Dành quá ít thời gian cho con
Áp lực cuộc sống, cơm áo gạo tiền là lý do khiến đa phần các bậc cha mẹ ngày nay khó dành thời gian quan tâm, chia sẻ đời sống với con cái mình. Có những người thậm chí không biết con mình đang học lớp mấy, thường làm gì, đi đâu. Thế nhưng mỗi khi có chuyện bất trắc ngoài ý muốn, họ thường khắt khe, tệ hơn là quy chụp mọi tội lỗi lên con trẻ, điều này là một trong những nguyên nhân khiến các bé dễ bị tổn thương tâm lý, rơi vào trạng thái trầm cảm. Cuộc sống hiện đại tất bật, trong gia đình, cha mẹ thường đi làm từ sáng đến tối trong khi con cái thì đi học đủ các buổi. Vì thế, mỗi bậc cha mẹ luôn phải tranh thủ bất cứ khoảng thời gian rảnh rỗi nào để dành cho việc quan tâm, chăm sóc hỏi han con, đặc biệt mỗi khi thấy trẻ có sự thay đổi về tâm lý, thể trạng. Bằng cách này, cha mẹ sẽ luôn là người có mặt kịp thời để can thiệp, giúp trẻ vượt qua những khó khăn trong khi trưởng thành.
Theo Thạc sĩ Nguyễn Thành Đoàn, đây là mối quan hệ cha mẹ và con cái dựa trên sự cách biệt. Khi trẻ sống cách biệt với bố mẹ, như sống với ông bà, người giúp việc nhiều hơn với cha mẹ, tất sẽ hình thành nên khoảng cách tâm lý giữa cha mẹ và con cái. Trẻ sẽ có xu hướng thu mình, ngại tiếp xúc với người khác, con cái trở nên xa lạ với bố mẹ hoặc nghe lời người giúp việc, ông bà hơn bố mẹ. Khi đó cha mẹ muốn áp đặt sự “chỉ huy” của mình sẽ vô hiệu. Các nghiên cứu quốc tế đã cho thấy rằng sự phát triển về tâm thần, thể chất và xã hội của trẻ em có liên hệ chặt chẽ với thời gian mà cha mẹ và những người chăm sóc trực tiếp khác dành cho chúng. Điều này có nghĩa là trẻ em là những người chịu nhiều mất mát nhất khi cha mẹ không dành đủ thời gian cho các em”- bà Maniza Zaman nói.