phòng y tế của nhà trường và thông báo ngay cho gia đình trẻ.
-
Tình huống: Trong trường hợp có một phụ huynh nào đó trực tiếp đến gặp bạn nói những điều không tốt về một đồng nghiệp đang dạy lớp con của họ. Phụ huynh này cho rằng cô giáo kia thiếu nhiệt tình, đặc biệt là cô giáo có định kiến và ít quan tâm với con em họ nên con họ không muốn đi học. Phụ huynh đó có mong muốn xin con sang học lớp của bạn và yêu cầu bạn giữ kín câu chuyện mà họ đã nói với bạn. Trong tình huống này, nếu bạn là cô giáo đang trao đổi với phụ huynh thì sẽ xử lý như thế nào?
Cách xử lý:
Thật sự đây là tình huống khá tế nhị và có tính nghiêm trọng. Tế nhị là làm sao để bảo vệ uy tín cho đồng nghiệp cũng như không bị đồng nghiệp hiểu lầm; nghiêm trọng ở chỗ nếu thực sự là có định kiến của giáo viên đối với học sinh thì dứt khoát phải có biện pháp can thiệp sao cho hợp lý để không làm ảnh hưởng đến trẻ. Trước phụ huynh, giáo viên nên tìm cách bảo vệ đồng nghiệp, nhưng đồng thời cũng lưu ý họ rằng không nên thổi phồng, nói quá sự việc, mặt khác cũng cần đánh giá được mức độ, tính chất sự việc qua lời trình bày của phụ huynh, để từ đó khéo léo từ chối nguyện vọng xin chuyển lớp của phụ huynh vì ngoài thẩm quyền giải quyết của giáo viên.
Cách tốt nhất để xử lý tình huống này là cô giáo hãy phân tích cho phụ huynh hiểu về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa phụ huynh với giáo viên, không thể đổ hết trách nhiệm lên giáo viên rằng không quan tâm hay dạy không tốt con của họ; phân tích để phụ huynh biết rằng việc bố trí học sinh theo lớp, phân công giáo viên đứng lớp không thuộc thẩm quyền của mỗi giáo viên. Từ đó đề nghị phụ huynh trực tiếp làm việc với BGH trường để đề đạt nguyện vọng. -
Tình huống: Thường thì trẻ nói ''không'' ở rất nhiều tình huống chẳng hạn như: ''Con không muốn rửa tay'', "Con không muốn ăn thứ này'', ''Con không thích'', ''Con không muốn đóng kịch'', ''Con không muốn nặn con vật này đâu'',... Vậy nếu bạn là một giáo viên mầm non thì sẽ xử trí như thế nào nếu như trẻ nói không ở tất cả mọi chuyện hay cũng có nghĩa là không vâng lời cô?
Cách xử lý: Cô giáo có thể giải quyết theo 2 hướng sau:- Cách 1: Thay vì quát tháo, trừng mắt hay dùng đến đòn roi dọa nạt trẻ thì cô hãy đưa ra một chọn lựa có giới hạn: “Con muốn đóng vai thỏ hay rùa?”, “Con muốn uống nước cam hay sữa?”, “Con muốn chơi với bạn hay muốn chơi một mình?”… Giải pháp 2 chọn lựa đủ tốt cho giai đoạn này. Cách này có thể tránh được tiếng “không” bướng bỉnh của trẻ.
- Cách 2: Thỉnh thoảng, cô giáo cũng nên dùng giải pháp đếm từ 1 đến 10 đối với những trẻ hay do dự: “Cô sẽ đếm đến 10 và sau đó cô chọn nhé, hay cô sẽ chọn cho con”. Trẻ sẽ sẵn sàng để quyết định khi bạn bắt đầu đếm. Việc đếm nên là giải pháp cuối cùng, sau khi đã đưa ra giải pháp chọn lựa vì cách này dễ bị mất hiệu lực khi bạn dùng quá nhiều lần.
- Mặt khác, trẻ nói không cũng có thể là do trẻ mệt. Nếu thật là như vậy thì giáo viên có thể cho trẻ vào góc riêng nghỉ ngơi.
-
Tình huống: Đã đến giờ trả trẻ, thế nhưng có một trẻ đã bị thất lạc. Trong trường hợp này, nếu bạn là cô giáo lớp đó thì sẽ xử trí ra sao?
