Đoàn Thị Điểm
Đoàn Thị Điểm( 1705-1748), hiệu: Hồng Hà Nữ Sĩ, là nữ sĩ Việt Nam thời Lê trung hưng. Bà là tác giả tập truyện Truyền kỳ tân phả, và là dịch giả bản Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn. Bà là người được đánh giá là bậc nhất về sắc đẹp lẫn tài văn trong những nữ sĩ danh tiếng nhất, bên cạnh là Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan và Sương Nguyệt Anh. Đoàn Thị Điểm là người làng Giai Phạm huyện Văn Giang, trấn Kinh Bắc .
Sự kính yêu của người đời sau với Đoàn Thị Điểm không chỉ vì tài thi văn điêu luyện, đặc sắc, còn vì bà có những phẩm chất cao quý, đức hạnh tốt đẹp xứng đáng là mẫu phụ nữ tiêu biểu của xã hội Việt Nam ở mọi thời đại.
Bà làm thơ rất hay, tiếng tăm đã nổi từ 15 tuổi, được những bậc hay chữ cùng thời như Ngô Thì Sĩ, Đặng Trần Côn tán thưởng.
Khi bà dạy học ở kinh thành và Chương Dương xã đều được rất đông học sinh tới học, trong đó có người sau này đỗ tiến sĩ là ông Đào Duy Ích.
Đoàn Thị Điểm viết sách nhiều nhưng thất lạc cũng nhiều, hậu thế chỉ còn biết đến một vài tác phẩm Hồng Hà nữ sĩ gồm:
Tục truyền kỳ: Còn gọi là Truyền kỳ tân phả, sách viết bằng chữ nho. Trong có 7 truyện:
Vân các thần nữ
(bà chúa Liễu Hạnh)
Hải khẩu linh từ (nữ thần Chế Thắng)
An ấp liệt nữ (tiểu thiếp Đinh Nho Hàn)
Nghĩa khuyển thập miêu (chó nuôi mèo)
Hoành sơn tiến cục (cờ trên núi Hoành)
Mai huyền (cây mai huyền bí)
Yến anh đối thoại (Yến anh nói chuyện)
Hai truyện cuối trong danh sách trên đã bị thất lạc. Sách này là nối tiếp sách Truyền kỳ mạn lục của ông Nguyễn Dữ
Chinh Phụ Ngâm: Là bản việt hoá của tác phẩm Chinh Phụ Ngâm bằng hán văn của ông Đặng Trần Côn sáng tác.