Duy trì vóc dáng cân đối
Bệnh béo phì và tiểu đường nếu biến chứng rất có thể sẽ gây ra ung thư vú. Vì vậy, hãy sinh hoạt điều độ để phòng ngừa ung thư vú, hạn chế các đồ uống có ga hoặc các đồ ngọt.
Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu của nhiều loại ung thư. Các nghiên cứu khoa học cho thấy, những người thừa cân và béo phì thường có nhiều khả năng mắc bệnh ung thư cao hơn những người bình thường vì béo phì gắn liền với những thay đổi trong chức năng sinh lý của các mô mỡ, dẫn đến đề kháng insulin và viêm mãn tính. Vì vậy, nó liên quan đến tăng nguy cơ tái phát của ung thư và tử vong. Theo AICR, thừa cân và béo phì làm tăng nguy cơ ung thư vú, thực quản, gan, thận, đại tràng hay tuyến tiền liệt,...
Nếu bạn bị béo phì hoặc có thừa mỡ ở phần eo, hãy thực hiện các bước cần thiết để giảm cân từ từ nhưng đều đặn, không nên giảm cân quá gắt gao vì như vậy cơ thể sẽ thiếu chất dinh dưỡng dẫn tới không có sức đề kháng chống lại các nhân tố gây bệnh đặc biệt là ung thư. Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ trong việc phát triển một kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu.
Chất béo trong cơ thể có hai chức năng chính: Dự trữ năng lượng và liên tục lan truyền thông tin và chỉ dẫn đến phần còn lại của cơ thể. Những thông tin này có thể ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng tế bào, phản ứng hóa học trong tế bào và chu kỳ sinh sản của cơ thể. Khi có quá nhiều chất béo trong cơ thể, những tín hiệu được truyền đi xung quanh cơ thể có thể gây ra các rối loạn, là nguồn gốc gây ung thư.
Nếu bạn bị béo phì, bạn hãy bắt đầu từ việc ăn uống khoa học và tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày để kiểm soát cân nặng và giảm cân từ từ. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về những biện pháp hiệu quả để đạt được mục tiêu.