Cuốn Codex Leicester (43,2 triệu USD)
Codex Leicester là cuốn sách tay nổi tiếng chứa vô số bài viết khoa học, phác thảo, biểu đồ và ghi chép của Leonardo da Vinci. Bản thảo hiếm này hé lộ hiểu biết và ý tưởng của Leonardo về thế giới tự nhiên, từ chuyển động của hành tinh tới đặc tính của nước và độ sáng của Mặt Trăng. Trong vài thập kỷ, nội dung trong cuốn sách có tác động to lớn tới các nghệ sĩ và nhà khoa học, theo Ancient Origins.
Được viết vào thế kỷ 16, khi Leonardo sống ở Florence và thực hiện các dự án khoa học - nghệ thuật, Codex Leicester là ví dụ cho tài năng của thiên tài thời Phục Hưng. Bản thảo này viết theo lối "gương soi" đặc trưng của Leonardo, có nghĩa chữ cái viết ngược từ phải sang trái. Đây nhiều khả năng là kỹ thuật ông sử dụng để giữ bí mật các ý tưởng và ghi chú. Codex Leicester là bộ sưu tập đồ sộ về ghi chép và phác thảo khoa học của Leonardo về nhiều chủ đề thế giới tự nhiên. Bản thảo chia theo một số phần khác nhau, mỗi phần tập trung vào một chủ đề khoa học.
Theo The New York Times, trong ngày 17/5 (giờ địa phương), bộ Kinh thánh tiếng Do Thái Codex Sassoon đã được bán với giá 38,1 triệu USD (khoảng 894 tỷ VND) trong một phiên đấu giá do công ty Sotheby's tổ chức. Mức giá khởi điểm cho bộ Kinh thánh là 26 triệu USD và phiên đấu giá kết thúc chỉ sau 6 phút. \
Với mức giá này, Codex Sassoon đã vượt qua Codex Leicester - cuốn số tay khoa học của Leonardo da Vinci để trở thành cuốn sách đắt nhất thế giới. Trước đó, Codex Leicester được tỷ phú Bill Gates mua với giá 30,1 triệu USD vào năm 1994. Tuy vậy, bộ Kinh Thánh này vẫn chưa phải là văn bản đắt nhất mọi thời đại, danh hiệu này thuộc về bản sao đầu tiên của Hiến pháp Mỹ - được bán với giá 43,2 triệu USD vào năm 2021.