Cách xử lý: Trong trường hợp này, giáo viên không được mất bình tĩnh và thực hiện theo 2 bước sau:- Bước 1: Giáo viên báo ngay cho BGH cùng kết hợp với các lực lượng an ninh, các phương tiện truyền thông cùng phối hợp để tìm trẻ một cách nhanh nhất.
- Bước 2: Thông báo cho phụ huynh để cùng kết hợp tìm kiếm
-
Tình huống: Trong giờ hoạt động góc, các bạn đã vào cuộc chơi, thế nhưng có một trẻ không tham gia chơi vào góc nào cả, nếu là giáo viên của lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?
Cách xử lý: Trong trường hợp này, cô giáo hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ lại như vậy để có hướng giải quyết thích hợp:- Nếu vì lý do sức khoẻ của trẻ không tốt thì giáo viên cần có biện pháp chăm sóc cho phù hợp.
- Nếu do chủ đề chơi không phù hợp với nhu cầu, ý tưởng chơi của trẻ thì giáo viên hãy trò chuyện với trẻ để nắm bắt được ý tưởng chơi của trẻ, thông qua đó biết cách chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ tham gia chơi.
- Do trẻ thiếu kỹ năng chơi nên cô hãy cùng trò chuyện và chơi cùng trẻ, kịp thời khen ngợi, động viên trẻ để tạo hứng thú chơi cho trẻ.
-
Tình huống: Trong lớp có 2 giáo viên, một giáo viên nghỉ ốm đột xuất, nếu là giáo viên làm cùng lớp đó bạn sẽ xử trí tình huống này như thế nào?
Cách xử lý: Như chúng ta cũng đã biết, dây chuyền làm việc của các giáo viên trong một lớp học là hết sức quan trọng, nó quyết định đến chất lượng chăm sóc giáo dục trong một ngày. Chính vì thế, khi có một giáo viên nghỉ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến dây chuyền làm việc, trong trường hợp này giáo viên cần:- Báo cáo ngay với ban giám hiệu để xin người vào thay thế.
- Trong trường hợp không có người vào thay thế thì giáo viên còn lại phải đảm bảo an toàn cho trẻ lên hàng đầu, không có đủ giáo viên vậy nên việc quản lý trẻ mọi hoạt động trong ngày giáo viên có thể linh hoạt không nhất thiết phải tổ chức tất cả các hoạt động mà chỉ tổ chức các hoạt động có thể quản lý an toàn cho trẻ.
-
Tình huống: Ở lớp có một trẻ rất hay đánh bạn, nếu là giáo viên của lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?
Cách xử lý: Tình huống này thường rất hay xảy ra ở các lớp mầm non. Cứ một lớp thì cũng có ít nhất 2 trường hợp như thế này. Để giải quyết thật hiệu quả, giáo viên nên tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp cụ thể:- Giải thích cho trẻ hiểu không nên đánh bạn vì đánh bạn như vậy là một hành vi xấu không nên làm, các bạn trong lớp phải chơi đoàn kết với nhau.
- Nếu có việc gì cần cô sẽ giải quyết, thế nên trình bày với cô để cô giúp đỡ.
-
Tình huống: Trong lớp có một trẻ cứ đến giờ ăn thì lại không chịu ăn các loại thịt mà chỉ ăn cơm với canh, nếu là giáo viên lớp đó bạn sẽ xử trí như thế nào?
Cách xử lý:- Tìm hiểu nguyên nhân thông qua phụ huynh học sinh, qua theo dõi các bữa ăn của trẻ tại lớp.
- Trò chuyện cùng trẻ hoặc một nhóm trẻ về các món ăn có thịt, lợi ích của món ăn với cơ thể.
- Tổ chức cũng như động viên trẻ tham gia vào các hoạt động Bé tập làm nội trợ chế biến các món ăn từ thịt: làm nem, phở cuốn…
- Đến bữa ăn, cô giáo giới thiệu món ăn, động viên trẻ ăn ít một.
- Phối hợp cùng với phụ huynh chế biến món ăn khác từ thịt tập cho trẻ ăn từ ít đến nhiều.